Pages

Thứ Ba, 17 tháng 4, 2012

Biển Đông nằm trong chương trình Diễn đàn An ninh Toàn cầu của CSIS

AFP
Bản đồ Biển Đông và vùng lưỡi bò mà
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền.
Quỳnh Chi, phóng viên RFA

Diễn đàn An ninh Toàn cầu năm 2012, do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế CSIS, có trụ sở tại Hoa Kỳ tổ chức vào hôm thứ Tư trong đó nêu ra các vấn đề đe dọa an ninh thế giới.



Tự do hàng hải Biển Đông là một trong các vấn đề nằm trong chương trình được thảo luận. Quỳnh Chi tường trình trong phần sau:

Tự do hàng hải Biển Đông


Được tổ chức trong một ngày, buổi hội thảo tập trung đưa ra những vấn đề liên quan đến các thách thức trong tương lai mà cả thế giới và Hoa Kỳ phải đối mặt. Tại buổi hội thảo, Đô đốc James Winnefeld Jr., đưa ra tám thử thách trong thời gian tới:

Cùng với sự vươn lên của quyền lực Nga và Trung Quốc, vấn đề vũ khí, khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia, chiến tranh mạng, chiến tranh, tài nguyên, Biển Đông là những vấn đề được học giả Hoa Kỳ cho là thách thức thế giới. Đặc biệt, theo họ, sự ổn định của khu vực từ Châu Á đến Trung Đông là một trong những vấn đề mà thế giới phải đối mặt. Trong đó, Đô đốc James Winnefeld Jr. khẳng định Biển Đông là thách thức chủ đạo trong an ninh khu vực.
Đô đốc James Winnefeld Jr. khẳng định Biển Đông là thách thức chủ đạo trong an ninh khu vực.

Thảo luận tại phần đầu buổi hội thảo, Đô đốc James Winnefeld Jr. cho thấy quyết tâm của Hoa Kỳ đối với chiến lược trở lại Thái Bình Dương khi khẳng định sự vươn lên của vùng này về kinh tế và an ninh là trọng tâm chính mà Hoa Kỳ hướng tới. Chính sách của Hoa Kỳ sẽ chú trọng tăng cường quan hệ hợp tác với khối ASEAN, với các nước trong khu vực đặc biệt là các đồng minh và đối tác. Nói về Việt Nam, vị Đô đốc này gọi mối quan hệ với Hoa Kỳ - Việt Nam là “sự hợp tác mới nổi”.

Phần hội thảo về Biển Đông là phần duy nhất trong ngày hội thảo mà người tham dự không được phép quay hình và nó là một trong những phần được hưởng ứng sôi nổi nhất với nhiều thành phần Ngày 4 tháng 4, 2012 Hai trăm thủy quân lục chiến Hoa Kỳ đã đến Darwin, Australiatừ các giới chức ngoại giao, chuyên gia luật pháp và cả giới doanh nghiệp, trong đó có những công ty chuyên về vận tải biển.

Chủ trì phần thảo luận về Biển Đông, ông Earnest Bower, GĐ Chương trình Đông Nam Á của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế CSIS cho rằng vùng Biển Đông là vùng “chiến lược nhất” trong khu vực, bao gồm cả vấn đề hàng hải và lãnh thổ.
Chính sách của Hoa Kỳ sẽ chú trọng tăng cường quan hệ hợp tác với khối ASEAN, với các nước trong khu vực đặc biệt là các đồng minh và đối tác. Nói về Việt Nam, vị Đô đốc này gọi mối quan hệ với Hoa Kỳ - Việt Nam là“sự hợp tác mới nổi

Giải quyết Biển Đông là giải quyết với Trung Quốc


Trong một vài năm trở lại đây, vấn đề Biển Đông đã gây chú ý trong giới học giả và giới chức Hoa Kỳ với những nghiên cứu đầy đủ và sâu sắc hơn. Hồi tháng sáu năm ngoái, trong buổi hội thảo về An ninh Hàng hải tại vùng Biển Đông cũng do CSIS tổ chức, Thượng nghĩ sĩ John McCain cũng nhấn mạnh “Tôi là người Arizona nhưng tôi biết tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải phức tạp như thế nào. Tôi cũng là một lính hải quân cả đời cống hiến cho an ninh trong vùng Châu Á Thái Bình Dương. Tôi đang ngày càng quan ngại là vấn đề Biển Đông sẽ trở thành một điểm nóng trong tương lai”.

Hiện tại, mặc dù chỉ kiểm soát 13% vùng Biển Đông nhưng Trung Quốc khẳng định chủ quyền đến khoảng 90% diện tích toàn vùng này. Điều này gây ra quan ngại cho nhiều người điển hình là nhiều nhân vật tham gia hội thảo. Theo các chuyên gia, vấn đề lãnh hải và kinh tế là hai lý do dẫn đến những xung đột tranh chấp nơi đây.

Trong phần trình bày của mình, ông Earnest Bower đưa ra một bản đối chiếu nhu cầu năng lượng của sáu nước nằm trong khu vực tranh chấp bao gồm Việt Nam, Trung Quốc, Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan. Trong đó, nhu cầu năng lượng của Trung Quốc cho đến hai thập niên tiếp theo Tàu sân bay  của Trung Quốc mang tên Thi Lang xuất hiện trên biển Đông (ảnh chụp bởi vệ tinh) tháng 12/2011. AFPtăng lên đáng kể và cao hơn nhiều so với các nước khác.
Tôi là người Arizona nhưng tôi biết tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải phức tạp như thế nào. Tôi cũng là một lính hải quân cả đời cống hiến cho an ninh trong vùng Châu Á Thái Bình Dương. Tôi đang ngày càng quan ngại là vấn đề Biển Đông sẽ trở thành một điểm nóng trong tương lai
Ông John McCain

Sau Địa Trung Hải, Biển Đông và thủy lộ nhộn nhịp nhất thế giới. Từ Đông Á đến Ấn Độ Dương, có thể nói Biển Đông là thủy lộ duy nhất. Chính vì thế việc Trung Quốc khẳng định chủ quyền chiếm gần hết toàn bộ Biển Đông cũng gây quan ngại cho không những giới chính trị mà còn cho các công ty hàng hải Hoa Kỳ.

Một điều thú vị về buổi hội thảo này là hầu hết tất cả các câu hỏi đều nhắm vào Trung Quốc và thực tế, thành phần diễn thuyết bao gồm cựu đại sứ Carla Hills cũng là một chuyên gia về quan hệ Hoa Kỳ - Trung Quốc; ông Maurice “Hank” Greenberg, chuyên gia kinh tế tại Trung Quốc; và Đô đốc Joseph Prueher, cựu đại sứ Hoa Kỳ tại Trung Quốc đều cho rằng “giải quyết vấn đề Biển Đông chủ yếu là giải quyết với Trung Quốc”.
Thành phần diễn thuyết bao gồm cựu đại sứ Carla Hills cũng là một chuyên gia về quan hệ Hoa Kỳ - Trung Quốc; ông Maurice “Hank”Greenberg, chuyên gia kinh tế tại Trung Quốc; và Đô đốc Joseph Prueher, cựu đại sứ Hoa Kỳ tại Trung Quốc đều cho rằng “giải quyết vấn đề BiểnĐông chủ yếu là giải quyết với Trung Quốc

Một trong những câu hỏi được đại sứ Philippines tại Hoa Kỳ đặt ra là “Điều gì sẽ xảy ra nếu Trung Quốc từ chối Công ước Quốc tế LHQ về Luật biển 1982 - UNCLOS”. Và cũng đã có những quan ngại cho thấy liệu giải quyết vấn đề Biển Đông có khả thi hay không và cần phải có một giới hạn đối với Trung Quốc.

Mặc dù khẳng định Biển Đông là một sự tranh chấp phức tạp và vấn đề tự do hàng hải nơi đây là một trong những vấn đề chính ảnh hưởng đến an ninh khu vực, các chuyên gia Hoa Kỳ đều khẳng định Washington sẽ không đứng về bất cứ bên nào mà chỉ “đứng lên bảo vệ tự do hàng hải”. Cựu đại sứ, Đô đốc Josheph Prueher khẳng định như thế và còn cho biết mối quan hệ giữa Hoa Kỳ - Trung Quốc “sẽ là mối quan hệ quan trọng nhất thế giới trong thập niên tới”.

Không có nhận xét nào: