Pages

Thứ Năm, 5 tháng 4, 2012

Dư luận xã hội tiếp tục quan tâm đến blogger Điếu Cày

Khánh Hòa – Chị Mẹ Nấm – Nguyễn Ngọc Như Quỳnh vừa bô bố Thư gửi những người đồng ký tên vào “Thỉnh nguyện thư gửi Chủ tịch nước Trương Tấn Sang về việc bắt giam trái phép công dân Nguyễn Văn Hải” , trong thư chi viết: “Chúng ta đã cùng nhau lên tiếng nhằm mục đích để công lý được thực thi đối với công dân Nguyễn Văn Hải. Mỗi chữ ký của chúng ta là một tiếng nói tố cáo sai phạm của cơ quan công an. Còn sự im lặng của Ông Chủ tịch nước Trương Tấn Sang có lẽ là do một tình thế khó xử thế nào đó của ông. Hy vọng rằng Ông Chủ tịch có tiếng nói trước việc tòa án chuẩn bị đưa công dân Nguyễn Văn Hải ra xét xử – bởi muộn còn hơn không”.
Thư gởi Ông chủ tịch nước đã được hơn 500 người đồng ký tên, trong đó có 238 người trong nước và 273 Việt kiều.

Trong lá thư đó, những người ký tên đã trân trọng và chân thành nhắc lại những phát biểu của Ông chủ tịch Trương Tấn Sang để trao đổi với ông trên tinh thần của những người yêu nước Việt Nam: “Theo đúng nguyên tắc của một nhà nước pháp quyền, Chủ tịch nước là người giữ vai trò điều hành đất nước cao nhất. Phải có con người mới có quốc gia, và tự do là vốn quý nhất của một con người. Do đó, trường hợp của công dân Nguyễn Văn Hải có thể được xem là một vấn đề rất nghiêm trọng ảnh hưởng đến những chính sách nội an cũng như đối ngoại của văn phòng Chủ tịch nước vì đã tạo ra một vết nhơ tồi tệ của cả hệ thống pháp lý Việt Nam, vi phạm nghiêm trọng tinh thần “thượng tôn pháp luật” mà Việt Nam ta đang cố gắng theo đuổi.
Ông đã từng khẳng định rằng: “Vấn đề chủ quyền quốc gia là thiêng liêng và bất khả xâm phạm. Bất cứ nước nào dù to hay bé cũng đều có nhận thức như vậy. Giữ vững độc lập chủ quyền, trong đó có chủ quyền biển đảo, trước hết phải dựa vào cơ sở quan trọng là luật pháp (luật quốc nội và luật quốc tế)…”
Vậy, nếu “cơ sở quan trọng là luật pháp” không được tôn trọng cho một công dân Việt Nam thì chính quyền Việt Nam do ông ở địa vị cao nhất lãnh đạo, làm sao có thể dùng nền tảng luật pháp để giải quyết chuyện to lớn hơn là giữ vững độc lập chủ quyền?
Quan trọng hơn là nếu không tẩy sạch được những vết nhơ của nền luật pháp quốc gia thì làm sao ông có thể gầy dựng lại niềm tin của nhân dân vào một nền pháp lý công minh để có thể đồng lòng và đồng hành cùng người Chủ tịch nước giải quyết “độc lập chủ quyền”, loại trừ “bầy sâu tham nhũng” như trong các tuyên bố của ông?”
Lá thư gởi Ông chủ tịch nước, trước khi được gởi đi với đầy đủ chữ ký, thì một số người đã ký tên trên mạng lưới internet toàn cầu đã bị công an mời làm việc, đe dọa, và buộc phải rút tên. Cũng có trường hợp vì lý do riêng đã rút tên, nhưng đa số không rút và tiếp tục có nhiều người mới ghi danh đồng ký tên.
Những người đồng ký thư khuyến nghị: “Chúng tôi, những công dân Việt Nam hy vọng rằng ông Chủ tịch nước với tuyên bố khẳng định chủ quyền của đất nước, với hành động cụ thể là cam kết hợp tác khai thác dầu khí với Ấn Độ trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam, sẽ bắt đầu bằng một quyết định nhỏ và dễ nhất trong thẩm quyền của Chủ tịch nước: trả tự do ngay lập tức cho công dân, cựu chiến binh Quân đội Nhân dân Nguyễn Văn Hải”.
Anh Hải Điếu Cày ngồi giữa các bạn trẻ tại quảng trường bên cạnh nhà thờ Đức Bà Sài Gòn – ảnh lấy lại từ blog của Mẹ Nấm
Anh Điếu Cày – Nguyễn Văn Hải, Sinh ngày 23.09.1952, quê Miền Bắc, thường trú tại 57/3-4 Phạm Ngọc Thạch, phường 6, quận 3, Sài Gòn. Anh Hải là một quân nhân. Sau 30.04.1975, giải ngũ, anh làm việc tại Công ty Kim khí Hải Phòng một thời gian, sau đó vào Sài Gòn làm thợ sửa chữa điện tử, chủ cửa hàng Video Camera Hoàng Hải ở quận 3. Chị Dương Thị Tân, sinh năm 1958, trước đây là vợ của anh Hải, nay đã ly dị, nhưng vẫn tiếp tục sống độc thân lo cho anh, nhất là trong thời gian bị giam tù cách bất công vừa qua. Anh có hai người con là Nguyễn Trí Dũng và Nguyễn Thị Thu H­ương. Cả hai người con nay đang sống với chị Tân.
Năm 2006, anh cùng nhóm bạn khởi xướng ra CLB Nhà Báo Tự do. Nhân sự kiện rước đuốc olympic Bắc Kinh qua Sài Gòn, anh đã cùng một số người biểu tình phản đối việc rước đuốc olympic, vì trước đó, trên Google Maps, Trung Quốc đã cắm đuốc trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, xem đó là nhãnh thổ của họ. Việc làm của anh Hải và CLB Nhà Báo tự do đã được loan truyền trên nhiều internet và nhận được sự hưởng ứng của đông đào người yêu nước VN.
Từ ngày đó, an ninh Việt Nam liên tục tìm cách gây khó khăn cho anh, lúc ở nhà, cũng nhưn khi đi đường. Năm 2008, trải qua hai phiên toà sơ thẩm và phúc thẩm, anh bị tuyên án 2 năm 6 tháng tù về tội danh “Trốn thuế”. Khi mãn hạn tù, anh Hải không được thả tiếp tục bị bắt và truy tố về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước VN” theo điều 88 của BLHSVN. Cho đến nay, anh Hải đã bị bắt giam gần 20 tháng, cách trái luật, nhưng gia đình vẫn chưa được thăm viếng. Tin mới nhất trên VRNs cho biết, luật sư đã được tiếp xúc với anh. Theo luật sư này thì sức khỏe của anh ổ định, tuy trong thời gian qua, anh đã có nhièu lần phải nhập viện cấp cứu.
Trong lá thư mới gởi đến những người cùng ký tên kêu gọi thả tự do cho anh Điếu cày – Nguyễn Văn Hải, Mẹ Nấm kêu gọi những người bạn tiếp tục quan tâm và bày tỏ quan tâm của mình ra với anh Hải. Chị viết : “Chúng ta là bạn của anh Hải trước hết là trên tinh thần chống quân Trung Quốc xâm lược, và chúng ta đều là những người đồng chí trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Chúng ta không thể để một con người đã dấn thân vì đất nước phải cô đơn trước tòa án vì sự can đảm dấn thân ấy”.
Thụy Minh, VRNs

Không có nhận xét nào: