Pages

Thứ Ba, 17 tháng 4, 2012

Chi tiêu quân sự VN 'giảm trong 2011'

Việt Nam năm ngoái ký hợp đồng mua thêm hai chiến hạm Gepard của Nga
Việt Nam năm ngoái ký hợp đồng mua thêm
 hai chiến hạm Gepard của Nga
Chi tiêu quân sự của Việt Nam giảm đi trong năm 2011, mặc dù đã tăng đến 82% kể từ năm 2003, theo một báo cáo công bố hôm nay.
Viện nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (Sipri) dẫn ra chi tiết này để cho rằng những tranh luận về 'cuộc đua vũ trang' tại châu Á có thể là "quá sớm" vì dữ liệu cho thấy các xu hướng chi tiêu trái ngược.
Theo báo cáo, chi tiêu quân sự ở châu Á tiếp tục cao hơn trong năm 2011, nhưng thực ra chỉ tăng 2.3%, trong khi giai đoạn 2000 đến 2009, tỉ lệ tăng trung bình hàng năm là 6.3%.
Bấm Sipri nói chi tiêu của Trung Quốc tăng 6.7% năm ngoái, tương đương hơn 8 tỉ đôla.
Để so sánh, Sipri cho biết Trung Quốc nâng cao chi tiêu quân sự hơn 170% kể từ 2002, và hơn 500% kể từ 1995.

Ước tính của cơ quan này cho rằng năm ngoái Trung Quốc dành 923 tỉ nhân dân tệ (143 tỉ đôla) cho quốc phòng, đứng thứ hai thế giới sau Hoa Kỳ.
Sipri nhận định công nghệ quân sự của Trung Quốc còn kém Hoa Kỳ từ một đến hai thế hệ.
Báo cáo nói Ấn Độ, đứng thứ tám thế giới năm 2011, và Việt Nam là hai nước có vẻ đẩy mạnh ngân sách quốc phòng vì lo ngại Trung Quốc.
Kể từ năm 2002, Ấn Độ đã gia tăng chi tiêu hơn 66%, còn Việt Nam tăng 82% kể từ 2002.
Tuy vậy, Sipri nhấn mạnh chi tiêu của hai nước đã giảm trong năm 2011, mặc dù không nói rõ trong trường hợp Việt Nam là bao nhiêu.
Gia tăng hạn chế
Quân đội Trung Quốc
Trung Quốc đứng thứ hai thế giới về chi tiêu quốc phòng
Theo Sipri, chi tiêu quân sự của Đài Loan chỉ tăng 13% kể từ năm 2002, một phần vì Tổng thống Mã Anh Cửu theo đuổi chính sách hòa hoãn hơn với Bắc Kinh.
Trong một thập niên qua, Nhật Bản giảm chi tiêu quân sự mặc dù vẫn đứng thứ sáu thế giới.
Philippines, mặc dù có tranh chấp lãnh hải với Trung Quốc, chỉ tăng chi tiêu 7.4% kể từ 2002 và không có nhiều thương vụ mua vũ khí lớn.
Sipri nói các nước châu Á khác đẩy mạnh chi tiêu quốc phòng nhưng không phải vì lo ngại Trung Quốc.
Chi tiêu của Indonesia tăng đến 82% kể từ 2002, có vẻ chỉ nhằm gia tăng kiểm soát quần đảo khổng lồ này và vì quân đội có ảnh hưởng chính trị to lớn.
Tiền cho quân đội ở Thái Lan (tăng 66%) và Campuchia (70%) là do tranh chấp biên giới giữa hai nước, với nhiều vụ chạm súng vào năm 2010 và 2011. Trong trường hợp Thái Lan, bất ổn ở miền Nam cùng những diễn biến sau đảo chính quân sự năm 2006 cũng là lý do.
Một nước châu Á khác là Hàn Quốc vẫn đứng thứ 12 thế giới, không đổi so với 2010, về chi tiêu quân sự, theo sau là Úc.
Sipri cho biết trong năm 2011, Nga (dành gần 72 tỉ đôla mua vũ khí) đã thay thế Anh và Pháp để vọt lên thứ ba trong bảng chi tiêu quân sự thế giới, sau Hoa Kỳ và Trung Quốc.

Không có nhận xét nào: