Aidan Foster-Carter (Đại học Leeds)
Đối với một chính thể vốn luôn tìm cách kiểm soát tất cả mọi thứ trong nước và không bao giờ thừa nhận thất bại, những gì vừa xảy ra ở Bắc Hàn quả là thảm kịch.
Việc phóng tên lửa được coi là trung tâm điểm đợt kỷ niệm 100 năm ngày sinh cố lãnh tụ Kim Nhật Thành (Kim Il-sung). Thế nhưng ngược lại, nó chỉ mang về sự bẽ bàng cho chế độ.
Các nước láng giềng, vốn theo dõi vụ phóng hỏa tiễn một cách đầy lo lắng, cho hay tên lửa Unha-3, cơ bản không khác mấy so với tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Taepodong – đã nổ tung thành 20 mảnh chỉ 90 giây sau khi rời bệ phóng.
Điều này có nghĩa các mảnh hỏa tiễn đã rơi xuống lãnh hải của Nam Hàn về phía Tây bán đảo Triều Tiên. Seoul ngay lập tức điều người ra tìm kiếm.
Các vụ thử tên lửa trước đây của Bắc Hàn không phải lần nào cũng thành công, cho dù Bình Nhưỡng che giấu điều này.
Hai năm 1998 và 2009, Bắc Hàn khoe đã phóng vệ tinh vào quỹ đạo thành công, nhưng không ai kiểm chứng được.
Trong hai lần đó, các hỏa tiễn Taepodong đã vượt qua một quãng đường dài, (khoảng 4.000 km), gây lo ngại cho các nước láng giềng như Nhật Bản.
Thế nhưng cả hai lần, hỏa tiễn đã không tách ra được ở giai đoạn cuối.
Giữa hai lần đó, ngày 5/7/2006, Bình Nhưỡng phóng thử nghiệm tên lửa Taepodong-2, không kèm vệ tinh. Nó nổ tung sau 40 giây.
Nói chung nếu khôn ngoan thì Bình Nhưỡng không nên rung chuông gõ mõ om sòm về vụ phóng hỏa tiễn lần này như vậy.
Bất đồng nội bộ?
Vụ này còn trùng hợp với thời điểm một số cuộc họp quan trọng ở Bình Nhưỡng.
Ngày 11/4, đảng cầm quyền Lao động Triều Tiên (WPK) tổ chức hội nghị.
Tại đây, ông Kim Jong-un được trao chức vụ Bí thư thứ nhất của Đảng, đồng thời một loạt các nhân vật thân tín của ông được bổ nhiệm vào các vị trí cao cấp trong Bộ Chính trị và các cơ quan khác.
Ngay kế đó là cuộc họp của Hội đồng Nhân dân Tối cao (SPA), tổ chức tương tự Quốc hội ở các nước.
687 đại biểu, người nào cũng được bầu với số phiếu 100%, họp mặt mỗi năm một lần đúng một ngày, năm nay trùng ngày phóng tên lửa, tức thứ Sáu 13/4.
Lần này, Bắc Hàn nhanh chóng thừa nhận thất bại bằng một thông cáo công khai.
Thế nhưng hãng thông tấn nhà nước KCNA đáng ra cần khéo léo gỡ bỏ những bài tuyên truyền như bài đăng hôm 29/3 về chương trình tên lửa.
Bài báo mang tựa đề ‘Bắc Triều Tiên phóng tên lửa của tình yêu’ tuyên bố vụ này sẽ khẳng định vị thế của Bắc Hàn như một ‘con hổ kinh tế Á châu’ và ‘thành viên của nhóm các cường quốc về kinh tế thế giới’.
SPA không chính thức bàn thảo về vụ phóng hỏa tiễn. Nhưng bên ngoài Đại lễ đường Mansudae, chắc chắn chủ đề này sẽ được mang ra xì xào.
Ngày 29/2 vừa qua, Bắc Hàn đã thống nhất với Hoa Kỳ một thỏa thuận mang lại hy vọng về giải trừ quân bị, nhưng thông tin về vụ phóng hỏa tiễn đã khiến cơ hội này đổ vỡ chỉ chưa đầy nửa tháng sau đó.
Sự quay ngoắt nhanh chóng này có thể là do đang có bất đồng nội bộ ở chính Bình Nhưỡng, với phe quân đội kiên quyết phải thực hiện cho bằng được việc phóng hỏa tiễn.
Chúng ta hãy nhớ lại chính quyền Bush cũng đã chia rẽ như thế nào về chủ đề Bắc Hàn.
Washington đã thế thì Bình Nhưỡng tại sao lại không?
Dự đoán tương lai
Hiện có hai kịch bản cho những gì sẽ xảy ra.
Nam Hàn và Mỹ thì cảnh báo rằng hình thu được từ vệ tinh cho thấy gần khu thử hạt nhân ở Punggye, đông bắc Bắc Hàn, có dấu hiệu đất mới đào, cho thấy có thể sẽ có thử hạt nhân.
Việc này còn nghiêm trọng hơn là việc phóng hỏa tiễn.
Trong hai lần năm 2006 và 2009, Bình Nhưỡng đều tiến hành thử hạt nhân sau khi thử hỏa tiễn.
Người ta lo rằng ông Kim Jong-un, hiện đang xấu hổ và bực bội, có thể phản ứng bằng thử vũ khí hạt nhân với quyết tâm gấp đôi, chứng tỏ cho thế giới rằng không nên cười nhạo đất nước của ông.
Trung Quốc sẽ gây áp lực để ngăn chặn việc thử hạt nhân, nhưng chưa chắc đã thành công. Người ta đang nói về lòng tự trọng của một quốc gia.
Đây quả là một thời điể̀m đầy nguy hiểm, vì tình hình ở Bắc Hàn có thể sẽ tồi tệ hơn trước khi có thể được cải thiện.
Kịch bản thứ hai: phe kỹ trị và hòa hoãn ở Bình Nhưỡng nhân cơ hội này giành lợi thế trước phe quân sự.
Các nhân vật có tư tưởng cởi mở trong Đảng có thể sẽ tham vấn cho ông Kim Jong-un rằng thất bại trong việc phóng hỏa tiễn cho thấy chính sách sai lầm, cần xem xét lại. Đã tới lúc Bắc Hàn nên bước ra khỏi thế cô lập và giảng hòa với thế giới.
Để trợ giúp điều này có thể xảy ra, thay vì quây lấy Bắc Hàn để lên án và đe dọa trừng phạt, phương Tây cần nhìn xa trông rộng, khéo léo giúp các thành phần muốn cải cách ở ngay trong chính Bắc Hàn.
Điều đó có nghĩa cần tăng thêm đối thoại và tiếp xúc, chứ không phải giảm đi.
Nếu phe quân đội thắng thế và Bắc Hàn thử hạt nhân lần thứ ba, thì quá trình này sẽ trở nên khó khăn hơn. Nhưng càng bị dồn vào chân tường thì Bình Nhưỡng lại càng có hành động liều lĩnh.
Cộng đồng quốc tế cần phá vỡ vòng tròn luẩn quẩn này vì Bắc Hàn khó có thể là người sẽ đi bước đầu tiên.
Đối với một chính thể vốn luôn tìm cách kiểm soát tất cả mọi thứ trong nước và không bao giờ thừa nhận thất bại, những gì vừa xảy ra ở Bắc Hàn quả là thảm kịch.
Việc phóng tên lửa được coi là trung tâm điểm đợt kỷ niệm 100 năm ngày sinh cố lãnh tụ Kim Nhật Thành (Kim Il-sung). Thế nhưng ngược lại, nó chỉ mang về sự bẽ bàng cho chế độ.
Các nước láng giềng, vốn theo dõi vụ phóng hỏa tiễn một cách đầy lo lắng, cho hay tên lửa Unha-3, cơ bản không khác mấy so với tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Taepodong – đã nổ tung thành 20 mảnh chỉ 90 giây sau khi rời bệ phóng.
Điều này có nghĩa các mảnh hỏa tiễn đã rơi xuống lãnh hải của Nam Hàn về phía Tây bán đảo Triều Tiên. Seoul ngay lập tức điều người ra tìm kiếm.
Các vụ thử tên lửa trước đây của Bắc Hàn không phải lần nào cũng thành công, cho dù Bình Nhưỡng che giấu điều này.
Hai năm 1998 và 2009, Bắc Hàn khoe đã phóng vệ tinh vào quỹ đạo thành công, nhưng không ai kiểm chứng được.
Trong hai lần đó, các hỏa tiễn Taepodong đã vượt qua một quãng đường dài, (khoảng 4.000 km), gây lo ngại cho các nước láng giềng như Nhật Bản.
Thế nhưng cả hai lần, hỏa tiễn đã không tách ra được ở giai đoạn cuối.
Giữa hai lần đó, ngày 5/7/2006, Bình Nhưỡng phóng thử nghiệm tên lửa Taepodong-2, không kèm vệ tinh. Nó nổ tung sau 40 giây.
Nói chung nếu khôn ngoan thì Bình Nhưỡng không nên rung chuông gõ mõ om sòm về vụ phóng hỏa tiễn lần này như vậy.
Bất đồng nội bộ?
Vụ này còn trùng hợp với thời điểm một số cuộc họp quan trọng ở Bình Nhưỡng.
Ngày 11/4, đảng cầm quyền Lao động Triều Tiên (WPK) tổ chức hội nghị.
Tại đây, ông Kim Jong-un được trao chức vụ Bí thư thứ nhất của Đảng, đồng thời một loạt các nhân vật thân tín của ông được bổ nhiệm vào các vị trí cao cấp trong Bộ Chính trị và các cơ quan khác.
Ngay kế đó là cuộc họp của Hội đồng Nhân dân Tối cao (SPA), tổ chức tương tự Quốc hội ở các nước.
Bắc Hàn đã ra thông cáo thừa nhận thất bại
Lần này, Bắc Hàn nhanh chóng thừa nhận thất bại bằng một thông cáo công khai.
Thế nhưng hãng thông tấn nhà nước KCNA đáng ra cần khéo léo gỡ bỏ những bài tuyên truyền như bài đăng hôm 29/3 về chương trình tên lửa.
Bài báo mang tựa đề ‘Bắc Triều Tiên phóng tên lửa của tình yêu’ tuyên bố vụ này sẽ khẳng định vị thế của Bắc Hàn như một ‘con hổ kinh tế Á châu’ và ‘thành viên của nhóm các cường quốc về kinh tế thế giới’.
SPA không chính thức bàn thảo về vụ phóng hỏa tiễn. Nhưng bên ngoài Đại lễ đường Mansudae, chắc chắn chủ đề này sẽ được mang ra xì xào.
Ngày 29/2 vừa qua, Bắc Hàn đã thống nhất với Hoa Kỳ một thỏa thuận mang lại hy vọng về giải trừ quân bị, nhưng thông tin về vụ phóng hỏa tiễn đã khiến cơ hội này đổ vỡ chỉ chưa đầy nửa tháng sau đó.
Sự quay ngoắt nhanh chóng này có thể là do đang có bất đồng nội bộ ở chính Bình Nhưỡng, với phe quân đội kiên quyết phải thực hiện cho bằng được việc phóng hỏa tiễn.
Chúng ta hãy nhớ lại chính quyền Bush cũng đã chia rẽ như thế nào về chủ đề Bắc Hàn.
Washington đã thế thì Bình Nhưỡng tại sao lại không?
Dự đoán tương lai
Hiện có hai kịch bản cho những gì sẽ xảy ra.
Nam Hàn và Mỹ thì cảnh báo rằng hình thu được từ vệ tinh cho thấy gần khu thử hạt nhân ở Punggye, đông bắc Bắc Hàn, có dấu hiệu đất mới đào, cho thấy có thể sẽ có thử hạt nhân.
Việc này còn nghiêm trọng hơn là việc phóng hỏa tiễn.
Các nước láng giềng hết sức chú ý về vụ phóng hỏa tiễn của Bắc Hàn
Người ta lo rằng ông Kim Jong-un, hiện đang xấu hổ và bực bội, có thể phản ứng bằng thử vũ khí hạt nhân với quyết tâm gấp đôi, chứng tỏ cho thế giới rằng không nên cười nhạo đất nước của ông.
Trung Quốc sẽ gây áp lực để ngăn chặn việc thử hạt nhân, nhưng chưa chắc đã thành công. Người ta đang nói về lòng tự trọng của một quốc gia.
Đây quả là một thời điể̀m đầy nguy hiểm, vì tình hình ở Bắc Hàn có thể sẽ tồi tệ hơn trước khi có thể được cải thiện.
Kịch bản thứ hai: phe kỹ trị và hòa hoãn ở Bình Nhưỡng nhân cơ hội này giành lợi thế trước phe quân sự.
Các nhân vật có tư tưởng cởi mở trong Đảng có thể sẽ tham vấn cho ông Kim Jong-un rằng thất bại trong việc phóng hỏa tiễn cho thấy chính sách sai lầm, cần xem xét lại. Đã tới lúc Bắc Hàn nên bước ra khỏi thế cô lập và giảng hòa với thế giới.
Để trợ giúp điều này có thể xảy ra, thay vì quây lấy Bắc Hàn để lên án và đe dọa trừng phạt, phương Tây cần nhìn xa trông rộng, khéo léo giúp các thành phần muốn cải cách ở ngay trong chính Bắc Hàn.
Điều đó có nghĩa cần tăng thêm đối thoại và tiếp xúc, chứ không phải giảm đi.
Nếu phe quân đội thắng thế và Bắc Hàn thử hạt nhân lần thứ ba, thì quá trình này sẽ trở nên khó khăn hơn. Nhưng càng bị dồn vào chân tường thì Bình Nhưỡng lại càng có hành động liều lĩnh.
Cộng đồng quốc tế cần phá vỡ vòng tròn luẩn quẩn này vì Bắc Hàn khó có thể là người sẽ đi bước đầu tiên.
Theo: BBC
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét