Pages

Thứ Tư, 8 tháng 12, 2010

Lạm phát và tiền mất giá ‘đe dọa VN’


Hội nghị Nhóm tư vấn tại Hà Nội cho rằng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sẽ bị đe dọa nếu chính phủ không thể kiểm soát lạm phát tăng cao.

Tuần trước, tiền đồng giảm giá mức thấp kỷ lục so với giá chợ đen.

Trong khi đó lạm phát tăng 11,09% trong tháng Mười là mức cao hơn nhiều so với mục tiêu chính phủ muốn (tối đa là 8% cho lạm phát năm 2010).

Tại một cuộc họp hàng năm của các nhà tài trợ cho Việt Nam, Đại sứ Nhật Bản Tanizaki Yasuaki đã nói về "mối quan ngại ngày càng tăng" vì đồng tiền của Việt Nam và thực trạng giá cả leo thang.

Nhật Bản là nhà tài trợ lớn nhất cho Việt Nam.

Tiền đồng mất giá

"Việt Nam cần ưu tiên áp dụng các biện pháp hiệu quả để khôi phục lòng tin công chúng và cải thiện thông tin liên lạc với thị trường để ổn định đồng tiền của mình, " ông Yasuaki nói.

Tiền đồng đã bị giảm giá ba lần kể từ cuối năm ngoái và đã mất giá gần một phần ba giá trị so với đồng đôla Mỹ trong qua ba năm, theo một báo cáo Ngân hàng Thế giới đưa ra tại hội nghị.


Đang có quan ngại rút tiền từ ngân hàng đổ xô mua đôla và vàng để trữ.



Tại Việt Nam, đồng đôla Mỹ, cũng như vàng, được xem là nguồn dự trữ an toàn trong lúc kinh tế bất ổn.

Việc người ta dùng tiền đồng mua đôla Mỹ đã và đang gây áp lực lên đồng tiền Việt Nam.

"Nếu không có sự ổn định kinh tế vĩ mô, Việt Nam sẽ không có khả năng duy trì hoặc tăng tốc để tiếp tục nhanh chóng nỗ lực phát triển kinh tế xã hội về trung hạn và dài hạn," ông Ayumi Konishi, Giám đốc Ngân hàng Phát triển châu Á tại văn phòng Việt Nam nói.

'Trấn áp trước Đại hội'

Bà Victoria Kwakwa, Giám đốc Văn phòng Việt Nam của Ngân hàng Thế giới nói ổn định kinh tế vĩ mô là hết sức quan trọng đối với chiến lược tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, nơi cho đến nay chỉ dựa vào lao động chi phí thấp và khai thác tài nguyên là chính.


Jean-Hubert Lebet, Đại sứ Thụy Sỹ

Giám đốc văn phòng Liên Hiệp Quốc tại Việt Nam, John Hendra, kêu gọi chính phủ tập trung vào việc chống lạm phát "vì giá cả leo thang là gánh nặng rất lớn cho các hộ nghèo".

Đại sứ Thụy Sỹ Jean-Hubert Lebet thay mặt cho Canada, Na Uy và New Zealand và nước mình, bày tỏ lo ngại mức độ đói nghèo "đang thực sự tăng" ở một số dân tộc thiểu số ở vùng sâu vùng xa.

Ông Lebet nhấn mạnh về "tầm quan trọng của việc đảm bảo quyền tự do bày tỏ ý kiến và tiếp cận thông tin không nên bị cản trở trong bối cảnh Việt Nam chuyển đổi dần sang nền kinh tế tri thức".

Các nhà quan sát nói rằng có đợt trấn áp mới đang được tiến hành đối với các blogger và các nhà hoạt động vì căng thẳng chính trị tăng cao trước Đại hội Đảng.

Đại sứ Lebet bày tỏ sự hối tiếc về vụ bắt giữ gần đây và cho biết thực trạng khống chế truyền thông và các mảng khác của xã hội "chỉ có thể ngăn cản" công cuộc phát triển kinh tế và xã hội của Việt Nam.

Không có nhận xét nào: