Pages

Thứ Tư, 11 tháng 4, 2012

23 năm sự kiện tắm máu thiên an môn 4/6/1989

Nhiều vòng hoa tang và mô hình tượng Nữ thần Dân chủ của 18 năm trước đã được đặt tại góc công viên Victoria của Hong Kong để tưởng nhớ vụ đàn áp đẫm máu.

Nay đã là lãnh thổ của Trung Quốc nhưng như thường lệ, hàng nghìn người Hong Kong vẫn tham gia lễ thắp nến tưởng niệm sự kiện này.

Còn tại chính Thiên An Môn, một ngày bình thường bắt đầu với lễ chào cờ được một nhóm nhỏ dân chúng đứng xem.



Tại quảng trường luôn được canh phòng nghiêm ngặt này, năm 1989 đã chứng kiến cuộc biểu tình khổng lồ vì dân chủ của sinh viên, trí thức và người lao động Trung Quốc, kéo dài đến hơn một tháng rưỡi.


18 năm trước, cũng ngay ở vị trí những cảnh vệ này, sinh viên đã dựng tượng Nữ thần Dân chủ đối mặt với Mao Trạch Đông.


Đây chính là 1 sự kiện rất nổi bật của Trung Quốc vào năm 1989 . Toàn thế giới đã lên án chính quyền Trung Quốc vì vụ việc này .Diễn biến sự kiện có thể tóm tắt như sau :

Câu chuyện bắt đầu từ cái chết của Hồ Diệu Bang, cựu tổng bí thư Ðảng CS Trung Quốc vào ngày 15 tháng 4, 1989. Hồ Diệu Bang là một người có đầu óc cấp tiến. Lúc còn là tổng bí thư ông đã cố gắng loại bỏ những tư tưởng giáo điều của ÐCSTQ trong xã hội. Ông bị những phần tử bảo thủ trong Ðảng chỉ trích gay gắt và cuối cùng bị loại ra khỏi ban lãnh đạo vào năm 1987 (ông bị buộc phải từ chức). Nhân dân Trung Quốc coi ông là người của quần chúng. Trong bản điếu văn của được đăng trên các báo, các nhà lãnh đạo đã ca ngợi công lao của Hồ Diệu Bang với Ðảng và thành tích cách mạng của ông, và sự sáng suốt nhìn nhận "sai lầm" của mình - ý nói ông đã từ chức khi biết lỗi. Bài điếu văn này gây mối bất bình trong quần chúng, nhất là giới trí thức trẻ.

Ðể chứng tỏ sự ủng hộ của mình, một nhóm sinh viên trường Ðại Học Bắc Kinh đã gửi một vòng hoa đến đài liệt sĩ ở quảng trường Thiên An Môn. Ðêm đó giới lãnh đạo ra lệnh lấy vòng hoa đi. Biết được chuyện này, ngày hôm sau ba ngàn sinh viên tuần hành vào Thiên An Môn với một bản kiến nghị gồm bảy điểm:

1. ÐCSTQ phục hồi danh dự cho Hồ Diệu Bang và nhìn nhận sai lầm đã ép ông từ chức.


2. Chấm dứt cuộc tuyên truyền chống lại "thành phần tiểu tư sản" và "gột rửa tư tưởng tiểu tư sản".

3. Bảo đảm quyền tự do ngôn luận.

4. Tăng ngân sách giáo dục.

5. Cho phép tổ chức các cuộc biểu tình ôn hòa.

6. Chấm dứt nạn tham nhũng vào bao che bằng cách công bố lương của các lãnh đạo và hồ sơ thuế.

7. Chấm dứt sự dính líu của chính quyền vào các doanh vụ bất chính.Sự kiện bắt đầu vào ngày 15.04.1989, sau cái chết của Hồ Diệu Bang, một lãnh đạo theo đường lối cải cách của * CS Trung Quốc đã bị Đặng tiểu Bình buộc rời chức TBT vào năm 1987. Bất bình trước một tang lễ có phần sơ sài dành cho ông dù vẫn tán tụng và ở cấp nhà nước như thường thấy, chỉ hai ngày sau đó, 10.000 sinh viên Bắc Kinh đã tụ tập trước Đại sảnh đường Nhân dân tại quảng trường Thiên An Môn. Họ yêu cầu * phải đánh giá đúng về ông Hồ, hô các khẩu hiệu chống tham nhũng và ủng hộ các cải cách dân chủ.

Bản kiến nghị bị từ chối. Không khí bất mãn dâng tràn trong các trường đại học. Ngày 18/4, ba mươi ngàn sinh viên tụ tập tại quảng trường Thiên An Môn mặc cho lời yêu cầu giải tán của chính quyền.



Ngày 20/4, một đám đông tụ tập trước trụ sở của ÐCSTQ trao vòng hoa tưởng niệm Hồ Diệu Bang cho ban lãnh đạo Ðảng. Ðám đông bị cảnh sát chận lại. Sau nhiều lần cảnh cáo, cảnh sát đã đàn áp với dùi cui và bắt giữ nhiều người.


Ðêm 21/4 số người tụ tập tại Thiên An Môn lên đến hai trăm ngàn. Các lãnh tụ sinh viên biết rằng đã đến lúc họ cần phải có tổ chức. Một Ủy Ban Ðoàn Kết Sinh Viên được thành lập với hai đại diện là Vũ Khải (Wuer Kaixi) và Quang Ðán (Wang Dan). Một dàn loa phát thanh được lắp đặt với lời tuyên bố, rằng cuộc tưởng niệm nay đã biến thành một cuộc tuần hành cho dân chủ. Tất cả các trường đại học được khuyến cáo gửi đại diện đến. Bản kiến nghị bảy điểm được công bố và các phương pháp biểu tình được thông qua. Các phương pháp này gồm có tuyệt thực, bãi khóa, và biểu tình ngồi. Ban tổ chức nhấn mạnh rằng đây là cuộc biểu tình bất bạo động.

Hôm sau báo Nhân Dân đăng một bài chỉ trích cuộc biểu tình, gọi đây là một cuộc nổi loạn của sinh viên nhằm lật đổ chính quyền. Bài viết này thực ra là của Ban Văn Hóa Thông Tin đăng mà không thông qua chủ bút của tờ báo. Chính quyền cố gắng ngăn chặn số sinh viên đổ vào quảng trường. Nhiều người đã giả dạng làm công nhân để vượt qua các hàng rào kiểm soát. Mặc dù được chính quyền yêu cầu, các trường đại học vẫn từ chối đưa danh sách các sinh viên và giáo sư tham gia cuộc biểu tình.

Tin tức lan ra, tại các tỉnh khác cũng nổ ra các cuộc biểu tình, phần lớn là bạo động. Các cơ sở chính quyền bị đốt phá. Mặc dù chính quyền đã vin vào các cuộc bạo động này để tuyên truyền chống lại sinh viên, thế giới vẫn chú tâm vào cuộc biểu tình ôn hòa tại Bắc Kinh. Mặt khác, chính quyền lại lo sợ rằng các cuộc bạo động này nếu bị tuyên truyền thái quá sẽ làm ảnh hưởng đến thương mại và đầu tư nước ngoài. Các tờ báo thiên về phía sinh viên bị đóng cửa, điện thoại tại các trường đại học bị cắt. Có tin đồn rằng chính quyền sẽ mạnh tay đàn áp cuộc biểu tình.

Ngày 27/4, một cuộc tuần hành lớn nhất trong lịch sử nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa diễn ra. Hơn 200,000 sinh viên từ 42 trường đại học đã đi bộ 40 km trên các ngả đường của Bắc Kinh. Tay trong tay, họ đã vượt qua 18 hàng rào cảnh sát. Khi đi ngang hàng rào cảnh sát, các sinh viên đã bắt tay họ với thái độ thân thiện. Hàng triệu người đứng hai bên đường chứng kiến. Họ đem thức ăn và nước uống cho những người biểu tình. Tháng Năm, cuộc biểu tình càng đông hơn. Chính quyền vẫn không công nhận các đòi hỏi chính đáng của sinh viên.

Ngày 13/5 cuộc tuyệt thực bắt đầu. Hai ngàn sinh viên tham gia vào cuột tuyệt thực. Ðài liệt sĩ tại quảng trường Thiên An Môn trở thành trung tâm của cuộc tuyệt thực. Các sinh viên mang băng đầu với chữ "tuyệt thực" và mặc áo có chữ "Không có dân chủ, chúng tôi thà chết." Giáo sư đại học và thân nhân của các sinh viên bắt đầu đổ vào quảng trường. Dân chúng đem mền và thức ăn đến cho các người biểu tình.

Cuộc tuyệt thực được sự ủng hộ trên toàn quốc. Công Ðoàn cũng tham gia. Ðến ngày thứ ba, số người tuyệt thực lên tới ba ngàn. Sáu trăm người đã phải được đưa vào bệnh viện cấp cứu. Ngày thứ tư, hàng triệu người đổ ra trên các đường phố Bắc Kinh để tỏ sự ủng hộ. * Lý Bằng đồng ý đối thoại với những người tuyệt thực, nhưng không đi đến kết quả nào. Ông ta từ chối không đề cập đến các yêu sách. Hôm sau Lý Bằng lại gặp các lãnh tụ sinh viên. Vũ Khải và Quang Ðán chất vấn, nhưng ông ta vẫn lảng tránh các yêu sách.

Lãnh tụ Ðặng Tiểu Bình mất kiên nhẫn. Ông ta chỉ trích việc Lý Bằng gặp gỡ sinh viên, coi đây là hành động "không chính thức." Ðể tỏ lập trường của mình, Lý Bằng đã ra lệnh cho bộ đội tiến vào thành phố để "tái lập trật tự." Lệnh giới nghiêm được ban hành. Dù vậy dân chúng vẫn xuống đường ủng hộ cuộc biểu tình. Các xe quân sự bị dân chúng chận lại. Có tin đồn rằng bộ đội tiến vào thành phố gồm toàn những người từ các miền xa. Họ bị cấm xem báo, nghe đài một tuần trước khi được huy động. Nguồn tin duy nhất họ nhận được là từ Ban Văn Hóa Thông Tin với lời tuyên truyền rằng đây là một cuộc nổi loạn của bọn xấu.

Trước sức ép tăng dần, lãnh tụ sinh viên Quang Ðán từ chức và kêu gọi chấm dứt cuộc biểu tình. Vũ Khải tuyên bố anh ta sẽ tiếp tục tham gia cho đến ngày 20 tháng 6, khi Quốc Hội nhóm họp.

(đây chính là ông bí thư CS TQ- Triệu Tử Dương ra ngăn biểu tình ( sau vụ này ông bị dẹp tiệm ) , người áo đen đứng sau ông chính là * TQ Ôn Gia Bảo sau này)

Ngày 30/5, một bức tượng được các sinh viên đúc ra, cao mười mét và được gọi là "Nữ Thần Dân Chủ." Tượng được dựng lên ở quảng trường, đứng đối diện với tấm hình Mao Trạch Ðông treo trước cổng Thiên An.

Ngày 31/5, bộ đội bắt đầu tiến vào thành phố. Cảnh sát chìm ngồi trong các xe bus du lịch đi vào trung tâm. Ðến ngày 2/6 đã có hai trăm ngàn bộ đội vào thành phố.

Mười ngàn bộ đội định vào quảng trường nhưng bị dân chúng chận lại. Các sinh viên vẫn bám trụ.

Tắm máu Thiên An Môn

Ngày 3 tháng 6 năm 1989, * Lý Bằng xuống lệnh hành quân. Bộ đội dàn ra trên đường phố, đánh đập và bắt giữ bất cứ ai kháng cự. Quảng trường Thiên An Môn bị khóa chặt. Ðêm mùng 3 rạng mùng 4 tháng 6, cảnh sát ném lựu đạn cay và đánh đập mọi người với dùi cui và roi điện. Tiếng súng nổ vang ở ngoại vi thành phố. Lúc 2 giờ sáng xe thiết giáp ủi bằng các chướng ngại vật do sinh viên dựng lên. Bộ đội nã súng vào đoàn biểu tình. Từng đoàn xe tăng tiến vào quảng trường cán nát các thây người





Lệnh của chính quyền:

1. Bắn bỏ ai kháng cự.

2. Quãng trường phải được dọn dẹp sạch sẽ trước khi trời sáng (sáng ngày mùng 4 chỉ còn lại các vết máu).

3. Tất cả những người lãnh đạo cuộc biểu tình đều phải bị bắt.

Cuộc đàn áp kéo dài vài ngày sau đó. Bộ đội nã súng vào bất cứ ai có thái độ khiêu khích hay cản đường. Các trường đại học bị lục soát, các nhân vật bất đồng chính kiến bị bắt đi. Hơn 1,500 người bị bắt, trong đó có ít nhất 6 lãnh tụ sinh viên trong danh sách 21 người bị truy nã. Lệnh giới nghiêm được ban hành. Sáng ngày 8, một sự im lặng ngột ngạt bao trùm thành phố. Trong số 21 sinh viên nằm trong danh sách truy nã của chính quyền, khoảng phân nửa đã lần lượt trốn ra nước ngoài

Chính quyền tuyên bố thắng lợi trước "Cuộc nổi loạn phản cách mạng." Một số đơn vị bộ đội từ chối không tham gia vào cuộc thảm sát đã bị giải giới sau đó. Tất cả các xác chết đều bị dọn sạch trong đêm theo lệnh của chính quyền

Số người chết

Theo báo cáo của tổ chức chữ thập đỏ Quốc tế thì có khoảng 2600 người dân bị giết và hơn 30 000 người bị thương .

Theo báo cáo của chính quyền Trung Quốc thì có khoảng 300 lính và người dân chết , 5000 lính và 2000 dân bị thương , có 400 lính mất liên lạc . Theo báo cáo của bộ ngoại giao Hoa Kỳ thì có hơn 4000 người chết , trên 40 000 người bị thươngHậu Thiên An Môn

Cả thế giới lên án chính quyền Trung Quốc . Hồng Kông , Đài Loan mở cửa biên giới để cho người Trung Quốc vào tị nạn ...

Mười lăm năm sau biến cố Thiên An Môn, người dân Hoa Lục tiếp tục bị cấm không được nhắc đến biến cố ngày 4 tháng sáu. Chính quyền cấm mọi hình thức bàn bạc về vụ Thiên An Môn. Ngay cả nhửng người mẹ mất con trong cuộc thảm sát đó cũng không được công khai khóc thương con họ. Những yêu cầu đề nghị nhà cầm quyền hiện nay cho tiến hành điều tra lại vụ việc đều bị bác bỏ. Giới quan sát cho rằng việc nhắc lại vụ Thiên An Môn đối với * * Trung Quốc chẳng khác gì tháo băng một vết thương chưa lành. Và đối với giới lãnh đạo Trung Quốc hiện nay đó vẫn còn là một ám ảnh, một bóng ma. Và không chỉ là bóng ma mà đó là một trào lưu khiến giới lãnh đạo Bắc Kinh lo sợ.

Những người sinh viên năm nào tham gia vào vụ biểu tình tại Thiên An Môn, may mắn thóat hiểm rồi đến được những nước khác, vẫn tiếp tục cuộc đấu tranh cho một đất nước Trung Quốc dân chủ và tự do.

Chính quyền Trung Quốc dấu diếm những vụ việc như này nên hiện tại thanh niên Trung Quốc rất ít người biết đến các sự kiện như Cách Mạng Văn Hoá , Cải cách ruộng đất hay là Thiên An Môn , đối với họ Cách Mạng Văn Hoá chỉ là 1 sai lầm nhỏ của * còn Thiên An Môn chỉ là cuộc nổi loạn của bọn phản động .


Sau đây là vài hình ảnh về vụ hành quyết sinh viên vụ Thiên An Môn, ai yếu tim thì đừng coi.

Để ý cô bé đứng ngoài cùng :


Hành hình, thằng công an Tàu nó giở cây AK chỉa ngay vào đầu



Nổ súng....


Thiết quân luật được ban bố ở Bắc Kinh ngày 20 tháng Năm năm 1989.


Những người tuần hành ủng hộ dân chủ bao quanh một chiếc xe tải chở đầy binh sĩ.


Vào đêm 3 tháng Sáu năm 1989, PLA dùng vũ lực nhằm chấm dứt cuộc biểu tình của sinh viên.



Một phóng viên nước ngoài được đồng nghiệp an ủi.



Một chiếc thiết giáp của PLA bị người biểu tình tấn công.


Cư dân địa phương thấy các lỗ đạn và một đầu đạn.


Quân đội chiếm giữ Quảng trường Thiên An Môn trong những ngày tiếp theo.




Hình ảnh sáng ngày 5 tháng Sáu, do phóng viên ảnh của AP Jeff Widener chụp. (The tank man)


Người dân Bắc Kinh đạp xe qua xe tăng và xe quân sự bị đốt cháy, dấu tích của biến cố còn lại sau khi quân đội dập tắt cuộc đấu tranh.


Phóng viên BBC Peter Burdin ghi âm cuộc biểu tình, tháng Năm năm 1989


Học sinh trung học đi tuần hành để ủng hộ cuộc biểu tình đòi dân chủ


Một sinh viên tuần hành với biểu ngữ viết bằng tiếng Anh


Các sinh viên biểu tình ủng hộ dân chủ đối mặt với quân đội


Một sinh viên kêu gọi họ về nhà


Lúc đó, không khí trên quảng trường Thiên An Môn tháng Năm 1989 vẫn còn nhẹ nhàng


Sinh viên và công nhân vũ trang bằng gậy gỗ


"Hãy nói với thế giới, mục tiêu của chúng tôi là dân chủ", một trong số những người biểu tình hô to (bức ảnh lớn đc giương cao là ảnh của Hồ Diệu Bang).

Tôi xin lấy tuyên ngôn của sinh viên, trí thức và người lao động tham gia phong trào thay cho lời kết:

Dù những đôi vai của chúng ta vẫn không đủ sức mạnh, dù cái chết đối với chúng ta sẽ rất khắc nghiệt, chúng ta phải chấp nhận hy sinh cuộc sống, chúng ta không có chọn lựa nào khác khi lịch sử đòi hỏi chúng ta phải làm điều đó. Những huyễn tưởng đẹp đẽ về sự chịu đựng đau khổ chỉ có thể bị xóa bỏ bằng sự khổ đau chịu đựng trong hiện thực. Với vong linh của người đã khuất - chúng ta đấu tranh để được sống. Với sự tuyệt vọng để cứu lấy cái đất nước ích kỷ và không có nhuệ khí này - chúng ta dâng hiến bản thân mình. Nếu chúng ta không sẵn sàng để hy sinh thì còn ai sẽ làm điều đó đây?

Không có nhận xét nào: