Pages

Thứ Ba, 22 tháng 10, 2013

Hà Nội lập mưu nhờ Đại tướng giải phóng mặt bằng

Ngay sau khi ra văn bản và bắt chính quyền các cấp hỏa tốc dỡ cờ tang Đại tướng, chính quyền TP Hà Nội lại hăm hở lao ngay vào chiến dịch tìm đường để đặt tên Đại tướng. Dù khéo léo ngụy trang, vờ vĩnh đến mấy, các chú Hà Nội cũng khó tránh khỏi việc đánh rơi mặt nạ, lộ tẩy chân tướng. Đường to, đường lớn gắn với lịch sử, tên tuổi Đại tướng thì không đặt tên cho Người. Hà Nội quyết tâm chọn con đường đâm ra khu vực không phải trục phát triển chính của Thủ đô và xương xẩu nhất về giải phóng mặt bằng (hiện vẫn chưa xong) để đặt tên cho Đại tướng.

Một cảnh cưỡng chế nhân dân tại dự án đường nối cầu Nhật Tân – Nội Bài



Đường nối cầu Nhật Tân với Nội Bài, qua hai huyện Đông Anh và Sóc Sơn, bắt đầu công tác giải phóng mặt bằng từ tháng 5/2009 ngay sau khi UBND TP Hà Nội phê duyệt chỉ giới đường đỏ tuyến này. Công tác GPMB gần như giậm chân tại chỗ vì có quá nhiều tiêu cực. Ngày 1/8/2011, ông Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đành cùng quan chức Hà Nội chọn một bãi đất trống để khởi công dự án giao thông này.

Trong quá trình giải phóng mặt bằng, nhiều tiêu cực phát sinh khiến kinh phí thiếu hụt trầm trọng. Vừa qua, UBND TP Hà Nội buộc phải làm văn bản đề nghị Chính phủ bố trí gấp gần 300 tỉ để trám vào lỗ thủng. Trước bài toán bội chi quá lớn, Chính phủ chưa thể đáp ứng yêu cầu này của Hà Nội. Thế nhưng khi nói với báo chí và công chúng, thành phố Hà Nội vẫn ca điệp khúc: nhân dân rất đồng thuận, đã tự nguyện giao mặt bằng. Vậy, sự thật là thế nào?

Đơn cử, đoạn đi qua địa phận huyện Sóc Sơn dài chưa đến 8km nhưng cho tới giờ mới chỉ có 65 trên tổng số 421 hộ dân (xã Mai Đình) di chuyển và bàn giao đất. Đặc biệt, gói thầu số 3 vướng 47 hộ dân, gói thầu số 4 vướng 247 hộ dân và gói thầu số 5 vướng 59 hộ dân chưa giải phóng được mặt bằng nên việc thi công không thể triển khai.

Hỏi lý do tại sao chưa giao mặt bằng cho nhà nước, người dân thôn Thái Phù (xã Mai Đình, Sóc Sơn – nơi tuyến đường trên chạy qua) cho biết: họ rất lo lắng bởi 1) giá đền bù chính quyền đưa ra quá thấp (chỉ hơn 1 triệu đồng/m2, giá thị trường là 25 triệu/m2); 2) nơi tái định cư chưa có mà phải đi tạm cư. Dự án khu tái định cư Mai Đình – Tiên Dược còn đang thi công bê bết; 3) một số khoản đền bù bị “khất” do khó khăn về kinh phí.

Lân la bắt chuyện với mấy cán bộ thôn, chúng tôi được biết Ban giải phóng mặt bằng hiện cũng rất khó xử. Hôm 18/7/2013 vừa qua, UBND TP Hà Nội ban hành Quyết định 27/2013/QĐ-UBND quy định rõ chính quyền phải điều tra, xác định giá đất chuyển nhượng thực tế làm cơ sở đền bù cho dân. Nay dân cứ vin vào đó để không “hợp tác” thì họ cũng có cái đúng. Thế nhưng, việc xác định giá đất thì thành phố đổ cho huyện, huyện đổ cho Sở Tài chính nên bây giờ nó (tình hình) ra như thế.

Trước tình hình đó, quan đầu tỉnh Nguyễn Thế Thảo không ngừng hối thúc bộ máy chính quyền phải “quyết tâm, quyết liệt, đẩy mạnh …” với dân. Một mặt, ông liên tục báo cáo Trung ương là đã hoàn thành công tác GPMB, dân đã tự nguyện giao đất. Mặt khác, ông lại nã liên tục mấy công văn xin Trung ương rót thêm kinh phí vài trăm tỉ.

Sau khi Đại tướng mất, Hà Nội hăm hở nhồi nhét vào mồm mấy sử gia cái tuyến đường này để các sử gia đứng trước sân khấu tuôn ra đúng như kịch bản Hà Nội trù liệu. Than ôi, nếu còn ma Đại tướng thì chắc chắn Người sẽ vả vào mặt cái đứa nào dám lấy tên Đại tướng để hại dân, để chính trị hóa việc đền bù giải phóng mặt bằng con đường này. Theo các chính trị gia tính toán, con đường một khi mang tên Đại tướng, đứa nào không dám cấp thêm kinh phí? Đứa nào dám chống các quan trong công tác giải phóng mặt bằng? Nhân dân xem tấn tuồng xong than thở, rồi đây không chừng sẽ có nhiều dự án đô thị mang tên Đại tướng để giải phóng mặt bằng cho dễ. Dỡ cờ tang Đại tướng nó còn dám làm thì có chuyện gì mà nó không dám chơi – một bác cán bộ hưu trí thở dài ngao ngán.

Cầu Nhật Tân

Không có nhận xét nào: