Pages

Thứ Tư, 21 tháng 12, 2011

Người Bắc Triều tiên sống như thế nào?

Locuitorii din Phenian, îmbrăcaţi cu toţii la fel
Người dân Bình Nhưỡng ăn mặc giống nhau…
Dorin Chioţea
 
Dorin Chioţea là một trong số ít nhà báo Romania đã thành công trong việc thâm nhập vào Bắc Triều Tiên một tuần vào năm 2007 cùng với một nhà nhiếp ảnh. Ông cho biết người Bắc Triều Tiên sống tại nơi họ sinh ra, họ muốn di chuyển đi nơi khác phải được sự cho phép của chính quyền. Bắc Triều Tiên không có Internet và các kênh truyền hình nước ngoài. Các phương tiện giao thông công cộng, tiền gửi thư từ, tiền viện phí người Bắc Triều Tiên không phải trả mà có lãnh tụ cho…
Báo „Sự thật” đã phỏng vấn nhà báo này về chuyến đi. Sau đây là các câu hỏi và câu trả lời…
Ông đã đến Bắc Triều Tiên như thế nào ?

Dorin Chioţea: Quả là một trải nghiệm kinh hoàng giành cho những ai từng sống dưới chế độ cộng sản ở Romania. Anh có hình dung là nó tồi tệ hơn gấp nhiều lần. Để đến được Bắc Triều Tiên quả là điều không đơn giản. Anh phải được kiểm tra trong thời gian 2 tháng trời rồi mới nhận được vé máy bay từ Đại sứ của họ tại Bucarest. Không có đường bay thẳng tới Bình Nhưỡng mà phải qua máy bay Trung Quốc. Khi xuống sân bay anh phải gửi lại điện thoại di động và anh sẽ lấy lại khi quay ra.
Là nhà báo, anh có bị theo dõi hoặc có thể muốn đi đâu thì đi ?


Bắc Triều Tiên và Turkmenistan là những quốc gia mà khách du lịch không có quyền muốn đi đâu thì đi. Chúng tôi đã được tới 3 hướng dẫn viên dẫn đường và một lái xe. Chúng tôi được đi thăm theo các cung đường do họ sắp xếp, trong khi đó thì một khách du lịch thường thích đi xem chợ hoặc một bệnh viện. Hiện có 3 hãng du lịch tổ chức du lịch Bắc Triều Tiên và giá là 150 EURO/ngày.
Người dân Bắc Triều Tiên sống như thế nào?
Tôi không có điều kiện để tiếp xúc với họ, hướng dẫn viên không cho phép. Chúng tôi mỗi người buộc một các băng trắng ở tay được cấp tại khách sạn sau khi họ đã thu hộ chiếu. Tại khách sạn mọi người đều mặc đồng phục, tất cả đều treo huy hiệu Kim Nhật Thành trên ngực. Họ luôn giám sát chúng tôi. Người Bắc Triều Tiên không có quyền di chuyển từ thành phố này sang thành phố kia; muốn đi thăm thành phố khác phải được chính quyền cấp giấy thông hành. Trên đường đi có các trạm kiểm soát của quân đội kiểm soát người đi lại. Người Bắc Triều Tiên đi lại bằng phương tiện công cộng không phải trả tiền , không phải trả tiền viện phí, tiền thư từ…những thứ đó là quà tặng của lãnh tụ vĩ đại.
Nord-coreenii îşi plâng în hohote „iubitul conducător“
foto: reuters
Xem tin tức thấy hình ảnh người Bắc Triều Tiên khóc như mưa như gió trước cái chết của Kim Jong Il. Có đúng là họ khóc thật hay họ bị cưỡng bức khóc ?
Bắc Triều Tiên rất gia giáo, tôi không tin là họ bị bắt ép phải khóc, bởi toàn bộ nhu cầu cuộc sống hàng ngày của họ đều do lãnh tụ tối cao ban tặng. Họ không có bất cứ của riêng nào. Họ không có internet và các đường kết nối với thế giới bên ngoài.
Ở khách sạn có thể theo dõi các kênh truyền hình nước ngoài ?
Có BBC World, và 2 kênh quốc tế và 2 kênh địa phương…Kênh địa phương chỉ đưa tin những thông tin nội địa và những bộ phim do Bắc Triều Tiên sản xuất. Còn Radio chỉ đưa những bản nhạc Triều Tiên. Những chương trình giống như dưới thời Ceausescu ở Romania…
Có các cửa hàng bách hóa bán sản phẩm địa phương ?

Tôi không thấy có các cửa hàng bách hóa mà chỉ thấy một số giành cho khách nước ngoài mà ta quen gọi là „shop” như thời Ceauşescu, tại đó có thể mua bia và cola. Mỗi một khu nhà ở có một nhà ăn giành cho cư dân.
Ông có đi thăm Bảo tàng Tình hữu nghị quốc tế?
Tôi có đi, thật tuyệt vời. Bảo tàng này được đào và xây dựng trong ngọn núi Myohyang-san có 2 khu, một giành riêng cho lãnh tụ Kim Nhật Thành và một giành riêng cho Kim Jong Il. Tại bào tàng này có những đường thông hơi để lắp đặt hệ thống điều hòa, Bảo tàng Tình hữu nghị Quốc tế là một kiến trúc tuyệt hảo, tốn kém. Bên trong có lắp đặt hệ thồng tàu hỏa giành riêng cho lãnh tụ khi tới thăm. Có trưng bày một cái đầu gấu, quà tặng của Ceausescu…
Kim Jong-il
Kim Jong-il

Không có nhận xét nào: