Pages

Thứ Tư, 18 tháng 4, 2012

Đại biểu Hoàng Yến 'có thể bị bãi nhiệm'

Bà Đặng Thị Hoàng Yến và Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết
Bà Yến được cho là có quan hệ
với các lãnh đạo cao cấp của Việt Nam
Một trong những doanh nhân giàu nhất Việt Nam, bà Đặng Thị Hoàng Yến, bị đề nghị bãi nhiệm tư cách đại biểu Quốc hội (ĐBQH).
Tại cuộc họp ngày 18/4, 100% Ủy viên Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam có mặt đã tán thành kiến nghị Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) xem xét trình QH bãi nhiệm tư cách ĐBQH đối với bà Đặng Thị Hoàng Yến.
Bà đã bị phê phán nặng nề là khai báo lý lịch không trung thực, nhưng cũng có ý kiến rằng dường như đang có cuộc đấu tranh chính trị cấp cao đằng sau vụ việc.
Kiến nghị bãi nhiệm
Hội nghị ngày 18/4 của Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam được xem là chỉ dấu rõ nhất về khả năng bãi nhiệm bà Hoàng Yến ở Quốc hội.
Có mặt tại hội nghị còn có bà Tòng Thị Phóng - Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Quốc hội.

Thông cáo ngắn sau đó cho hay: "Hội nghị đã biểu quyết với 100% ý kiến tán thành kiến nghị Uỷ ban Thường vụ Quốc hội xem xét và trình Quốc hội bãi nhiệm tư cách đại biểu Quốc hội đối với bà Đặng Thị Hoàng Yến."
Những rầm rĩ xung quanh nhân thân bà Đặng Thị Hoàng Yến nổi lên từ năm ngoái sau khi bà cùng người em, Đặng Thành Tâm, trúng cử Quốc hội nhiệm kì 2011-2016.
Sức ép dư luận và truyền thông đã khiến Bộ Công an và Quốc hội phải tiến hành điều tra.
Theo một phần nội dung điều tra đưa cho báo chí trong nước, bà Hoàng Yến "không khai rõ từng là đảng viên và không khai về chồng là ông Jimmy Trần đang bị truy nã".
Trưởng ban Công tác đại biểu của Quốc hội, bà Nguyễn Thị Nương, lên báo phát biểu: "Nhân dân làm sao chấp nhận đại biểu không trung thực như thế, làm sao đại diện được cho cử tri đã bầu cho mình."
Là người dự cuộc họp hôm 18/4 của MTTQ Việt Nam, bà Nương tuyên bố: "Những đại biểu không có tư cách, không trung thực thì không xứng đáng là đại biểu của dân."
Chiến dịch chính trị?
Chuyên gia lâu năm về Việt Nam, Carl Thayer, từ Học viện Quốc phòng Úc, nhận định dường như có một "chiến dịch chính trị" đằng sau vụ này.
Ông nói: "Báo chí Việt Nam bị kiểm soát, và chỉ có người quyền lực lắm mới có thể duyệt cho hàng loạt bài báo chỉ trích bà ấy."
"Thật khó tin rằng bà lại không phải là nạn nhân của những bên ghen tị với tài sản và thành công của bà," ông cho biết.
"Báo chí Việt Nam bị kiểm soát, và chỉ có người quyền lực lắm mới có thể duyệt cho hàng loạt bài báo chỉ trích bà ấy."
Giáo sư Carl Thayer
Vị chuyên gia này Bấm phân tích: "Để trở thành nữ doanh nhân giàu nhất nhì Việt Nam, chắc chắn bà ấy phải có những va chạm."
"Việt Nam cũng còn lâu trước khi trở thành một quốc gia được cai trị bằng pháp luật. Có lẽ bất kỳ doanh nhân nào cũng có thể bị phát hiện là đã phạm tội vì hệ thống kiểm soát yếu kém."
"Mọi cáo buộc cần phải được một cơ quan phù hợp điều tra độc lập," ông nói.
Báo Người cao tuổi và Cựu chiến binh Việt Nam là hai trong số các tờ báo phê phán bà Hoàng Yến nặng nề nhất.
Tháng Chín năm ngoái, hai tờ báo này cùng viết kiến nghị yêu cầu xem xét tư cách ĐBQH đối với bà Đặng Thị Hoàng Yến.
Bấm Lá thư đồng kính gửi UBTVQH, các lãnh đạo Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Sinh Hùng và Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng.
Việc vắng tên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trong lá thư làm tăng thêm đồn đoán trong dư luận rằng ông Trương Tấn Sang là người gần gũi với chị em bà Hoàng Yến, và vì thế hai tờ báo công kích đã cố ý không nhắc tên ông.
Được biết vụ việc về bà Hoàng Yến sẽ chính thức được UBTVQH xem xét tại một phiên họp vào đầu tháng Năm.
Bà Hoàng Yến đã có văn bản gửi báo chí trong nước, cho rằng không phóng viên nào gặp bà để "thông tin nhiều chiều" và rằng sẽ tổ chức một buổi "đối thoại" vào ngày 21/4.
Câu chuyện về bà Hoàng Yến thu hút dư luận những ngày gần đây với những tường thuật chi tiết từ các tờ báo trong nước để đáp ứng nhu cầu độc giả.
Đến nỗi cũng có Bấm "tai nạn nghề nghiệp" như khi trang mạng báo Giáo dục Việt Nam làm bài "Sự nghiệp bà Đặng Thị Hoàng Yến qua ảnh".
Tấm ảnh đầu tiên của bài này lại là ảnh bà Bùi Thị Minh Hằng, người bị chính quyền Việt Nam lên án và đã đưa bà vào "giáo dục" tại trại Thanh Hà.

Không có nhận xét nào: