1* Mở bài
Qua hai bài viết đầy tâm huyết của nhà báo Vi Anh, trước tình trạng cộng đồng người Việt tỵ nạn Cộng Sản ở Cali bị khuấy rối, Trúc Giang tôi thấy cộng đồng thật sự bị đe dọa. Bài thứ nhất có tựa đề “Cộng Sản Khuấy Rối Little Saigon”, bài thứ hai “Bảo Vệ Cộng Đồng”. Đó là những lời cảnh báo về một nguy cơ và lời kêu gọi đầy tâm huyết, hãy“bảo vệ cộng đồng!”
Trước kia, chúng ta không bảo vệ được đất nước nên phải chịu biết bao nhiêu cảnh đau thương, tang tóc và mất mát. Ngày nay, chúng ta may mắn được sống còn ở đất tạm dung của quê hương thứ hai, nhưng cũng không được an thân, bị xem là những kẻ xấu, những thế lực thù địch và Nghị Quyết 36 của đảng CSVN quyết đuổi tận diệt tuyệt ý chí bảo vệ tự do của người dân nước Việt Nam Cộng Hoà.
Chiến trường của 37 năm về trước, là một nước VNCH non trẻ bị 3 thằng Cộng Sản, là Nga, Tàu và CSBV, khai chiến tấn công. Ba thằng đánh một người, không què cũng chột. Chúng ta bại trận vì vũ khí chiến tranh, nhưng ngày nay, trên chiến trường mới, mặt trận chính trị, ngoại giao và những phương thức đấu tranh, được luật pháp Hoa Kỳ bảo vệ, thông qua các quyền tự do căn bản của công dân và con người.
Thủ đô người Việt tỵ nạn, Cali, là lãnh địa của cộng đồng người Việt. Chúng ta đang làm chủ. Trước kia cộng đồng cũng đã từng tạo nên những chiến tích oai hùng oanh liệt trong trang sử đấu tranh của cộng đồng. Đó là tinh thần và quyết tâm chống cờ máu và hình Hồ tặc trong vụ Trần Trường năm 1999. Đó là những thắng lợi liên tiếp trong chiến dịch bảo vệ Cờ Vàng, lá cờ được công nhận là biểu tượng cho chính nghĩa của cuộc đấu tranh cho tự do dân chủ và nhân quyền cho VN. Những cuộc biểu tình với khí thế dũng mãnh khiến cho bọn Phạm Gia Khiêm, Tôn Nữ Thị Ninh, Phan Văn Khải, Nguyễn Minh Triết phải thụt thò cửa trước, chui vào cửa sau, không những chạy trối chết mà còn có người bị anh Lê Phước Tuấn đánh cho phù mỏ. Vì thế, VC trong nước phải tìm mọi cách đánh phá các cộng đồng người Việt hải ngoại.
Những nhà tranh đấu nêu nhận xét, VC bắn tỉa cộng đồng bằng những vụ kiện, bắn AK vào cộng đồng bằng những văn công VC mà rõ nét nhất là cán bộ đoàn viên TNCS/HCM đã bị Lý Tống xịt hơi cay vào mắt, và mới đây, hôm 16-9-2012 VC lại phóng B-40 vào cộng đồng qua việc đảng viên CS là Nghệ sĩ Nhân dân Ngô Đặng Hồng Vân và đoàn văn công đến quậy ở Nam Cali.
Cảnh báo của nhà báo Vi Anh cho thấy một viễn ảnh là VC sẽ pháo kích bằng súng cối 82 ly hoặc hoả tiễn SAM để tiêu diệt nốt tinh thần của người dân nước VNCH, nếu như cộng đồng không có những biện pháp cương quyết tự bảo vệ mình.
Cảnh báo đó rất quan trọng, đáng để cho chúng ta quan tâm.
Tại Thủ Đô của người tỵ nạn chính trị, cộng đồng người Việt ở thế chủ động, có thừa sức mạnh nếu chúng ta có đoàn kết và quyết tâm.
2* Cộng đồng bị đe dọa Nhà báo Vi Anh đã nêu lên 2 mặt tấn công của CS Hà Nội, đó là tấn công trên không và dưới đất.
2.1. Tấn công trên không
Trên trời, VC dùng tiền bạc thuê mướn các công ty Mỹ chuyển tải truyền hình VT4 của Trung Ương và truyền hình Sài gòn, rồi lập ra chi nhánh truyền thông để miễn phí, gắn dĩa ăn ten thu hình gần như cho không, thế là gần 2 triệu người Việt trên đất Hoa Kỳ có thể xem tin tức, thời sự, bình luận và tuyên truyền của Hà Nội. Mưa lâu thấm dần bởi những mánh khóe tuyên truyền, là nghề của CS.
Trong nước có 700 cơ quan truyền thông gồm báo chí, đài truyền thanh, truyền hình, với 15,000 nhà báo, nhưng chủ trương bưng bít thông tin, tất cả chỉ có một hướng, đó là đường hẻm một chiều, gọi là lề phải.
Bưng bít thông tin là thuộc tính của những chế độ độc tài Cộng Sản.
2.2. Tấn công ở dưới đất
Ở dưới đất, VC chưa dám mở một đài phát thanh hay một tờ báo chính thức, vì e ngại chẳng ai nghe, chẳng ai đọc, nên chúng dùng thủ đoạn “củi đậu nấu đậu”, tức là dùng người tỵ nạn làm tay sai, đánh phá người tỵ nạn, mà VC nằm vùng thì thời nào cũng có, ở đâu cũng có. Bọn phản bội vô liêm sĩ nầy rất khó nhận diện, chỉ bị phát hiện khi chúng ra tay đánh phá, thế nhưng, dù phát hiện được, cũng không trừng trị được, vì chúng dựa vào các quyền tự do của các nước dân chủ: Âu, Úc, Mỹ, Canada…hơn nữa, bọn phản bội rất gian trá vì chúng có học, có hành, có bằng cấp, có nhiều tiền bạc…
Ông Huỳnh Quốc Bình có viết như sau: “Việt Cộng có dốt nhưng chúng không ngu. VC sẽ không bao giờ mang dép râu, đội nón cối, mang súng AK để tiếp xúc hay “tiếp cận” người quốc gia, mà chúng xử dụng cái vỏ bọc “từ thiện”, “văn hoá”, “tôn giáo”…là những thứ được xem như “bất khả xâm phạm”. Vì thế, ai mơ hồ về VC là lập tức trở thành nạn nhân của cái đám cướp VC ngay”. (Huỳnh Quốc Bình-Salem, Oregon)
Ông Bình nói rất đúng. Ông đã chỉ chính xác những chỗ, những nơi để chúng ta phăng ra đầu mối, nhận diện những tên tay sai nằm vùng, nâng bi VC.
2.2.1. Ở cái “vỏ bọc từ thiện”
Ở cái vỏ bọc từ thiện, chúng ta theo dõi, quan sát những hành động đi ra đi vào, tổ chức quyên góp, bán đấu giá, tổ chức văn nghệ gây quỹ…Điều quan trọng đáng chú ý là người làm từ thiện chân chính thì chỉ quan tâm đến tài chánh, đến số tiền gây quỹ, trái lại, bọn nón cối dép râu thì đặt vấn đề tuyên truyền đánh phá lên hàng đầu, vì đó là nhiệm vụ của chúng.
Ở cái “vỏ bọc từ thiện”, chúng ta cần tìm hiểu xem tổ chức từ thiện nào? gồm những ai?, nếu những người chủ trương là những nón cối dép râu, có thành tích bưng bô, vịt kiều yêu quái, thì chính hắn là những kẻ đấp mô. Vì thế, trước khi mua vé xem đại nhạc hội, các vị đồng hương nên tìm hiểu xem ban tổ chức là những ai? bầu show là những ai?
Lấy một thí dụ để chứng minh, đó là buổi trình diễn vở kịch “Kỹ Nghệ Lấy Tây” hôm chủ nhật 16-9-2012 tại Nam Cali vừa qua, nhìn vào đoàn văn công trong nước, do một đảng viên CS, một viên chức trong chính quyền thành phố Sài Gòn, và những người tổ chức thì biết ngay.
Phải cám ơn những lời chỉ dẫn của ông Huỳnh Quốc Bình, đã chỉ đúng chỗ.
2.2.2. Ở cái “vỏ bọc văn hoá”
Văn hoá bao gồm văn nghệ, hội họa, âm nhạc, văn chương trên báo chí, có liên quan đến ca sĩ, nhạc sĩ, những người cầm viết, những nhà sản xuất âm nhạc, băng, dĩa , những bầu show…Việc nầy không cần phải bỏ công sức ra tìm, mà chỉ cần đọc những bài trên báo, quan sát những buổi trình diễn ca vũ nhạc, xem những triển lãm tranh hội họa…
Ở khía cạnh nầy cộng đồng đã thấy, đã nhận diện và cũng đã hành động phản công bằng những cuộc tập trung bày tỏ ý kiến phản đối, như đã được tổ chức trong thời gian gần đây.
Văn hoá cũng bao gồm những người viết văn, viết chuyện, viết báo nữa, chỉ cần đọc bài của những cây viết có thành tích bê bê thì thấy ngay những Nhạc Bất Quần thời nay vậy.
Nhà báo Vi Anh viết tiếp “CS khai thác tối đa và lạm dụng tối đa cách làm báo của Tây Phương, nhơn danh quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, khích động, khiêu khích đối thoại, phản biện, nghị luận đa chiều để đưa văn hoá, tư tưởng của CS vào trong báo chương”.
3* Việt Cộng bắn tỉa người quốc gia
Chiến thuật bắn tỉa nhằm mục đích tiêu diệt, loại bỏ người lãnh đạo, cấp chỉ huy ra khỏi mặt trận. Xạ thủ bắn tỉa ngụy trang khéo léo, che dấu thân phận, phục kích chờ dịp ra tay.
Bắn tỉa còn có mục đích gây sợ hãi, làm mất tinh thần hoặc bịt miệng, gây rối loạn hàng ngũ, đưa đến tan rả.
Nhà báo Vi Anh cho biết: “Thêm vào đó gần đây CS Hà nội kết hợp khuấy rối tiếng nói của cộng đồng tỵ nạn CS chống Cộng bằng thủ tục thưa kiện. Nhiểu vụ lợi dụng thủ tục tố tụng của Mỹ, nơi đông người Việt tỵ nạn CS nhứt thế giới, để kiện tụng nhằm mục đích cản trở những ý kiến và hành động của những người chống Cộng đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền VN. Ở Mỹ người ta đã thấy một số vụ kiện như thế từ Arizona, Seattle, Texas đến California”(ngưng trích)
Đồng thời, tác giả Hoàng Trọng Hiếu cũng có cùng một nhận xét như thế trong bài viết tựa đề “Phải chăng Việt Cộng đang bắn tỉa người quốc gia qua các vụ kiện?” Tác giả cũng nêu lên 4 vụ kiện, ở Minnesota, Austin Texas, Dallas Texas và mới đây là vụ Lý Tống xịt hơi cay vào mặt tên VC con ở Cali.
Sắp tới đây sẽ có một vụ bắn tỉa nữa ở Nam Cali, đó là vụ một tờ báo kiện một tờ báo, 2 ký giả kiện một ký giả, mà trong bài phiếm luận, bà Đào Nương Hoàng Dược Thảo cho rằng “Đây là một phiên toà “quốc-cộng” được mang ra ánh sáng tại Hoa Kỳ, một phiên toà giữa bọn đánh bạc chữ nghĩa với người sử dụng chữ nghĩa”.
Nếu truy ra nguồn gốc, thì đúng là một phiên toà “quốc-công”, vì nó là hệ quả của cuộc đấu tranh quốc cộng, khởi đầu bằng vụ Sơn Hào nhục mạ VNCH và QLVNCH. Nếu không có Sơn Hào thì không có chuyện gì xảy ra, và cộng đồng vẫn sóng êm biển lặng, xuôi chèo mát mái trong cảnh bình bình yên yên trong đời sống an lành, tốt đẹp. Ai gây đất bằng nổi sóng đây?
Nếu bắn tỉa thành công thì bước kế tiếp, cộng đồng sẽ bị pháo kích bằng súng cối 82 ly, sau đó phóng hỏa tiễn Sam, và thảm kịch của ngày 30 tháng 4 tái diễn. Cộng đồng mất “thủ đô” lần thứ hai.
Diệt xạ thủ bắn tỉa cũng không khó, chỉ cần cộng đồng đoàn kết nhất trí, với quyết tâm cao để thực hiện những quyết định mà đại diện các tổ chức, hội đoàn đã từng kêu gọi trong những Bản Lên Tiếng vừa qua.
4* Cuộc biểu tình chống văn công Việt Cộng
Việt Cộng từng bước lấn chiếm thủ đô của người tỵ nạn bằng những cuộc tấn công không ngừng.
4.1. Biểu tình chống văn công Hồng Vân
4.1.1. Cộng đồng nhất trí tổ chức biểu tình
Ngày 7-9-2012, đại diện các tổ chức, đoàn thể đã nhất trí tổ chức một cuộc biểu tình trước rạp hát Saigon Performing Arts Center vào lúc 1:00 p.m. ngày 16-9-2012 để phản đối đoàn văn công VC do cán bộ đảng viên, NSND Hồng Vân hướng dẫn.
Theo Thông cáo số 2 của cộng đồng Nam Cali thì, “Ban tổ chức buổi văn nghệ là MH Entertainment do ông Michael Hoàng làm Trưởng Ban, và người yểm trợ là ông Tô Văn Lai, đại diện Trung tâm Thúy Nga” (Trích thông cáo số 2).
Đại diện các đoàn thể trong buổi họp ngày 7-9-2012 gồm có quý vị sau đây:
LS Nguyễn Xuân Nghĩa, Phan Kỳ Nhơn, Trần Quan An, Phan Tấn Ngưu, Trần Vệ, Trần Thanh Hiền, TS Mai Thanh Truyết, Nhan Hữu Mai, Lê Quang Dật, LS Trần Sơn Hà&Hứa Trung Lập, Phan Như Hữu, Nguyễn Trường Thanh, Trần Trọng An Sơn.
Cuộc biểu tình được tổ chức với lý do phản đối đoàn văn công do đảng viên, đại biểu Hội Đồng ND TP Sài Gòn là Nghệ Sĩ Nhân Dân Ngô Đặng Hồng Vân dẫn đầu.
4.1.2. Cuộc biểu tình ngày 16-9-2012
Tham gia cuộc biểu tình có rất đông các hội đoàn quanh vùng Little Saigon và các vùng lân cận với hàng ngàn đồng hương gốc Việt.
Một lão cà khịa
Có một lão bạch đầu cà khịa, nghe nói lão đã từng là thầy kiện, thầy cãi gì gì đó, trả lời phỏng vấn, phát biểu một câu xanh dờn, rằng những người do thù cá nhân, sợ hãi bỏ chạy, bị khích động nên đi biểu tình, mà không thấy được hậu họa mất nước bởi Trung Cộng. Rằng, đây là lúc phải đoàn kết để chống ngoại xâm.
Cha nội đầu bạc nầy thật đúng là cà khịa, vì đảng CSVN vốn nổi tiếng là “hèn với giặc, ác với dân”, vậy đoàn kết với ai đây?
Lão cà khịa nâng bi VC là quyền tự do của lão nhưng “phát biểu linh tinh vô tổ chức” thì bị xếp vào cái đám vô liêm sĩ nhận giặc làm cha. Không biết xấu hổ mà còn nói nhăng nói cuội.
Vô lại!
4.2. Vài nét về Hồng Vân
4.2.1. Tóm tắt tiểu sử
Hồ sơ ứng cử viên Hội Đồng Nhân Dân Thành phố khoá VIII nhiệm kỳ 2011-2016 ghi như sau:
Ngô Đặng Hồng Vân sinh ngày 26-5-1966 tại xã Châu Khê, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Những chức vụ đảm trách: Ủy viên BCH Hội Sân khấu TP/HCM, Trưởng ban Kinh tế Hội Nghệ sĩ Sân khấu VN, Phó chủ tịch hội Sân khấu TP/HCM nhiệm kỳ 2010-2015.
Được kết nạp vào đảng Cộng Sản Việt Nam ngày 22-12-2010 với thành tích: “Dàn dựng và biểu diễn trực tiếp các vở diễn có định hướng giá trị “chân, thiện, mỹ” cho khán giả yêu sân khấu. Đi đúng hướng lối, chủ trương của Dảng và Nhà nước”.
Hồng Vân đạt danh hiệu Nghệ Sĩ Nhân Dân, là danh hiệu cao nhất trao cho nghệ sĩ ở các nước Cộng Sản như Liên Xô và các nước CS Đông Âu trước kia. Phải ở trong nghề 20 năm, và danh hiệu nầy chỉ trao cho những người đã đạt danh hiệu Nghệ Sĩ Ưu Tú.
4.2.2. Bí mật gia đình
Trang web Xã Luận.com ngày 14-7-2011 ghi lại những chi tiết như sau:
Hồng Vân và Lê Tuấn Anh cùng học chung trường Cao đẳng Nghệ thuật Sân khấu. Hai người yêu nhau. Hồng Vân lớn hơn Tuấn Anh 3 tuổi. Giữa lúc tình cảm thắm thiết thì bỗng nhiên tan rã, vì Hồng Vân bắt gặp Tuấn Anh chở người bạn gái sau lưng. Sau khi chia tay, Hồng Vân kết hôn với một kiến trúc sư, Lê Tuấn Anh gắn bó với ca sĩ Phương Thảo.
Cuộc tình của cả hai không trọn vẹn. Phần Lê Tuấn Anh, sau Phương Thảo, Tuấn Anh còn trải qua 2 mối tình, nhưng không đi đến đâu. Phần Hồng Vân, gia đình đổ vở với kiến trúc sư khi Hồng Vân là mẹ của hai đứa con.
Cuối cùng, hai người tình cũ Hồng Vân và Lê Tuấn Anh gặp lại nhau sau 10 năm. Một đăng ký kết hôn. Sau 5 năm đã có tờ hôn thú, vợ chồng tổ chức đám cưới và dọn về ở chung với nhau. Một gia đình với 3 người con. Vợ lo sân khấu, chồng lo nhà hàng Ngã Ba Sông.
4.3. Tóm tắt về tiểu thuyết Kỹ Nghệ Lấy Tây của Vũ Trọng Phụng
Để có cái nhìn rõ hơn về vở kịch của Hồng Vân, tôi xin tóm tắt một số nét về tiểu thuyết Kỹ Nghệ Lấy Tây và tác giả Vũ Trọng Phụng.
Tiểu thuyết xuất bản năm 1934. Nói về xóm Thị Cầu với những ngươi đàn bà lấy Tây, tiểu thuyết được xem như dòng văn học hiện thực phê phán trước năm 1945.
Trong thời Pháp thuộc, văn hoá Tây phương đã làm thay đổi đời sống thành thị, tạo ra những hiện tượng lố lăng, kệch cỡm. Những me Tây bị xã hội khinh khi miệt thị.
Bi kịch của một người con gái có mẹ lấy Tây, bị xâu xé, làm tổn thương giữa tình yêu và tiếng xấu, lòng danh dự.
Tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng không có gì mới lạ cả, nó được phổ biến rộng rãi cách đây 78 năm rồi, cũng không có giá trị xuất sắc về nghệ thuật hay triết lý cao siêu nào cả. Sách cũ đã được bày bán ở vĩa hè hoặc bên lề đường nên rất nhiều người đã đọc và biết đến.
4.4. Vài nét về Vũ Trọng Phụng
Vũ Trọng Phụng sinh ngày 20-10-1912 tại Hà Nội. Mồ côi cha năm 7 tuổi, có năng khiếu nghệ thuật. Học xong tiểu học, thi vào trường sư phạm không đỗ, nên phải ra làm việc. Năm 18 tuổi, viết văn, làm báo. Năm 1937, lập gia đình, sinh được một bé gái. Vì làm việc quá sức nên bị lao phổi và từ trần ngày 13-10-1939 ở tuổi 27.
Tác phẩm: 30 chuyện ngắn, 9 cuốn tiểu thuyết, 8 phóng sự và 6 vở kịch. Tiểu thuyết: Cạm bẩy người (1933), Kỹ nghệ lấy Tây (1934), Giông Tố, Số đỏ, Vỡ đê, Làm đĩ…
Ở miền Bắc, trong suốt thời gian dài, từ thời Nhân Văn Giai Phẩm cho đến thời Đổi mới, Vũ Trọng Phụng bị kết tội “phản động”, “làm mật thám cho Tây” và tác phẩm của Vũ Trọng Phụng bị loại trừ ra khỏi văn học VN. Tác phẩm bị khai trừ hẳn trên văn đàn miền Bắc. Lý do: Trong di sản của Vũ Trọng Phụng, người ta tìm thấy một bài báo dài, nhan đề “Nhân sự chia rẽ giữa Đệ Tam và Đệ Tứ Quốc Tế, ta thử ngó lại cuộc cách mệnh Cộng Sản ở Nga từ lúc khởi thủy cho đến ngày nay”, in trên Đông Dương tạp chí số ra ngày 25-5-1937. Chỉ vì bài báo đó, mà tác phẩm của Vũ Trọng Phụng bị cấm trên 30 năm. Đến thời đổi mới, năm 1989 những tác phẩm đó mới được cho phép in lại.
Hiện thực phê phán Kỹ Nghệ Lấy Tây cách đây 78 năm đã lỗi thời, “xưa như trái đất”, mà hiện thực phê phán thời hiện đại, thuộc thế hệ Hồ Chí Minh, là Kỹ Nghệ Lấy Đài Loan, Đại Hàn, Mả Lai song song với cái văn hoá “ôm” của CNXH, là bia ôm, cà phê ôm, ngủ trưa ôm…
5* Hồng Vân trả lời phỏng vấn
Hồng Vân trả lời phỏng vấn của cô Ngọc Lan, thông tín viên đài Á Châu Tự Do (RFA), trích như sau:
“Vở kịch mà tôi mang đi là một vở diễn thời hiện thực phê phán của cả dân tộc. Tôi chỉ có một cái mục đích đó thôi. Tôi nghĩ rằng việc tôi làm rất là đúng bởi vì tôi muốn rằng con cháu tôi hoặc những bậc cô bác đi trước, chưa có dịp thưởng ngoạn lại những dòng văn học của Việt Nam, cái kho tàng văn học Việt Nam, thì bây giờ tận mắt chứng kiến và cùng nhịp đập với các nghệ sĩ chúng tôi trên sàn diễn, và ở dưới khán đài cũng có một cộng hưởng. Tôi thấy rằng nên có những cái như vậy để thấy rằng mình có cùng một cộng hưởng, cùng một cái gọi là tự hào khi mình là người Việt Nam”. (Hồng Vân)
Phần phát biểu trên cho thấy Hồng Vân cường điệu hoá, nổ quá, nói ẩu, nói trật lất và tầm bậy. Qua đó thấy thái độ kiêu ngạo và tự xác nhận rằng chính y thị đang thi hành NQ 36 về chiêu bài “hoà hợp hoà giải” dân tộc.
5.1. Cái sai #1. Cường điệu hoá, nói ẩu
Trích câu nói ẩu. “Vở kịch mà tôi mang đi là một vở kịch thời hiện thực phê phán của cả dân tộc”.
Cái sai nằm ở chỗ, “vở kịch thời phê phán của cả dân tộc”. Vở kịch chả có giá trị gì mà gọi là “của cả dân tộc”, căn cứ vào giá trị nào mà cho rằng “của cả dân tộc?”. Vở kịch có tầm cỡ quốc gia hay không, mà gọi là của cả dân tộc? Thời phê phán của Vũ Trọng Phụng cũng chẳng phải là “của cả dân tộc”. Nếu của cả dân tộc thì tại sao CS lại cấm trên diễn đàn văn học suốt trên 30 năm ở miền Bắc? Nổ to như vậy cho thấy cái kiêu ngạo, tự tôn của người đóng kịch thiếu khiêm nhường.
Như thế là cường điệu hóa, nói ẩu và trật lất.
5.2. Cái sai #2 và #3
Trích từ ngữ diển tả cái sai: “…tôi muốn rằng con cháu tôi hoặc những bậc cô bác đi trước chưa có dịp thưởng ngoạn lại những dòng văn học VN, cái kho tàng văn học VN, thì bây giờ tận mắt chứng kiến…”
Cái sai nằm ở chỗ, “chưa có dịp thưởng ngoạn lại những dòng văn học VN”, cho rằng cô bác đi trước chưa có dịp thưởng ngoạn là sai, bởi vì các cô, các bác đã đọc, đã biết tiểu thuyết Kỹ Nghệ Lấy Tây từ thời gian 32 năm trước khi Hồng Vân kết thai trong bụng mẹ (Hồng Vân sinh năm 1966). Tiểu thuyết tràn lan trên vỉa hè từ 1934 cho đến 1975 ở miền Nam.
Cho rằng vở kịch là “văn học VN”, là “kho tàng văn học VN” cũng trật lất, đó là cái sai thứ #3.
5.3. Cái sai thứ # 4.
Cô bác đi trước cùng nhịp đập với Hồng Vân ở trên sàn diễn
Cái sai ở chỗ, trái tim của các cô, các bác đi trước không bao giờ có cùng nhịp đập với trái tim không còn tình người của người CS cả. Bằng chứng là khi Hồng Vân vừa đến, thì các cô, các bác la ó phản đối trái tim CS. Trái tim của Hồ Chí Minh, của Mao Trạch Đông, của Pol Pot, của Stalin có còn tình người hay không? Tình người trong CCRĐ, trong cách mạng văn hoá, trong trại tù ở Siberia.
5.4. Cái sai thứ # 5. Có vở kịch mới thấy tự hào dân tộc Việt Nam
Trích: “Tôi thấy rằng nên có những cái như vậy để thấy rằng mình có…cùng một cái gọi là tự hào khi mình là người VN”
“Những cái như vậy” chỉ vở kịch của Hồng Vân. Có vở kịch mới thấy được cái tự hào dân tộc, là người Việt Nam. Nếu không có vở kịch, thì người Việt hải ngoại không có cái tự hào là người VN.
Cương ẩu, nổ to, nói tầm bậy.
5.5. Hồng Vân xác nhận thi hành chiêu bài hoà hợp, hoà giải của NQ 36
Những từ ngữ chỉ sự kêu gọi hoà hợp là “cùng nhịp đập” (của trái tim) với nghệ sĩ chúng tôi, (đảng viên CS)”, “dưới khán đài (khán giả hải ngoại) có cùng một cộng hưởng”, “để thấy mình có cùng một cộng hưởng”.
“Cộng hưởng” cùng nghĩa với “giao hưởng”, là sự hoà hợp, tiết tấu những âm thanh của nhiều loại nhạc khí khác nhau, tạo thành một bản nhạc hài hoà hoàn chỉnh.
Mục đích kêu gọi cùng một lòng, một ý, là cùng nhịp đập của trái tim, kêu gọi cùng một cộng hưởng với Cộng Sản mà Hồng Vân là một phần tử của đảng, tức là thi hành chiêu bài kêu gọi hoà hợp hoà giải dân tộc của NQ 36.
Thưa bà con cô bác, chúng ta thường xem âm nhạc là thuần túy nghệ thuật, nhưng Việt Cộng thì không. Với VC, thì tất cả mọi sinh hoạt, mọi hành động đều phải mang tính “giai cấp”, nói chung là phải phục vụ cho mục đích chính trị, mà cụ thể là theo đúng đường lối và chủ trương của Đảng. Các chương trình Duyên Dáng Việt Nam là bằng chứng cụ thể.
Hồng Vân đã mang vở kịch đến Mỹ dùng nghệ thuật sân khấu để tuyên truyền chính trị, thực hiện chiêu bài hoà giải hoà hợp của CS Hà Nội.
Khi bà con cô bác thấy rõ được nhiệm vụ của đảng viên Hồng Vân, thấy được ý đồ đánh phá cho tan nát cái ý chí tự do, dân chủ nhân quyền cho VN, thấy thế, bà con sẽ không còn dễ giải với tên VC con và VC gái đó nữa.
6* Bí kíp tuyệt chiêu của sư phụ Vi Anh
Sở dĩ tôi tôn ông là sư phụ vì chiêu thức của ông thâm sâu khó lường. Trong bài viết có tựa đề là “Cực Đoan, Bạo Lực Là Thất Bại”
Trích như sau:
“Chỉ cần biểu tình ôn hoà là Mỹ có thừa biện pháp hành chánh và pháp lý để ngăn chận sự phát tán khúc phim quái ác này. Như Trần Trường treo cờ CSVN và hình Hồ chí Minh trong tiệm ở phố Bolsa, trung tâm của Little Saigon, người Mỹ gốc Việt tỵ nạn CS coi là thủ đô tinh thần của mình ở hải ngoại. Luật pháp Mỹ trên lý thuyết không thể ngăn cản được vì đó là quyền hiến định của công dân Mỹ. Nhưng chánh quyền Mỹ có cách thực tế để chấm dứt cuộc biểu tình mấy chục ngàn người Mỹ gốc Việt chống đối. Truy tố ông Trần Trường về tội sang băng lậu và đóng cửa tiệm này, tức đưa cờ của CSVN và hình Hồ chí Minh vào bóng tối.” (Hết trích)
Có 3 điểm chính:
1. Luật pháp Mỹ không thể cấm Trần Trường treo cờ CSVN và hình Hồ Chí Minh.
2. Nhưng chính quyền Mỹ có biện pháp để chấm dứt cuộc biểu tình, là truy tố Trần Trường về tội sang băng lậu để đóng cửa tiệm là chấm dứt được biểu tình ôn hoà của hàng chục ngàn người Mỹ gốc Việt.
3. Hàng chục ngàn người Mỹ gốc Việt biểu tình, thì chính quyền sẽ giải quyết như vụ Trần Trường.
Đó là bí kíp tuyệt chiêu đang nằm trong tầm tay của cộng đồng, nếu chúng ta cho tái diễn cái tinh thần chống Trần Trường, thì chúng ta sẽ thành công. Việc nầy đòi hỏi sự đoàn kết và quyết tâm cao độ của mọi người.
7* Kết
Đe dọa bị mất thủ đô lần thứ hai. Một lần cũng đã quá đủ rồi. Hãy bảo vệ cộng đồng. Chỉ có sự đoàn kết và quyết tâm cao độ thì chúng ta mới không bị mất “thủ đô” một lần nữa.
Vũ khí trong tay hiện tại là chúng ta thi hành tám không. 8 không, bao gồm 4 không của nhà báo Vi Anh và 4 không của Bản Lên Tiếng số 3 ngày 24-8-2012, được 140 tổ chức, hội đoàn nhất trí quyết định.
1. Không hưởng ứng
2. Không tham dự
3. Không chạy quảng cáo
4. Không mua bán vé buổi trình diễn (Vi Anh)
5. Không mua
6. Không viết
7. Không đọc
8. Không quảng cáo (Bản Lên Tiếng ố 3)
Trúc Giang, Minnesota tháng 10 năm 2012
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét