Pages

Thứ Sáu, 2 tháng 12, 2011

Việt Nam sẽ sớm có nhà máy phát điện bằng sức gió ở Đồng Bằng Sông Cửu Long

Mike IvesEarth Island Journal

Đặng Khương chuyển ngữ.

Hà Nội – Một công ty Việt Nam đang xây dựng nhà máy phát điện bằng sức gió đầu tiên ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, với sự hỗ trợ kỹ thuật năng lượng khổng lồ của tập đoàn General Electric (GE).
GE đã công bố kế hoạch xây dựng một nhà máy gồm mười tuốc-bin gió vào tháng Bảy, và phát ngôn viên Adeline Teo của GE cho biết thứ sáu tuần trước (ngày 18 tháng 11) rằng dự án đang được tiến hành. Aleline nói với Earth Island Journal rằng cô không có chi tiết cụ thể khi nào các tuốc-bin gió này đi vào hoạt động.


Các công ty Mỹ cho biết các dự án này nằm cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 125 dặm (~200 km) về hướng nam, sẽ sản xuất khoảng 16 MW điện. Công ty còn cho biết rằng các nhà phát triển địa phương cũng có kế hoạch xây dựng thêm các tuốc-bin gió trong tương lai nhằm nâng tổng số điện lên đến 120 MW.
Tổng công suất điện của Việt Nam ở mức khoảng 13.500 MW, với khoảng 1/3 đến từ thủy điện và một phần ba từ các nguồn năng lượng tự nhiên. GE cho biết dự án mới này sẽ giúp Việt Nam “giải quyết” tình trạng thiếu điện trong nhiều năm.
Nhà máy này cũng sẽ giúp Việt Nam chuyển hướng tới các mục tiêu tăng công suất năng lượng gió lên đến 1.000 MW vào năm 2020 và 6.200 MW vào năm 2030. (Công suất năng lượng gió của Mỹ hiện nay hơn 42.000 MW). Vì vậy, đến nay các dự án điện gió rất nhỏ, chỉ với 20 tuốc-bin với khoảng 30 MW điện trong tổng số MW điện của Việt Nam.
Ron Steenbergen, một nhà phát triển năng lượng tái tạo có trụ sở ở Úc chuyên làm việc trong một số quốc gia khu vực châu Á-Thái Bình Dương, nói rằng mặc dù kế hoạch năng lượng điện gió của Việt Nam nghe có vẻ tốt đẹp, nhưng các lãnh đạo Cộng sản “sẽ không làm theo thông qua các chi tiết” này. Chế độ quan liêu thường không “minh bạch” hay “phù hợp”, ông nói thêm, và đứng trên quan điểm kinh doanh, thì giá cả năng lượng tái tạo trong nước hiện nay đối với các dự án như máy phát điện tuốc-bin gió hay các loại khí sinh học vẫn chưa khả thi.
Steenbergen nói rằng Việt Nam cần thực hiện theo các chính sách điển hình của Philippines. Ông nói nước này đã mở ra “bước ngoặc” khi thông qua một dự luật nhằm thiết kế và tạo ra động lực thị trường cho các loại năng lượng tái tạo. Mặc dù Philippines đang đấu tranh để áp dụng luật vào cuộc sống, song ông cho biết ít nhất là họ làm việc để cải cách các vấn đề này.
Cải cách năng lượng có thể mất thêm một khoảng thời gian dài tại Việt Nam. Mặc dù các phương tiện truyền thông kiểm soát bởi nhà nước tung hô các quan điểm về tái tạo năng lượng do Đảng Cộng sản đề xuất, nhưng các lãnh đạo cứng đầu của Đảng đã ‘hạ quyết tâm’ tiếp tục khai thác các loại nhiên liệu hóa thạch. Từ năm 1990 đến 2007, ngành công nghiệp than trong nước đã sản xuất từ ít hơn năm khối tấn đến gần 40 khối tấn than mỗi năm, mặc dù các nhà nghiên cứu quốc tế nói rằng ngành công nghiệp than sẽ gây ra tình trạng suy thoái môi trường. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hiện đang đẩy mạnh kế hoạch xây dựng tám nhà máy điện hạt nhân vào năm 2031, bất chấp lời cảnh báo của các nhà khoa học Việt Nam là nhà máy đầu tiên được đặt gần bờ biển chỉ cách một đường đứt gãy hơn 60 dặm (hiện tượng địa chất liên quan tới các quá trình kiến tạo trong vỏ trái đất) và dự án có nguy cơ đối mặt với sóng thần nếu động đất xảy ra.
Nhưng dường như ông Dũng không bối rối bởi bóng ma thảm họa hạt nhân Fukushima ở Nhật Bản: Vào cuối tháng Mười, Việt Nam và Nhật Bản cho biết trong một tuyên bố chung rằng họ có kế hoạch sẽ làm việc cùng nhau để phát triển điện hạt nhân tại khu vực này. Nhật Bản đã cam kết sẽ cung cấp năng lượng cho các quốc gia đang thèm khát năng lượng ở khu vực Đông Nam Á với “các công nghệ với mức an toàn hạt nhân cao nhất của thế giới.”
Mike Ives là một nhà văn/báo có trụ sở tại Hà Nội. Trang web của ông là www.mikeivesetc.com.
© 2011 Bản tiếng Việt TCPT
_____
Tuốc bin gió là máy dùng để biến đổi động năng của gió thành cơ năng. Máy năng lượng này có thể được dùng trực tiếp như trong trường hợp của cối xay bằng sức gió, hay biến đổi tiếp thành điện năng như trong trường hợp máy phát điện bằng sức gió.
Máy phát điện bằng sức gió bao gồm vài thành phần khác nhau. Nhưng thành phần quan trọng nhất vẫn là motor điện một chiều; loại dùng nam châm bền và cánh đón lấy gió. Còn lại là các bộ phận khác như: đuôi lái gió, trục và cột để dựng máy phát, bộ phận đổi dòng điện để hợp với bình ắc qui và cuối cùng là 1 chiếc máy đổi điện (inverter) để chuyển điện từ ắc quy thành điện xoay chiều thông dụng.
Máy phát điện tuốc bin gió thường sử dụng máy phát là loại xoay chiều có nhiều cặp cực do kết cấu đơn giản và phù hợp đặc điểm tốc độ thấp của tuốc bin gió.
Các máy phát điện sử dụng năng lượng gió thường được xây dựng gần nhau và điện năng sản xuất ra được hòa vào mạng điện chung sau đó biến đổi để có được nguồn điện phù hợp. Việc sử dụng ăc quy để lưu giữ nguồn điện phát ra chỉ sử dụng cho máy phát điện đơn lẻ và cung cấp cho hộ tiêu thụ nhỏ (gia đình). Việc lưu điện vào ắc quy và sau đó chuyển đổi lại thường cho hiệu suất thấp hơn và chi phí cao cho bộ lưu điện tuy nhiên có ưu điểm là ổn định đầu ra.
Ngoài ra còn có một cách lưu trữ năng lượng gió khác. Người ta dùng cánh quạt gió truyền động trực tiếp vào máy nén khí. Năng lượng gió sẽ được tích trữ trong hệ thống rất nhiều bình khí nén. Khí nén trong bình sau đó sẽ được lần lượt bung ra để xoay động cơ vận hành máy phát điện. Quá trình nạp khí và xả khí được luân phiên giữa các bình, bình này đang xả thì các bình khác đang được nạp bởi cánh quạt gió. Điện sẽ được ổn dịnh liên tục.
Hiện nay có 2 kiểu turbine phổ biến,đó là loại trục ngang và loại trục đứng. Trục ngang là loại truyền thống như hình trên, còn trục đứng là loại công nghệ mới, luôn quay ổn định với mọi chiều gió.
Theo Wikipedia

Không có nhận xét nào: