Bộ trưởng tài chính Nhật Bản Jun Azumi. Ảnh chụp ngày 25/02/2012
REUTERS/Bernardo Montoya
Bộ trưởng Tài chính Nhật hôm nay 17/04/2012 cho biết, Nhật Bản sẽ đóng góp thêm 60 tỉ đô la cho Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), để giúp định chế này đối phó với cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu. Tổng giám đốc IMF đã lên tiếng hoan nghênh và khuyến khích các quốc gia thành viên khác noi gương Nhật Bản.
Quyết định này nhằm đáp lại lời kêu gọi của Tổng giám đốc IMF Christine Lagarde vào tháng Giêng, về việc bổ sung nguồn tài chính để có thể tăng thêm quỹ cho vay dự phòng, hiện ở mức 500 tỉ đô la ; góp phần đấu tranh chống lại cuộc khủng hoảng nợ châu Âu và các hậu quả của khủng hoảng trên thế giới.
Lời hứa của Nhật Bản sẽ được chính thức đưa ra nhân hội nghị các Bộ trưởng Tài chính và Ngân hàng Trung ương các nước G20 tại Washington ngày 20/4 tới, và tại hội nghị toàn thể bán niên của Quỹ Tiền tệ Quốc tế được tổ chức sau đó. Trước đây vào năm 2009, ngay trong thời điểm khủng hoảng tài chính thế giới, Nhật Bản cũng là nước đầu tiên đã đóng góp thêm 100 tỉ đô la cho định chế tài chính quốc tế này.
Bà Christine Lagarde đã lập tức hoan nghênh « vai trò động lực của Nhật Bản». Tổng giám đốc IMF kêu gọi « các quốc gia thành viên theo gương Nhật», quốc gia không thuộc châu Âu đầu tiên cho biết sẽ đóng góp. Cho đến nay, chỉ có các nước khu vực đồng euro hứa sẽ bổ sung 150 tỉ euro, tương đương 198 tỉ đô la. Còn Hoa Kỳ, cổ đông lớn nhất của IMF đã báo trước là sẽ không đóng góp thêm một đồng nào.
Từ Tokyo, thông tín viên RFI Frédéric Charles phân tích :
« Hãy còn trong thời kỳ phục hồi sức lực sau thảm họa động đất và sóng thần ngày 11/03/2011, Nhật Bản muốn châu Âu tránh khỏi hành động tự sát về kinh tế - theo như kinh tế gia Mỹ Paul Krugman - khi bắt các nước đang bị nợ nần nhiều nhất phải chịu đựng chính sách thắt lưng buộc bụng khắc nghiệt.
Tây Ban Nha hiện đang trong thời kỳ khủng hoảng đen tối giống như Hoa Kỳ vào thập niên 30 trước đây. Theo kinh nghiệm, người Nhật biết là chính sách khắc khổ chỉ làm trầm trọng thêm tình trạng của các nước châu Âu đang mắc nợ nhiều nhất. Tokyo lo ngại điều này sẽ dẫn đến sự sụp đổ của châu Âu.
Tổng giám đốc IMF Christine Lagarde đã hoan nghênh sự hỗ trợ vững chắc của Nhật Bản cho chủ nghĩa đa phương. Nhật sẽ thảo luận với Trung Quốc, nước có dự trữ ngoại hối thuộc loại cao nhất thế giới, ngõ hầu Bắc Kinh sẽ theo chân. Nhật Bản vừa là nước công nghiệp hóa nợ nần nhiều nhất thế giới, vừa lại có lượng tiền tiết kiệm rất lớn.
Các lợi ích của Nhật Bản nói riêng và của châu Á nói chung tại châu Âu rất đáng kể, và Nhật Bản nay đã chứng tỏ tình liên đới với Cựu lục địa ».
Lời hứa của Nhật Bản sẽ được chính thức đưa ra nhân hội nghị các Bộ trưởng Tài chính và Ngân hàng Trung ương các nước G20 tại Washington ngày 20/4 tới, và tại hội nghị toàn thể bán niên của Quỹ Tiền tệ Quốc tế được tổ chức sau đó. Trước đây vào năm 2009, ngay trong thời điểm khủng hoảng tài chính thế giới, Nhật Bản cũng là nước đầu tiên đã đóng góp thêm 100 tỉ đô la cho định chế tài chính quốc tế này.
Bà Christine Lagarde đã lập tức hoan nghênh « vai trò động lực của Nhật Bản». Tổng giám đốc IMF kêu gọi « các quốc gia thành viên theo gương Nhật», quốc gia không thuộc châu Âu đầu tiên cho biết sẽ đóng góp. Cho đến nay, chỉ có các nước khu vực đồng euro hứa sẽ bổ sung 150 tỉ euro, tương đương 198 tỉ đô la. Còn Hoa Kỳ, cổ đông lớn nhất của IMF đã báo trước là sẽ không đóng góp thêm một đồng nào.
Từ Tokyo, thông tín viên RFI Frédéric Charles phân tích :
« Hãy còn trong thời kỳ phục hồi sức lực sau thảm họa động đất và sóng thần ngày 11/03/2011, Nhật Bản muốn châu Âu tránh khỏi hành động tự sát về kinh tế - theo như kinh tế gia Mỹ Paul Krugman - khi bắt các nước đang bị nợ nần nhiều nhất phải chịu đựng chính sách thắt lưng buộc bụng khắc nghiệt.
Tây Ban Nha hiện đang trong thời kỳ khủng hoảng đen tối giống như Hoa Kỳ vào thập niên 30 trước đây. Theo kinh nghiệm, người Nhật biết là chính sách khắc khổ chỉ làm trầm trọng thêm tình trạng của các nước châu Âu đang mắc nợ nhiều nhất. Tokyo lo ngại điều này sẽ dẫn đến sự sụp đổ của châu Âu.
Tổng giám đốc IMF Christine Lagarde đã hoan nghênh sự hỗ trợ vững chắc của Nhật Bản cho chủ nghĩa đa phương. Nhật sẽ thảo luận với Trung Quốc, nước có dự trữ ngoại hối thuộc loại cao nhất thế giới, ngõ hầu Bắc Kinh sẽ theo chân. Nhật Bản vừa là nước công nghiệp hóa nợ nần nhiều nhất thế giới, vừa lại có lượng tiền tiết kiệm rất lớn.
Các lợi ích của Nhật Bản nói riêng và của châu Á nói chung tại châu Âu rất đáng kể, và Nhật Bản nay đã chứng tỏ tình liên đới với Cựu lục địa ».
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét