Thứ Bảy, 6 tháng 10, 2012
5 lý do vì sao Senkaku không phải lãnh thổ Trung Quốc
Người Nhật, hay một pháp nhân, ký tên là independentjapan2009 đăng trên youtube một đoạn phim video bằng Anh ngữ trình bày 5 lý do vì sao quần đảo Senkaku không thể thuộc về Trung Quốc.
1. Luật pháp quốc tế:
Vụ kiện “Đảo Palmas” năm 1928 , có một trong những án lệ ảnh hưởng mạnh mẽ nhất trong việc giải quyết những vụ tranh chấp lãnh thổ, đã phán quyết như sau:
- Trước hết, vấn đề quyền (sở hữu) dựa trên khoảng cách gần về địa dư không có chỗ đứng trong luật quốc tế.
- Thứ nhì, quyền hạn (sở hữu) được đặt do sự phát hiện thì chỉ là loại quyền hạn phôi thai vừa chớm thành hình.
- Và sau cùng, nều có một nhà cầm quyền khác khởi sự thực hiện chủ quyền liên tục và thực sự, (và cơ quan phân xử đòi hỏi rằng sự xác nhận đó phải được khai mở và công khai với quyền sở hữu tốt), và người (hay pháp nhân) phát hiện không tranh giành về sự xác nhận đó, (thì) sự xác nhận của nhà cầm quyền mà đã thực thi thẩm quyền sẽ chiếm phần lợi thế hơn quyền sở hữu chỉ căn cứ riêng rẽ trên sự phát hiện mà thôi.
Quần đảo Senkaku được sáp nhập vào Nhật Bản từ năm 1895 do “sự chiếm hữu trước một lãnh thổ vô chủ”, nhưng trong suốt 76 năm sau đó tính đến 1071, cả Cộng Hoà Nhân dân Trung hoa lẫn Cộng Hoà Trung Hoa (tức Đài Loan) đều chưa bao giờ phản đối lại sự giành chủ quyền của Nhật Bản đối với quần đảo Senkaku.
Thay vào đó họ đã nhìn nhận một cách rõ ràng quần đảo này như lãnh thổ của Nhật Bản trong các tài liệu, báo chí, sách giáo khoa và bản đồ của họ. Luật quốc tế không còn dành cho họ quyền đòi chủ quyền quần đảo ấy nữa.
2. Quần đảo Senkaku được phát hiện đầu tiên không phải do người Trung hoa mà do người Ryukyu, là người cư dân Okinawa.
Trong 507 năm chỉ có 23 lần những phái đoàn Trung Quốc giong buồm đến Vương quốc Ryukyu, tức Okinawa, trong khi các phái đoàn người Ryukyu giong buồm đi Trung Quốc qua ngã quần đảo Senkaku tới 580 lần trong cùng thời gian.
3. Không có dữ kiện lịch sử nào rằng Trung Quốc đã thi hành bất kỳ một “quyền kiểm soát có hiệu lực” nào trên quần đảo Senkaku.
Trung Quốc nhận quần đảo Senkaku là lãnh thổ Trung Quốc “kể từ thời nhà Minh”. Tuy nhiên, trong thời nhà Minh, ngay cả Đài Loan cũng không phải là một phần của Trung Quốc. Đài Loan lần đầu tiên được sáp nhập vào Trung Quốc trong thời nhà Thanh là năm 1683.
Và tất cả các tài liệu chính thức của Trung Quốc được biên soạn trong thời nhà Thanh liên quan đến Đài Loan đều nói cạnh phía bắc của Đài Loan là “đảo Hy vọng” ngày nay (chú thích của người dịch: là thị xã Vọng An, thuộc Bành Hồ, ở vĩ độ 23, ngang 1/3 Đài Loan từ phía nam tính lên) không bao giờ nói là Cơ-Long (người dịch: tỉnh cực bắc của Đài Loan ngày nay). Cũng không có dữ kiện lịch sử nào nói rằng quần đảo Senkaku từng được sáp nhập vào Trung Quốc.
4. Bản đồ cổ của Nhật Bản do Trung Quốc thường viện dẫn không bao giờ nhìn nhận quần đảo Senkaku là lãnh thổ Trung Quốc. Trung Quốc viện dẫn bản đồ Nhật cổ năm 1786 「琉球三省並三十六島之図」của Hayashi Shinei, để biện luận rằng quần đảo Senkaku được tô cùng màu với lục địa Trung Hoa nên người Nhật vào thời đó đã nhìn nhận quần đảo này là lãnh thổ Trung Quốc.
Tuy nhiên, trong cùng một bản đồ đó, Đài Loan đã được tô màu khác với Hoa Lục bất kể dữ kiện là Đài Loan đã sáp nhập với nhà Thanh khi bản đồ đó được xuất bản tại Nhật.
Và Hayashi Shihei không phải là một viên chức chính phủ Nhật Bản, mà chì là một công dân bị chính quyền Mạc Phủ Tokugawa (người dịch: chính quyền quân sự Mạc Phủ Tokugawa trị vì từ 1603-1868) bắt giữ và trừng phạt. Dù sao cũng không thể cho là quan điểm chính thức của Nhật Bản phản ảnh trong bản đồ của người này.
5. Không hề có dữ liệu lịch sử nào nói rằng quần đảo Senkaku từng có lúc thuộc về Trung Quốc, nên Trung Quốc không thể nói nhóm đảo đó bị “đánh cắp” từ tay Trung Quốc. Do đó Bản Tuyên bố Cairo không liên quan gì đến quần đảo Senkaku
KẾT LUẬN:
Trung quốc đã xâm lược và thâu nhập Tây Tạng, Đông Turkestan, Nội Mông và Mãn Châu. Trung Quốc lần này sắp sửa “nuốt” quần đảo Senkaku, Okinawa và Đài Loan. Sự tái lập Đế quốc Trung hoa ngôi vị đầy đủ (“đủ lông đủ cánh”) chính là mục tiêu tối hậu của họ.
Việt-Long, RFA
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét