Pages

Thứ Hai, 9 tháng 4, 2012

Việt Nam mất đi sức hấp dẫn của mình

Ralph Jennings - Forbes

Các tranh chấp và chi phí lao động tăng cao đang làm nản lòng các nhà đầu tư nước ngoài.
Khi David Lin của Đài Loan thừa kế một nhà máy sản xuất gỗ cách TP Hồ chí Minh một giờ lái xe về phía bắc, ông hình dung ra công ty – vốn đang tạo ra 6 triệu doanh thu một năm – sẽ dễ dàng kiếm ra tiền dựa trên lực lượng lao động cực rẻ đang phát triển của Việt Nam và ở vị trí gần gũi với nguồn hàng của mình.
Đó là hồi năm 2003. Giờ đây Lin, 32 tuổi chú ý đến việc đầu tư vào các nước châu Á khác. Ông đang nhìn thấy lợi nhuận của mình bị thu nhỏ lại khi các nhóm trong số 200 công nhân của mình tổ chức những cuộc đình công tự phát để đòi hỏi mức lương cao hơn.
Lạm phát gia tăng nhanh nhất ở châu Á, làm tăng chi phí và cắt giảm thu nhập của các nhà sản xuất đồ nội thất thường mua gỗ từ nhà máy. Nếu khách hàng rời bỏ Việt Nam và công ty Yuan Chang Industry Vina do gia đình sở hữu bắt đầu thua lỗ, Lin sẽ phải xem xét đến việc di chuyển đến vùng Nam Á. Ông có thể sẽ bán lại hợp đồng thuê tài sản 35.000 mét vuông nhà máy của mình và rời đi. “Các vị trí tiếp theo sẽ là Bangladesh hay Ấn Độ,” ông nói giữa những câu chuyện về hai cuộc đình công năm ngoái từng làm tổn thương sản xuất – các công nhân mới liên kết với những người cũ, kêu gọi các cuộc họp với ban quản lý để yêu cầu mức lương cao hơn.

Trong phòng khách ngập nắng kiểu châu Âu bên ngoài văn phòng của Lin, công việc vận hành ồn ào theo các nhân viên giải quyết giấy tờ hoặc chuẩn bị cho việc đào tạo máy tính. Nhưng người ở vùng Nam Á nói tiếng Anh tốt hơn so với người Việt, do đó nếu có các cuộc đình công, Lin cho biết ông tin rằng họ sẽ phải làm việc khó khăn hơn: “Không ai muốn nói về điều này, nhưng đó là những gì chúng tôi phải đối mặt. Các chủ doanh nghiệp không có cách nào giải quyết được các khó khăn ở Việt Nam. Chúng tôi chỉ có thể nghĩ cách làm sao để làm quen với sự việc”.
Lâu nay, Việt Nam từng được các quốc gia nhắc đến thường xuyên, nhất là khi các chủ doanh nghiệp nước ngoài và các giám đốc điều hành bàn về việc làm sao thoát khỏi chi phí gia tăng của Trung Quốc. Tuy nhiên, từ năm 2008, điều ấy đã thay đổi. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, năm ngoái, các cam kết đầu tư trực tiếp tại Việt Nam giảm xuống còn 14,7 tỷ USD, từ 19,9 tỷ USD trong năm 2010. Số lượng đầu tư trực tiếp nước ngoài thực tế giảm mạnh 35% đến 11,5 tỷ USD năm ngoái. Tuy nhiên, Bộ cho biết hầu hết là suy giảm trong đầu tư bất động sản, mà họ coi như là một dấu hiệu tốt bởi vì thị trường đã bị thổi phồng. “Gần 80% vốn [đầu tư nước ngoài] là trong sản xuất, mà chúng tôi nhìn thấy như là một sự đầu tư chất lượng tốt hơn nhiều”, ông Đỗ Nhất Hoàng, người đứng đầu bộ phận đầu tư nước ngoài của Bộ cho biết.
Sự thay đổi trong môi trường kinh doanh cũng được hiển thị có tính cách giai thoại. Số người nước ngoài di chuyển ra khỏi Việt Nam hơi vượt quá hơn so với những người đến, giảm từ tỷ lệ 4-1 trong năm 2008, Ralf Matthaes, giám đốc quản lý khu vực tại thành phố Hồ Chí Minh cho Công ty nghiên cứu thị trường TNS Global của Anh Quốc ước tính. Ông nói thêm rằng “cứ 3 người ông gặp thì có một” tính đến việc rời đi.
Hàng ngàn công ty nước ngoài đã thiết lập các hãng xưởng cửa hàng tại nước Cộng sản sau cuộc mở cửa kinh tế đáng kể trong năm 1987. Nhưng tình trạng điều hành nặng nề hiện nay đã gia tăng đến một số lượng không rõ bao nhiêu đã lặng lẽ cuốn gói và những người khác đang toát mồ hôi vì mất dần niềm hy vọng rằng chính phủ có thể thay đổi được nền kinh tế. Nạn lạm phát thường niên đã lên cao đến 20% trong một số tháng, vì phải phụ thuộc quá nhiều vào nhập khẩu và sự phá giá liên tiếp của tiền đồng trực thuộc Trung ương quản lý từ năm 2008. Điều này đã làm tổn thương các công ty bán hàng cho người tiêu dùng trong nước và gây khó khăn hơn để có được ngoại hối. Điều này không ngăn trở hoàn toàn nhưng cũng khiến 5% trong 90 triệu người dân Việt Nam không mua hàng xa xỉ nữa, TNS ước tính.
Bi thảm hơn, các chi phí tăng mãi đã khuyến khích số lượng ngày càng tăng các cuộc đình công tự phát vì lương bổng. Các phương tiện truyền thông địa phương cho biết năm ngoái đã có đến 978 cuộc đình công, so với 541 trong năm 2007, cho dù chính phủ đã tăng mức lương tối thiểu hàng tháng trong tháng Mười. Giới công nhân táo bạo hơn bởi vì đất nước đang thiếu lao động có tay nghề cao. Trang web công nghiệp điện tử evertiq.com cho biết , đến tận cuối năm 2010, công ty điện tử khổng lồ Foxconn của Đài Loan mới có thể tìm được 3.000 trong 5.000 công việc làm dây chuyền lắp ráp tại một nhà máy ở miền Bắc Việt Nam. Công ty này từ chối không bình luận gì.
Còn có những khó khăn khác cho các doanh nghiệp. Sự phụ thuộc vào những con đường đất, ngay cả tại nơi các khu công nghiệp, đã làm chậm việc giao hàng khi các chuyến xe tải kẹt nơi những đường phố mới làm (nhưng ẩn chứa đầy ổ gà). Và phải mong đợi những vụ cúp điện bất ngờ. “Những khó khăn trong đầu tư tại Việt Nam không khác so với các thị trường mới nổi khác: thể chế [thiếu] năng lực, không đủ cơ sở hạ tầng, hệ thống tài chính kém phát triển” ông Tai Hui, trưởng nhóm nghiên cứu cho khu vực Đông Nam Á của Standard Chartered Bank nói. “Tuy nhiên, từ năm 2007 Việt Nam đã cũng bị cản trở bởi lạm phát cao, tiền tệ mất giá và thiếu đô la Mỹ”. Thật vậy, bản nghiên cứu về làm ăn thương mại thường niên của Ngân hàng Thế giới đã một lần nữa đánh tụt hạng Việt Nam xuống thấp hơn trong bảng xếp hạng về sự dễ dàng trong kinh doanh tại mỗi nước. Trong báo cáo năm 2012, Việt Nam xếp hạng 98 trong số 183 quốc gia, giảm 11 bậc so với năm 2008.
Ở Biên Hòa, một mớ hỗn độn các nhà máy, gian lều hàng bán mì bún dọc theo hai bên đường, các nhà sản xuất Đài Loan biết rất rõ những khó khăn này. Từ lâu, họ đã là một trong những nhà đầu tư lớn nhất tại Việt Nam, từng cam kết trong năm 2010 để chi tổng cộng 1,45 tỷ USD vào các dự án trong vài năm tới. Nhưng năm ngoái con số đó đã giảm xuống còn 565 triệu USD. Các phương tiện truyền thông ở quê nhà ngại không nhắc đến, những doanh nhân này không thể chịu được đã giận dữ kêu lên về việc bị ép buộc phải tăng lương để ngăn chặn một cuộc đình công hay nghi ngờ rằng các quan chức chính phủ quá mải mê bỏ túi thay vì phải nghiêm túc về những cải thiện kinh tế.
“Nếu bạn hỏi ‘Tôi có nên đi đến Việt Nam không ?’ Tôi sẽ trả lời là không, Bruce Lee, Tổng giám đốc công ty Cơ khí Elma Vietnam Industrial do gia đình sở hữu, từng tồn tại từ giá tri của chín năm quan hệ tốt đẹp với khách hàng- một công thức tiêu chuẩn cho sự có lợi nhuận. “Trông có vẻ rẻ, nhưng giá cả tăng rất nhanh và không có nhiều phát triển thị trường trong nước.” Ông không cũng không khuyến nên đi Trung Quốc, ngoại trừ cho các khu vực miền Tây Trung Quốc có thể tốt hơn cho một số công ty lợi dụng được những ưu đãi mới dành cho việc vận hành hãng xưởng.
Dự kiến chưa có những cuộc di cư hàng loạt xảy ra ở Việt Nam, nhưng các công ty sẽ phải ra đi vì kiệt quệ, Leo Chiu, chuyên gia tư vấn với 3.000 thành viên Hội đồng các Phòng Thương mại của Đài Loan tại Việt Nam dự đoán. “Mọi người đều thích để thể hiện khoe cơ bắp để mình mạnh mẽ như thế nào” ông nói, công ty công khai nói rằng họ đang cam kết để ở lại. “Tuy nhiên, doanh nhân biết tiền nằm ở đâu, do đó, ngay sau ngừng nói, họ sẽ chạy ngay đến nơi nào có tiền”.
Các quan chức Việt Nam xem nhẹ các khó khăn về kinh tế, đổ lỗi cho cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 chứ không phải do tham nhũng, sự bùng nổ của tài sản địa ốc và bong bóng tài chính, quyết định đầu tư kém của doanh nghiệp nhà nước và quản lý kinh tế vĩ mô yếu kém của chính phủ, những điều thường được trích dẫn nhiều hơn, Jonathan Pincus, trưởng khoa của Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright tại thành phố Hồ Chí Minh cho biết.
Về phần mình, giới công nhân Việt Nam nói rằng lao động không phải là vấn đề miễn là lương lậu có thể trang trải được tiền thuê nhà ít ỏi, chi phí sinh sống cơ bản và giúp được thân nhân tại các làng nghèo khó, xa xôi. “Công nhân ở đây hoàn toàn sung sướng”, ông Võ Quý, 31 tuổi, kế toán trưởng trong bảy năm tại hãng Công nghệ sản xuất thép do Úc vận hành nói rằng tiền lương của hãng vượt quá mức trung bình. “Chúng tôi có thêm kinh nghiệm trong công việc,” ông nói. “Tôi nghĩ rằng công việc là rất thoải mái.” Dù lợi nhuận có căng thẳng nhưng công ty cũng trả tiền để mở một con đường bên ngoài nhà máy, bởi vì chính quyền địa phương chẳng bao giờ bắt đầu, ông Tổng Giám đốc Michael Stretton nói.
Các công ty bán hàng giá rẻ như quần áo cho người tiêu dùng Việt Nam có thể xoay sở ra lợi nhuận, và các nhà máy kiểu cũ ở các làng từ xa có một lượng công nhân ổn định, vốn là những người có thể tiết kiệm tiền bằng cách làm việc ở nhà. Các chủ doanh nghiệp khác vẫn kiên gan vì họ tin rằng trong hệ thống độc đảng của Việt Nam, chính phủ sẽ không cho phép cuộc biểu tình để phá hoại các nỗ lực thay đổi nền kinh tế, Thomas Thắng, thành viên một ủy ban của 300 thành viên Hiệp hội Doanh nghiệp Hong Kong tại Việt Nam cho biết. Chính phủ đã cắt giảm thuế và mở rộng các lĩnh vực ngân hàng của mình, hai động tác hỗ trợ cho doanh nghiệp nước ngoài, Tomoyuki Kimura Giám đốc quốc gia của Ngân hàng Phát triển Châu Á nói. Trong khi đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã hạ tỷ lệ lãi suất chuẩn của xuống một chấm đến 13%, báo hiệu rằng họ sẽ tạo dễ dàng hơn cho các doanh nghiệp để có được vốn.
Trong khi một số quốc gia cắt giảm đầu tư mạnh các tại Việt Nam năm ngoái, Hồng Kông vẫn gia tăng khi các nhà sản xuất chuyển dịch sản xuất từ Trung Quốc và Nhật Bản đã giữ mức đầu tư của mình ổn định. các nhà sản xuất Nhật Bản đang tìm kiếm một cơ sở sản xuất sau thảm họa động đất và sóng thần ở Nhật Bản và lũ lụt mùa hè năm đó từng đánh xập hàng trăm nhà máy ở Thái Lan. Năm ngoái, Nhật Bản cam kết số lượng vấn đầu tư lớn thứ hai tại Việt Nam, hứa hẹn đầu tư 2,44 tỷ USD (tăng từ 2,40 tỷ USD trong năm 2010), chỉ sau Hồng Kông.
Lan Anh Nguyễn đóng góp vào bài viết này.
Lê Quốc Tuấn. X-CafeVN chuyển ngữ

Không có nhận xét nào: