Trần Khải - Những cuộc tự thiêu của người Tây Tạng đã liên tục diễn tiến không ngừng. Tới tuần lễ này đã có 31 người tự thiêu. Tại sao phải chọn giải pháp tận cùng như thế? Có phải vì, nếu không biến thân mình làm đuốc để gây tiếng vang dư luận và để đánh thức lương tâm nhân loại như thế, dân tộc Tây Tạng sẽ bị đồng hóa và văn hóa Tây Tạng sẽ bị xóa sổ? Cơ nguy này là điều thấy rất rõ, đối với người dân Tây Tạng.
Đức Đạt Lai Lạt Ma đã từng cảnh báo về viễn ảnh tuyệt chủng văn hóa Tây Tạng, qua một bài viết của báo Anh Quốc The Guardian hồi tháng 3-2009.
Lúc đó ngài nói, “Ngay cả bây giờ, dân Tây Tạng tại Tây Tạng sống trong nỗi sợ liên tục và nhà nước Trung Quốc vẫn liên tục nghi ngờ. Người dân Tây Tạng bị TQ xem như là tù hình sự, xứng đáng phảỉ tử hình… Nhưng tôi không nghi ngờ rằng chính nghĩa của người Tây Tạng sẽ thắng, nếu chúng tôi tiếp tục đi trên con đường của sự thật và bất bạo động…”
Sau khi Đức Đạt Lai Lạt Ma về hưu và tuyên bố lui hẳn ra ngoài chính trị, một vị Thủ Tướng trẻ lên nắm toàn quyền. Đó là Tiến Sĩ Lobsang Sangay, năm nay 44 tuổi, học giả từ Đại Học Harvard. Chính phủ Trung Quốc vẫn không tin cậy, vẫn nói rằng tân chính phủ lưu vong của người Tây Tạng vẫn là dàn dựng từ những âm mưu đòi độc lập, đòi ly khai… phía Tây Tạng lưu vong luôn luôn nói là chỉ muốn tự trị về văn hóa.
Thực tế, người dân Tây Tạng đang chứng kiến nhà nước Trung Quốc xóa sổ dần nền văn hóa của họ. Sự thực là thế. Và nhiều người đã phải chọn giải pháp tận cùng là tự thiêu.
Trên nguyên tắc, Phật Giáo cấm tự tử, nhưng việc hy sinh thân mạng để cứu mạng người khác hay để bảo vệ chánh pháp là một hành động cực kỳ cao quý.
Nhưng TQ đã xóa sổ văn hóa Tây Tạng như thế nào? Nhà nước Tây Tạng đã dựng lên một nhân vật tự xưng là “Đức Phật Tối Thượng” (The Highest Buddha), xây một Bảo Tàng Viện cho nhân vật này, đưa nhân vật này đi khắp nơi thuyết giảng để xuyên tạc giáo pháp nhà Phật, và hy vọng các thế hệ trẻ Tây Tạng sẽ bị các tà phái này chinh phục, nhồi sọ…
Như thế, hỏi sao người Tây Tạng không nóng ruột sao được?
Trang Thư Viện Hoa Sen đã có bài viết nhan đề “Danh Sách Các Giáo Phái Có Vấn Đề Cần Quan Tâm,” biên tập bởi nhà biên khảo Hoàng Liên Tâm, trong đó có nêu lên tình hình Phật Pháp tại Tây Tạng đang bị lũng đoạn tận gốc.Bài viết trích như sau:
“… Khi các Pháp sư phá giới, có những hành vi rõ ràng gây tổn hại cho bản thân họ và những người khác, các Phật tử phải đối mặt với tình hình, mặc dù điều này có thể gây nên thử thách, chỉ trích công khai, đó là cách duy nhất. (Đức Đạt Lai Lạt Ma)
Vào ngày 16-19 tháng Ba, năm 1993, một cuộc họp quan trọng được tổ chức tại Dharamsala, Ấn Độ, giữa Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 và 22 vị Pháp sư (Dharma Teachers) người Tây Phương đến từ các truyền thống Phật giáo lớn ở Âu Châu và Mỹ Châu. Ngoài ra còn có sự hiện diện của các vị Lạt ma Tây Tạng Drikung Chetsang Rinpoche, Rinpoche Pachen Otrul, và Amchok Rinpoche. Mục đích của cuộc họp là để thảo luận công khai một loạt các vấn đề liên quan đến việc truyền bá Phật Pháp đến những vùng đất phương Tây. Một bản văn được công bố sau buổi họp như sau:
“Mỗi Phật tử theo học Phật Pháp cần phải được khuyến khích vai trò trách nhiệm của họ khi phải đương đầu với vị Pháp sư của mình về các hành vi không đạo đức của vị thầy. Nếu không có dấu hiệu của sự cải thiện, các Phật tử không nên ngần ngại công bố công khai các hành vi không đạo đức, trong đó có những bằng chứng không thể chối cãi của vị Pháp sư. Việc này cần được thực hiện rõ ràng và công khai các hành vi không đạo đức này là không phù hợp với giáo lý Phật giáo. Không ai, bất kể người đó là bậc thầy có đẳng cấp hay tự cho mình đạt được đẳng cấp cao về chứng ngộ Phật Pháp, có thể đứng trên giới luật và các chuẩn mực đạo đức..”
Ký tên:
Ký tên:
Fred von Allmen, Brendan Lee Kennedy, Ven. Ajahn Amaro, Sensei Bodhin Kjolhede, Jack Kornfield, Martine Batchelor, Dharmachari Kulananda, Stephen Batchelor, Roshi Jakusho Bill Kwong, Alex Berzin, Lama Namgyal (Daniel Boschero), Ven. Thubten Chodron (Cherry Greene), Ven. Tenzin Palmo, Lama Drupgyu bạn thân thiê?t Chapman), Ven. Thubten Pende (James Dougherty), Lopon Claude aEsnee, Lama Surya Das (Jeffrey Miller), Edie Irwin, Robert Thurman, Junpo Sensei (Denis Kelly), Sylvia Wetzel.
“Các Pháp sư và các giáo phái được liệt kê ở cuối bài đã có những khiếu nại nghiêm trọng về hành vi của họ và / hoặc giáo lý. Việc công bố này chỉ là cảnh báo, nhất là đối với những người mới bước vào đạo, về những vấn đề tiềm năng đã có hoặc sẽ có thể gây tranh cãi của các giáo phái này. Đặc biệt là ở Trung Quốc, Đài Loan và những Pháp sư đến từ đó, tôi khuyên bạn nên thận trọng khi vị Pháp sư nào đó được gọi là “Phật sống”, là đấng “Tối Thượng Phật”. Chỉ riêng điều này đã đi ngược lại tất cả các ý tưởng của Phật giáo về sự khiêm tốn. Đó là chưa kể đến việc vị này rao giảng về việc thực hành có thể đạt đến giác ngộ tức thời, hứa hẹn sự giàu có và nổi tiếng. Hãy thận trọng!…”
Trong danh sách này (…) chúng ta còn thấy một vị được gọi là “Phật sống” đến từ Trung Hoa lục địa sang Hoa Kỳ, tự xưng là “Tối Thượng Phật” (Highest Buddha), người lãnh đạo tối cao của đạo Phật, Đức Giáo Hoàng của Phật Tử toàn cầu (Buddhist Pope) mà tiếng Anh có ba danh xưng: “Dorje Chang Buddha III /Wan Ko Yee /Wan Ko Yeshe Norbu”. Một vị Phật không có lịch sử, không có ai biết, không gốc tích. Về vị này, xin có đôi chút thông tin:
Theo thông tin từ trang web http://shii.org/knows/Master_Wan_Ko_Yee “Tối Thượng Phật” Dorje Chang Buddha III, Wan Ko Yeshe Norbu di cư đến Hoa Kỳ từ Trung Quốc (không rõ vào lúc nào). Ông được tán tụng là “Đức Phật Kim Cương Trì” đời thứ 3 – một hóa thân của Phật Kim Cương Trì – đã thông tuệ Ngũ minh, Hiển và Mật thừa, thể hiện khả năng khác thường của mình. Tuy nhiên, trên mạng Internet lại không có nhiều thông tin về sự chứng đắc của Wan Ko Yeshe Norbu, ngoài quyển sách “Dorje Chang Buddha III, a Treasury of True Buddha-Dharma” tán dương ông là Đức Kim Cương Trì thứ 3 do các đệ tử của ông xuất bản.
Theo thông tin từ trang blog Barthsnotes.com, Đài BBC Anh Quốc đã từng liên lạc với các tổ chức Phật giáo, bao gồm cả văn phòng của Đức Đạt Lai Lạt Ma ở Dharamsala nhưng chưa bao giờ nghe nói về “Tối Thượng Phật” Wan Ko Yeshe Norbu.
Trang web microputt.net, một công ty được lập ra để bán các bức tranh của ông xác nhận rằng Wan Ko Yeshe đã được công nhận là thành viên của Viện hàn lâm Nghệ thuật Vương Quốc Anh. Tranh của ông được đem trưng bày nhiều nơi trên thế giới và có giá bán rất cao. Trong trang web vừa nêu, nói rằng chính phủ Trung Quốc ủng hộ cho lập bảo tàng viện cho Wan Ko Yeshe Norbu ở Sichuan.
Ở Việt Nam có một trang web http://tuyenphap.com, tán tụng Wan Ko Yeshe về các sự kiện linh thánh của ông như “cá rồng đứng thẳng trên mặt nước và cúi lạy để thể hiện sự tôn kính đối với ngài, một vết thương do thủy tinh đâm đã biến mất không để lại sẹo sau một giờ chảy…, cây dạ lan hương chảy ra nước cam lồ trong ngày sinh nhật của ngài, con sóc cúng dường bơ cho ngài…” Chưa hết ly kỳ, cũng theo trang web này: “… Ngài còn sử dụng sức mạnh của Phật Pháp để chữa bá bệnh cho chúng sinh và nhất là “xử lý chứng bệnh Thành Trụ Hoại Không của chúng sinh hữu tình, vô tình trong vũ trụ…”…” (hết trích)
Toàn văn có thể đọc ở đây: http://www.thuvienhoasen.org/D_1-2_2-136_4-15814_5-50_6-1_17-67_14-1_15-1/
Như thế, trong khi Đức Đạt Lai Lạt Ma chỉ tự nhận là “một nhà sư đơn giản,” nhân vật do Trung Quốc xây cho một bảo tàng viện ở Tứ Xuyên đã tự nhận là “Đức Phật Tối Thượng,” và được đi dạy các thế hệ trẻ của dân tộc Tây Tạng, cả trong và ngoài Trung Quốc.
Tình hình này là xóa sổ tận gốc nền văn hóa Tây Tạng, cũng là xóa sổ tận gốc truyền thống Phật Giáo Tây Tạng. Thấy rõ.
Đó là lý do, nhiều người Tây Tạng phải chọn giải pháp tự thiêu.
Trần Khải
http://www.vietbao.com/D_1-2_2-78_4-190122/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét