Bùi Hồng Lĩnh
“vì tổ quốc chống ngoại xâm
“vì tiền đồ dân tộc chống tham nhũng”
(Nguyễn Phương Uyên, trong tờ truyền đơn và lý do bị CSVN giam cầm)
“vì tiền đồ dân tộc chống tham nhũng”
(Nguyễn Phương Uyên, trong tờ truyền đơn và lý do bị CSVN giam cầm)
NHỮNG SỰ HY SINH ĐẦU TIÊN CHO SỰ ĐỘC LẬP CỦA DÂN TỘC
Trong lịch sử đấu tranh và lên tiếng cho Tự Do Độc Lập và Nhân quyền cho đất nước và người dân Việt Nam đã có biết bao nhiêu con dân Việt hy sinh mạng sống hay chịu tù tội cho những cuộc đấu tranh và lên tiếng này. Những hình ảnh nổi bật nhất trong thời gian chống Pháp là những cái chết của Phạm Hồng Thái, và Nguyễn Thái Học bên cạnh hàng ngàn những con dân Việt vô danh cũng có cùng hành động chống Pháp. Những năm gần đây, trong sự cai trị của CSVN, cũng có nhiều người Việt Nam đã xem thường tính mạng tranh đấu cho những mục tiêu mới nữa, đó là Tự Do Dân Chủ cho người dân. Những người điển hình là Luật sư Lê Thị Công Nhân (LTCN) , Linh mục Nguyễn Văn Lý (NVL) và Thi sĩ Nguyễn Chí Thiện (NCT).
Phạm Hồng Thái, mà chúng ta được biết đến là “Tiếng Bom Sa Diện” đã bị Pháp săn đuổi sau vụ ném bom giết hụt viên chức Toàn Quyền Đông Dương Pháp Martial Merlin, năm 1924, và đã nhẩy xuống sông tự vẫn vì không muốn bị Pháp bắt. Phạm Hồng Thái mất lúc 28 tuổi.
Chỉ 6 năm sau đó, Nguyễn Thái học cùng 13 đảng viên của Việt Nam Quốc Dân Đảng cũng bị Pháp xử tử hình trong Yên Bái sau cuộc khởi nghĩa chống Pháp bị thất bại. Nguyễn Thái Học lúc đó cũng dược 28 tuổi.
Sự chọn lựa cái chết của Nguyễn Thái Học cũng khác với sự chọn lựa của Phạm Hồng Thái. Một năm trước khi bị xử tử, Nguyễn Thái Học nhận thấy tổ chức nhân sự của đảng VNQDĐ mà Nguyễn Thái học là đảng trưởng đang bị hao hụt vì có nội gián và bị tình báo Pháp theo dõi gắt gao. Số đảng viên bị bắt lên đến hàng trăm, va không bao lâu nữa số đảng viên bị bắt sẽ làm cho đảng bị tan rã. Trong tình thế đó, NTH đã quyết định tổng khởi nghĩa, dù cơ hội thắng Pháp lâu dài là không có, và cái chết vì sự khởi nghĩa này không thể tránh được.
Cái chết của Phạm Hồng Thái và Nguyễn Thái Học tuy không xoay chuyển được tình thế và không mang lại sự độc lập tự do cho Viết Nam, nhưng cũng để lại tiếng vang cho hậu thế, và nhất là đã là những tấm gương tranh đấu để hậu thế noi theo.
NHỮNG SỰ HY SINH SAU ĐÓ, VỚI NHỮNG MỤC TIÊU CHO NHÂN QUYỀN VÀ DÂN QUYỀN
Những năm gần đây, hơn 60 năm từ ngày Nguyễn Thái Học bị xử tử vì tranh đấu cho sự độc lập, thoát khỏi sự cai trị độc tài của thực dân Pháp, một số con dân Việt Nam lại không màng sự sống chết hay tù tội để tranh đấu cho những mục tiêu tuy có một sự tương đồng với thời chống Pháp 1930, nhưng lại xúc tích hơn nhiều.
Người dân Việt Nam lúc này lại tranh đấu cho sự tự do và dân chủ cho chính họ và cho công dân VN, chống lại sự cai trị độc tài của giới cầm quyền, đảng CSVN. Đối với những người tranh đấu của thế hệ mới này, độc lập không chưa đủ, phải có thêm “tự do và dân chủ” mới hoàn tất được những giá trị của người dân, hay của công dân của một nước.
Sẵn sàng hy sinh mạng sống hay bị tù đầy vì tranh đấu cho sự Tự Do và Dân Chủ cho chính mình và cho đồng bào là sự hy sinh mà không hẳn ai cũng hiểu nổi. Một người dân đang thiếu ăn, thiếu mặc và không được đi học đến nơi đến chốn, và hàng ngày đều phải tất tưởi lo cơm áo đầy đủ cho mình và cho gia đình mình thì không thể hiểu, và nếu có hiểu, thì cũng khó có thể tham gia vào sự tranh đấu đó. Tự Do và Dân Chủ, đối với những thành phần mà ưu tiên của họ là kiếm sống, đang là những điều không phải là ưu tiên để họ để tâm vào. Thế tại sao Luật sư Lê Thị Công Nhân, Linh mục Nguyễn Văn Lý, Nhà báo Điếu Cầy và hàng trăm người nữa …… lại chấp nhận thiệt thòi cho chính mình để đòi hỏi sự Tự do và Dân Chủ, hay it ra cũng là đòi hỏi sự đối thoại với nhà cầm quyền, cho toàn thể dân chúng. Có lẽ đó là sự tiến bộ và phát triển của nhân loại nói chung, và sự ảnh hưởng của những quốc gia khác trên thế giới; và có lẽ đó là sản phẩm của sự học hỏi và phát triển trí tuệ cá nhân, nói riêng. Hệ quả của những sự phát triển trên là con người nay lại có thêm một món ăn “tinh thần” (tự do, dân chủ) ngoài món ăn “thức ăn vật chất” hàng ngày; và không hẳn ai cũng phải có 2 món ăn này để sống còn.
NHỮNG SỰ HY SINH CHỈ ĐỂ NÓI LÊN SỰ THẬT, MỘT VŨ KHÍ MÀ CSVN KHÔNG THỂ BẺ GẪY
Gần đây nhất là trường hợp Ngục sĩ Nguyễn Chí Thiện. NCT cũng tranh đấu cho Tự do và Dân Chủ từ trên 50 năm nay, từ khi ông còn rất trẻ, và ông bị CSVN bỏ tù lần thứ nhất, năm 1961 khi ông mới 20, 21 tuổi. Trong hơn 27 năm bị ra vào nhà tù trong gông cùm CSVN, ông không ngừng tìm cách “NÓI LÊN SỰ THẬT” mà ông cho là “DỐI TRÁ, ĐỘC TÀI,…” của ĐẢNG ĐANG CẦM QUYỀN, CSVN, NGAY TRONG LÚC SỰ SỐNG CÒN của ông NẰM TRONG TAY CSVN. Sự tranh đấu của NCT đã mang một hình thức mới, phát xuất từ lương tâm cua chính mình và cố sống còn để lên tiếng cho mọi người biết sự thực về một chế độ vô nhân và độc tài, từ trên xuống dưới, bắt đầu từ Hồ Chí Minh. NCT đã thuộc lòng hàng trăm bài thơ ông sáng tác trong tù về chế độ CS, và đã tìm cách phổ biến những bài thơ này ra ngoài thế giới. NCH đã qua đời lúc được 73 tuổi với một thân thể mà sức khỏe đã bị hao hụt sau 27 năm trong tù.
Vòng hoa thương tiếc Thi sĩ Nguyễn Chí Thiện của Luật sư Lê Thị Công Nhân
Công dân Việt Nam, qua nhiều thế hệ, đã tranh đấu cho sự độc lập, tự do, nhân quyền, dân quyền mặc dù phải trải qua những hy sinh xương máu hay tù đầy mà kết quả ít khi thấy được ngay khi sự hy sinh và tù đày xẩy ra nhưng kết quả lâu dài thì bao giờ cũng có. Cái chết của PHT, NTH, Đề Thám đã dẫn đến sự hy sinh của hàng ngàn công dân nước Việt trong cuộc chiến chống Pháp.
Sự tù đày và tranh đấu bằng thơ văn của NCT chắc chắn đã là một trong những động lực thúc đẩy sự tranh đấu của những thế hệ LTCN, NVL, hay ít ra cũng là những an ủi trong những lúc họ mỏi mệt, hay lo lắng…. Bằng chứng cho sự ảnh hưởng này là sự chia buồn, gửi vòng hoa phúng điều, của Lê Thị Công Nhân đến gia đình NCT, khi được tin NCT qua đời. Đó không phải là sự chia buồn giản dị, mà là một chứng cớ rõ ràng về sự đồng tình của những người tranh đấu cho cùng mục tiêu. Linh Muc Nguyễn văn Lý, người tranh đấu cho tự do và dân chủ cũng gửi đến gia đình NCT một vòng hoa chia buồn. Gia đình cố Thi sĩ Phùng Cung trong Nhân Văn Giai Phẩm cũng gửi đến vòng hoa phúng điếu. Những sự chia buồn này còn nói lên tinh thần bất khuất, không đầu hàng quyền lực của những nhà tranh đấu kể trên.
CSVN SỢ SỨC MẠNH LIÊN TỤC CỦA NHỮNG SỰ HY SINH ĐỂ TRANH ĐẤU CHO NHÂN QUYỀN VÀ DÂN QUYỀN
Tuy một phần người dân không biết và quan tâm, nhưng CSVN và đảng CSVN, nhóm đang cai trị những người tranh đấu cũng như công dân VN, lại biết được giá trị và sức mạnh của những quyền “Tự Do Dân Chủ” đó, cái sức mạnh mà nó có thể làm bật rễ cái quyền cai trị mà CSVN đang hưởng thụ. Họ biết được là vì họ đang hưởng tối đa những thứ này, và muống giữ nó cho đến cùng. Cho nên, một mặt CSVN trừng phạt để tận diệt những người lên tiếng đấu tranh, một mặt bịt mắt bịt miệng dân chúng để dân chúng không biết được là có những người đang lên tiếng thay họ.
LS LTCN và những người tranh đấu mặc dù không bị xử tử, và mặc dù họ không phải tự vẫn như Nguyễn Thái Học hay Phạm Hồng Thái, nhưng họ lại phải bị trừng phạt về tình thần và thân xác trong nhiều năm. Tuy nhiên, giá trị của tất cả những con dân Việt trong hàng ngũ tranh đấu từ Phạm Hồng Thái đến nay, dù họ bị giết chết hay chỉ bị tù tội, lại là những động lực tạo nên những sự tranh đấu kế tiếp và sau này của người dân. Những sự hy sinh đó là những bó đuốc lập lòe ở cuối đường hầm để dẫn đường cho những người muốn thoát khỏi nơi tăm tối, và dù những ngọn đuốc này bị dập tắt, cái tỏa sáng trước đó vẫn nằm trong tâm khảm mọi người có tấm lòng vì đất nước hay sự bình đẳng của con người, của công dân trong một nước. Sự tiếp tục lên tiếng và tiếp tục tranh đấu sẽ được người dân tiếp tục, dù nhiều hay ít trong sự đàn áp, đe dọa và bịt miệng của đảng và nhà cầm quyền CSVN, tại VN mặc dù CSVN càng ngày càng tàn nhẫn, xảo quyệt hơn trong những hành động bịt miệng đó – đến cả việc coi thương những quy ước quốc tế về nhân bản, nhân quyền của thế giới mà họ là một thành viên, đại diện cho công dân đang sống trong nước VN.
KHÓ KHĂN MÀ NHỮNG NGƯỜI ĐANG TRANH ĐẤU GẶP PHẢI
Sau những người tranh đấu những năm gần đây và đang bị lao tù, sẽ còn ai tiếp nối con đường của họ. Những người quan tâm đến sự tranh đấu cho tự do và dân chủ trong VN đang có những câu hỏi này. Tại sao không có thêm thật nhiều những người tranh đấu?, Tại sao không có sự nổi dậy của dân chúng sau bao nhiêu năm dưới sự cai trị độc tài của độc đảng? Lịch sử của dân tộc đã chứng minh rằng khi hạt giống đã gieo thì trước sau gì cũng có quả. Hạt giống PHT, NTH, Đề Thám,vvv đã nở ra hàng trăm ngàn người con Việt hy sinh cho sự tranh đấu giành độc lập những năm sau đó, thì sự tranh đấu của hạt giống NCT, LTCN, NVL, …. chắc chắn sẽ đâm chồi. Tuy nhiên, sự tiếp nối tranh đấu chống CSVN lần này khó khăn và phức tạp hơn nhiều, so với thời tranh đấu giành độc lập. Sau đây là 3 điểm điển hình cho sự khó khăn này:
1. Những thành phần chủ lực lên tiếng cho sự tranh đấu đã bị mất dần:
Nếu kiểm điểm lại những người tranh đấu lên tiếng cho dân chủ tự do trong VN những năm gần đây thì chúng ta nhận thấy rằng, đại đa số là thành phần trí thức, luật sư, kỹ sư, nhà văn, tu sĩ,… con chiên,… những thành phần mà CSVN đã tìm cách loại bỏ một cách có hệ thống trong vài năm nay, và đó là lý do tạo ra sự thiếu vắng này. Những người mà CSVN không thể tiêu diệt được thì họ tìm cách chuyển những người này ra khỏi nước, và ảnh hưởng tranh đấu của những người này thiếu hiệu quả khi ra khỏi nước, vì họ đã trở thành một trong hàng trăm ngàn người Việt hải ngoại cũng tranh đấu giống như họ. Sự tranh đấu chỉ mang nhiều sự can đảm và tinh thần bất khuất hơn cũng như được đón nhận hơn, khi xẩy ra ngay trong lòng địch, khi sự an toàn và mạng sống của những người tranh đấu cùng gia đình họ bị de dọa liên tục. Những bài thơ của thi sĩ NCT nếu làm tại hải ngoại khi ông có đầy đủ tự do thì chắc chắn không được đón nhận một cách trân trọng bằng khi ông làm những bài này trong ngục tù của CSVN.
2. Những thành phần tiếp ứng cho sự tranh đấu thiếu vắng:
Ngoài phần giới lãnh đạo chủ lực bị hạn chế dần dần, thành phần tiếp lực cho họ, những đoàn thể sinh viên học sinh, tín đồ của tôn giáo, hay nhân công, cũng không có sự tham dự nhanh chóng và đúng lúc để tạo thêm khí thế cũng như áp lực đến với giới cầm quyền. Tại sao có sự thiếu sốt sắng này? Đó là một câu hỏi mà nếu chúng ta có được nguyên nhân chính xác thì chúng ta sẽ tìm được một trong những chìa khóa cho sự tranh đấu, giải thể chế độ CS tại VN. (Những tháng gần đây đang có sự xuất hiện lẻ tẻ của tành phần này)
3. Mục tiêu của sự tranh đấu chưa được đa số dân chúng coi là cần thiết cho sự sống còn của họ:
Rất dễ cho người dân hiểu rằng, khi một nước bị đô hộ hay xâm chiếm bởi ngoại bang và người dân cần phải hy sinh tranh đấu dành lại độc lập và tự chủ cho dân tộc. Và lý do cũng như động lực đó là “lòng yêu nước”. “lòng yêu nước và sự độc lập không bị cai trị bởi ngoại bang” rất dễ gieo vào lòng dân chúng, mặc dù sự hiểu biết, hay dân trí, của họ không có nhiều. Đó là một trong những lý do toàn dân đã ủng hộ kháng chiến chống Pháp trong quá khứ.
Rất dễ cho người dân hiểu rằng, khi một nước bị đô hộ hay xâm chiếm bởi ngoại bang và người dân cần phải hy sinh tranh đấu dành lại độc lập và tự chủ cho dân tộc. Và lý do cũng như động lực đó là “lòng yêu nước”. “lòng yêu nước và sự độc lập không bị cai trị bởi ngoại bang” rất dễ gieo vào lòng dân chúng, mặc dù sự hiểu biết, hay dân trí, của họ không có nhiều. Đó là một trong những lý do toàn dân đã ủng hộ kháng chiến chống Pháp trong quá khứ.
Còn lúc này, khi mục tiêu là tự do và dân chủ cho toàn dân, thì người dân không thấy được sự khẩn thiết, hay sự cần thiết, hơn là sự đủ cơm ăn áo mặc cho cá nhân và cho gia đình. Hơn nữa, khi họ thấy rằng có những thành phần giầu có cạnh họ tự do tiêu pha phung phí, thì tự do lúc này lại đồng nghĩa với sự giầu có và quyền lực và lúc đó họ muốn nhìn và đạt được nhanh chóng những thứ kể trên. Sự khát khao tự do và dân chủ tăng hay giảm còn tùy thuộc vào nhu cầu và động lực của cá nhân hay tập thể. Giá trị của tự do thường tăng theo với khả năng tích lũy tài sản, thế lực; và giá trị của dân chủ thường đồng hành với quyền thế. Có quyền và thế lực là điều kiện tiên quyết để được làm chủ người khác, nhanh chóng và giá trị hơn là dành được quyền “làm người dân”, hay “làm đảng viên CSVN” còn có “giá trị vật chất” hơn là “làm người dân”. Nếu đa số người dân mà suy nghĩ như trên, thì kỳ vọng họ đồng lòng tranh đấu cho tự do dân chủ cho toàn dân là điều cần phải suy nghĩ lại.
NHỮNG DIỄN TIẾN BẤT NGỜ NƠI THÀNH PHẦN TRANH ĐẤU
Những năm tháng gần đây, trong giới thanh niên, sinh viên, học sinh, những người chưa được gọi là những thành phần trí thức hay chuyên viên, những người thật trẻ, đã một mình đứng lên, lên tiếng đoì hỏi cho sự độc lâp của VN trước sự bành trướng của Trung cộng và sự im lặng của nhà cầm quyền CSVN. Những người trẻ này, đáng lý ra phải là thành phần tiếp ứng thành phần trí thức, nhưng họ lại hành xử như là thành phần chủ lực, đã mạnh dạn lên tiếng đòi tự do dân chủ và độc lập, bất chấp sự an toàn của cá nhân cũng như gia đình họ.
Những hành động này, quả thực, làm ngạc nhiên những người có kinh nghiệm về lịch sử tranh đấu của người Việt. Nó nói lên hai điều, thứ nhất, đó là sự vắng bóng của thành phần chủ lực, trí thức, và thứ hai, nó nói lên sự chuyển mình của thành phần tiếp ứng. Trong phạm vi bài này, chúng ta tạm thời đặt câu hỏi, thay vì tim câu trả lời:
1. Tại sao có tình trạng này, một tình trạng mà thành phần trí thức chủ lực đang vắng bóng, và thay vào đó là sự tham dự tích cực của thành phần tiếp ứng, mặc dù vẫn còn thưa thớt? .Và tình trạng này có cho ta những dự đoán nào về sự thành công hay thất bại của sự tranh đấu cho “sự độc lập” của Việt Nam và hơn nữa sự tự do dân chủ cho Việt Nam?
2. Những thành phần nhân sự đóng góp cho những cuộc nổi dậy hay cách mạng theo kinh nghiệm trong lịch sử của các nước khác, hiện bây giờ ở đâu? Họ có còn sức mạnh đủ để tạo những sự thay đổi của thể chế chình trị tại VN?
3. Việc thay đổi thể chế chính trị tại VN này chắc chắn sẽ xẩy ra, không nhanh thì lâu, vì đó là điều tất yếu của lịch sử. (Tại sao lại chắc chắn sẽ xẩy ra? lại là một đề tài khác). Ai sẽ là thành phần chính trong tương lai, trong nỗ lực làm thay đổi thế chế chính trị hiện tại của VN?
4. Những thành phần sẽ làm thay đổi thể chế chính trị tại VN có thể đến từ bên trong giới cầm quyền lãnh đạo? hay chỉ từ bên ngoài? Và bên ngoài có phải chỉ là những người trong nước ở ngoài đảng, hay gồm cả những người đang sống ngoài Việt Nam?
KHI CÓ CHÍNH SÁCH TRONG TẦM MỨC QUỐC GIA BỎ TÙ HỌC SINH CHƯA TRƯỞNG THÀNH, CSVN ĐANG CHỨNG TỎ SỰ HOẢNG HỐT NGHIÊM TRỌNG VỀ TÂM LÝ KẺ CÓ TỘI, KHÔNG PHẢI LÀ LÒNG TIN NƠI CHỦ NGHĨA
Chỉ còn vài ngày nữa, ngày 30 tháng 10, 2012, CSVN sẽ đem xử hai người trẻ, lên tiếng cho sự độc lập của dân tộc, và quyền được lên tiếng kêu gọi nhà cầm quyền hãy tích cực lãnh đạo toàn dân trong nỗ lực này. Cũng trong những ngày này, CSVN đã bắt giữ một học sinh còn chưa học xong và sẽ đưa em đó ra tòa với tội danh chống đối chế độ trong khi em chỉ chống đối âm mưu xâm lăng đất nước của Trung cộng. Những người trẻ này rồi cũng sẽ bị tù với những tội danh “gọi là âm mưu lật đổ hay phá rối chế độ” như những tội danh đã gán ghép cho những người đã tranh đấu cho độc lập, tự do và dân chủ trước đó, mà hiện nay đang nằm trong những nhà tù của CSVN, hay đã qua đời vì sức khỏe đã yếu kém sau những năm bị tù đày.
Tại sao CSVN lại huy động cả một lực lượng công an bắt giữ và giam biệt tích một sinh viên mới 20 tuổi khi học sinh này viết 2 câu sau trong “tờ truyền đơn”:
“Vì tổ quốc chống ngoại xâm
Vì tiền đồ dân tộc chống tham nhũng”
Vì tiền đồ dân tộc chống tham nhũng”
Hai câu trên đối với thường dân là một phát biểu bình thường (mặc dù rất chín chắn, vì người viết đã phân biệt được Tổ quốc và Dân tộc), nhưng đối với CSVN, với sự suy luận trong tâm trạng một người có tội (không chống ngoại xâm và đang tham nhũng) thì câu nói “động nọc và trúng tim đen” này lại là một phát biểu sẽ có hệ quả rất to lớn nếu nó được lan rộng trong giới sinh viên học sinh. CSVN không nhìn cô học trò Nguyễn Phương Uyên 20 tuổi này là một cá nhân, mà là một người điển hình nói lên tiếng nói của cả một lực lượng người dân, nhận biết và tố cáo CSVN. CSVN hiểu là “nếu chống tham nhũng, tức là chống CSVN -vì ai có khả năng tham nhũng nếu không phải là đảng và trên 3 triệu đảng viên có quyền lực trong tay-, thì TIỀN ĐỒ của dân tộc sẽ bị tiêu diệt”. Theo CSVN, đó là sự chống đối cái quyền lợi của họ. CSVN có tật thì giật mình, và kẻ gian CSVN thì luôn luôn luôn sợ người khác nói những câu ám chỉ tội lỗi của mình. Sự hỏang hốt trong những năm gần đây của CSVN không phải là sự khủng hoảng vì chủ nghĩa CS bị mất chỗ đứng trong lòng dân, mà vì quyền lợi và quyền uy của CSVN bị đe dọa.
Đó cũng là trường hợp của nhạc sĩ Nguyên Khang và những người dân dám nói lên cái lo sợ của đảng CSVN. CSVN không phải nhìn gà hóa cáo hay dùng dao mổ bò giết gà, dùng biện pháp mạnh đối với những thành phần chỉ biết lên tiếng với tính cách cá nhân, mà là muốn giết từ trong trứng nước những cá nhân nói lên cái tội của họ trước dân tộc và tổ quốc. CSVN còn muốn giết cả những “ý nghĩ” phê bình họ, nếu được.
Hôm nay, tưởng nhớ đến những anh hùng hy sinh cho đất nước, vì bất cứ lý do gì, trong quá khứ, trong hiện tại cũng như trong tương lai, chúng ta không những cám ơn họ mà còn đặt lòng tin nơi sự biến chuyển tất yếu của lịch sử sẽ làm đổi mới dân tộc. Chủ nghĩa CS đã cáo chung, và cái phần đảng viên còn bám víu vào chủ nghĩa độc tài độc đảng này sẽ không còn nữa vì trên thế giới, đã có một thể chế độc tài nào tồn tại với thời gian? Lịch sử, không phải là sự tái diễn, mà là sự chuyển vận của con người, càng ngày càng gần với nhân bản, trong đó, những giá trị tinh thần cũng như nhân quyền, càng ngày càng trở thành những yếu tố quan trọng, không thể tách rời với những nhu cầu ăn uống để sống còn. Người dân Việt trong nước, nói một cách tổng quát, đã có sự nhận biết về những giá trị tinh thần đó chưa. Nói một cách khác, khi có những người hy sinh mạng sống và an toàn cá nhân để tranh đấu cho tự do dân chủ cho toàn dân, thì sự hy sinh này đã và sẽ được tiếp nhận thế nào. Hay đa số những người biết giá trị của tự do và dân chủ, hiểu và biết cách tiếp nhận sự hy sinh của những người tranh đấu đó, đã từ từ và lần lượt rời Việt Nam, đến những nơi mà tự do và dân chủ đã có sẵn. Một chỗ xì hơi cho quả bóng quá căng??? Có phải vậy không?
Bùi Hồng Lĩnh
27 tháng 10, 2012
27 tháng 10, 2012
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét