Tàu ngầm INS Chakra II của Ấn Độ.
wikipedia
Theo AFP, hôm nay, 04/04/2012, tại căn cứ hải quân Visakhapatnam, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Antony đã chính thức phát lệnh hoạt động cho chiếc tầu ngầm INS Chakra II chạy bằng năng lượng hạt nhân thuê của Nga.
Với sự kiện này Ấn Độ trở lại với nhóm nhỏ vài nước có trang bị tàu ngầm hạt nhân gồm Hoa Kỳ, Nga, Anh, Pháp và Trung Quốc. Trước đây từ 1978 đến 1991, Ấn Độ cũng đã từng thuê của Nga một chiếc tàu ngầm hạt nhân.
Thời gian gần đây New Delhi tỏ ra đặc biệt lo ngại với các tham vọng về chủ quyền trên biển cũng như ý đồ hiện đại hóa lực lượng hải quân của Trung Quốc. Ấn Độ vẫn coi tham vọng của Bắc Kinh là một mối đe dọa đối với an ninh hàng hải tại Ấn Độ Dương và đặc biệt là đối với các hoạt động tham gia tìm kiếm năng lượng của Ấn Độ tại Biển Đông.
Sau khi phát lệnh hoạt động cho chiếc tàu ngầm hạt nhân, Bộ trưởng Antony tuyên bố sự kiện này là một động lực lớn cho hải quân Ấn Độ và chiếc tàu ngầm « INS Chakra sẽ bảo đảm an ninh và chủ quyền lãnh thổ của đất nước ».
Chiếc tàu ngầm nặng 8.140 tấn này được Nga cho Ấn Độ thuê 10 năm, có khả năng trang bị được tất cả các loại thủy lôi hiện đại cũng như tên lửa hành trình có gắn đầu đạn hạt nhân loại Granat. Theo các dữ liệu kỹ thuật khác, chiếc tàu ngầm hạt nhân của Nga dài 114 mét có khả năng lặn xuống độ sâu 600 mét. Theo hợp đồng với Nga, lẽ ra chiếc tàu ngầm hạt nhân này đã được giao cho Ấn Độ từ năm 2009, nhưng do có trục trặc kỹ thuật nên đến nay hợp đồng mới được thực hiện.
Song song với việc thuê tàu, Ấn Độ cũng đang chuẩn bị hoàn tất chương trình tự đóng tàu ngầm hạt nhân loại Arihant, cho riêng mình. Theo các giới chức quốc phòng Ấn Độ thì việc thuê tàu ngầm INS Chakra II nhằm chuẩn bị đào tạo nhân sự, lấy thêm kinh nghiệm điều hành chiếc tàu đóng trong nước, dự kiến đưa vào hoạt động cuối năm nay.
Việc làm của Ấn Độ chắc chắn sẽ gây khó chịu cho nước láng giềng Pakistan, một nước đang có tranh chấp lãnh thổ với Ấn Độ và cũng là quốc gia có trang bị vũ khí hạt nhân.
Thời gian gần đây New Delhi tỏ ra đặc biệt lo ngại với các tham vọng về chủ quyền trên biển cũng như ý đồ hiện đại hóa lực lượng hải quân của Trung Quốc. Ấn Độ vẫn coi tham vọng của Bắc Kinh là một mối đe dọa đối với an ninh hàng hải tại Ấn Độ Dương và đặc biệt là đối với các hoạt động tham gia tìm kiếm năng lượng của Ấn Độ tại Biển Đông.
Sau khi phát lệnh hoạt động cho chiếc tàu ngầm hạt nhân, Bộ trưởng Antony tuyên bố sự kiện này là một động lực lớn cho hải quân Ấn Độ và chiếc tàu ngầm « INS Chakra sẽ bảo đảm an ninh và chủ quyền lãnh thổ của đất nước ».
Chiếc tàu ngầm nặng 8.140 tấn này được Nga cho Ấn Độ thuê 10 năm, có khả năng trang bị được tất cả các loại thủy lôi hiện đại cũng như tên lửa hành trình có gắn đầu đạn hạt nhân loại Granat. Theo các dữ liệu kỹ thuật khác, chiếc tàu ngầm hạt nhân của Nga dài 114 mét có khả năng lặn xuống độ sâu 600 mét. Theo hợp đồng với Nga, lẽ ra chiếc tàu ngầm hạt nhân này đã được giao cho Ấn Độ từ năm 2009, nhưng do có trục trặc kỹ thuật nên đến nay hợp đồng mới được thực hiện.
Song song với việc thuê tàu, Ấn Độ cũng đang chuẩn bị hoàn tất chương trình tự đóng tàu ngầm hạt nhân loại Arihant, cho riêng mình. Theo các giới chức quốc phòng Ấn Độ thì việc thuê tàu ngầm INS Chakra II nhằm chuẩn bị đào tạo nhân sự, lấy thêm kinh nghiệm điều hành chiếc tàu đóng trong nước, dự kiến đưa vào hoạt động cuối năm nay.
Việc làm của Ấn Độ chắc chắn sẽ gây khó chịu cho nước láng giềng Pakistan, một nước đang có tranh chấp lãnh thổ với Ấn Độ và cũng là quốc gia có trang bị vũ khí hạt nhân.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét