Pages

Thứ Ba, 2 tháng 10, 2012

TRÁCH NHIỆM GIẢI TRỪ NỌC ĐỘC CỘNG SẢN


Nguyễn Nhơn.


“Và khi nào như hiện nay, chúng ta đã nhìn thấy nguồn gốc của chủ nghĩa Cộng Sản, nhìn thấy những nguyên nhân sâu xa của sức mạnh của nó, nhìn thấy những điểm tựa trên đó nó đang lấy sinh lực ở Á châu, nhìn thấy lý do vì sao nó đã bắt đầu suy nhược ở Tây phương và nhìn thấy những hậu quả tai hại nó sẽ mang đến cho dân tộc Việt Nam, thì chúng ta mới nhìn thấy, một cách minh bạch, trách nhiệm của thế hệ chúng ta là phải vận dụng tất cả nỗ lực, mà chúng có thể cung cấp, để loại trừ độc dược đó ra ngoài cơ thể của cộng đồng dân tộc.”
Trên đây là đoạn kết của lời mở đầu phần 4, di cảo “ Chính đề Việt Nam” của Tùng Phong Ngô Đình Nhu.
Đọc câu, “ trách nhiệm của thế hệ chúng ta là phải vận dụng tất cả nỗ lực, mà chúng ta có thể cung cấp để loại trừ độc dược đó ra ngoài cơ thể của cộng đồng dân tộc.”, lòng cảm thấy ngậm ngùi!
Thế hệ Ngô Đình Nhu là thế hệ cha, anh, đã uất hận ra đi mà trách nhiệm chưa hoàn thành.

Thế hệ chúng tôi, lớp con em, sống và chiến đấu trong cơn binh lửa điêu linh, núi xương, sông máu. Thất trận, tù đày khổ nhục, rốt rồi trách nhiệm giải trừ nọc độc cọng sản, đã không hoàn thành mà tấm thân còn lưu vong tủi hỗ.
Ngày nay, tuổi đời chồng chất, vẫn nhớ lời căn dặn của thế hệ cha anh, nào dám quên ” vận động tất cả nỗ lực, mà chúng ta có thể cung cấp, để loại trừ độc dược đó ra ngoài cơ thể của cộng đồng dân tộc.”
Vì thế mà bất chấp mọi lời đè bĩu của bọn VGVC đủ loại rằng: Chống cọng cực đoan, quá khích, tới sáng, tới chiều, chúng tôi vẫn không sờn lòng vì tin lời phụ huynh lớp trước là chúng ta đứng về phía “ Chánh nghĩa Dân tộc.” Một huynh trưởng hiện nay còn khuyến khích: Chẳng phải chống cọng tới chiều mà còn tới tối, ngay cả sau khi cọng sản sụp đổ rồi vẫn còn chống, vì nếu lơ là, tàn dư cọng sản sẽ sống lại, tác quái như Putin bên nước Nga.
Thua một trận đánh, không phải là thua cả cuộc chiến. Thua trên mặt trận súng đạn, quân chánh Miền Nam lưu vong ra hải ngoại tiếp tục cuộc chiến trên mặt trận văn hóa, tư tưởng, mệnh danh là “cuộc chiến giữ lửa.”
Ngày nay, một ánh lửa đã cháy lên từ thân xác của bà mẹ Bạc Liêu Đặng Thị Kim Liêng, thân mẫu của người tù 10 năm lừng danh Tạ Phong Tần. Ánh lửa Bạc Liêu ngày nay, rồi đây sẽ loan truyền trong sử sách như câu chuyện gia đình nông dân Biện Toại chém chết cò thực dân Tây trên cánh đồng Nọc Nạn trăm năm về trước!
Có lẽ thế hệ 1930s, 1940s của chúng tôi may mắn hơn thế hệ phụ huynh, bởi vì ngày nay, vấn đề Chánh Tà-Ngay Gian đã phân biệt rạch ròi. Ai xã thân chiến đấu giữ nước, ai mãi quốc cầu vinh, mọi người đều biết.
Bọn gian tà cọng sản bán nước có văn tự đành rành: Công hàm bán đảo Hoàng Sa-Trường Sa và Biển Đông cho chệt Tàu do Đồng khô tuân lệnh Hồ cạn ký năm 1958 do chủ Trung Cộng trưng ra trước các hội nghị quốc tế làm bằng. Hiệp ước bán nước
Thành Đô 1990 đâu phải chỉ ở Wikileak mà rải rác trên hồi ký của những người cs có can dự từ lâu. Còn như Hiệp ước bán Biên giới, nửa thác Bản Giốc và hầu như toàn bộ Vịnh Bắc Việt thì đã thể hiện trên thực tế trước mắt.
Cho nên giới trẻ ngày nay không còn mơ hồ gì về ách nạn cọng sản đối với dân tộc và đất nước như lớp cha ông của họ trên Miền Bắc ngày trước.
Rồi đây lớp tuổi 50 mươi Minh Hằng, Phương Bích … sẽ dẫn dắt những Dũng Aduku, Chí Đức, Nguyễn Văn Phương, Việt Khang, Mimh Hạnh, Huy Chương, Quốc Cường và còn ai nữa... những anh hùng của thời hiện đại, tiến bước trên đường làm nên lịch sử, “ giải trừ tà quyền cọng sản sói lang, dứt trừ nọc độc cọng sản trong cơ thể cộng đồng dân tộc” theo lòng mong mỏi của cha, ông lớp trước, vì vận nước nỗi trôi chưa thuận, mà đành ngậm ngùi ra đi về cỏi vĩnh hằng!
Ngày trước, giới trẻ chúng tôi lên đường nhập ngủ, tòng chinh chống cọng sản xâm lăng, ngạo nghễ cất tiếng ca:
Thanh niên ơi!
Hồn thiêng núi sông đợi chờ
Nơi tay ta toàn dân ngóng trông từng giờ
Mang máu anh hùng ta đừng làm nhơ máu anh hùng
Trai Đất Việt thề làm đèn sáng thế giới soi chung
Xưa, chúng tôi cầm súng chống cọng sản xâm lăng.
Nay, các bạn kiên cường tranh đấu diệt trừ bạo quyền cọng sản bán nước, hại dân, trách nhiệm cũng đồng.
Tôi lại nói cho các bạn rõ điều nầy: Bốn chữ “hồn thiêng sông núi” không phải là sáo ngữ. Nó có thực chất cảm nhận được như vầy:
Đêm đông trên Hoàng Liên Sơn, thân tù đày đói lạnh buốt óc, nhức tim. Suốt đêm dài trở trăn, thao thức. Thiêm thiếp đến lúc tàn canh. Cửa tù mở, bên kia song cửa sắt, hoa bang nở rộ khắp núi đồi. Mùa xuân đến đem theo sức hồi sinh. Mùa hè dưới chân rặng Trường Sơn, nằng như thiêu đốt thịt da. Thu đến, gió mùa thu mát dịu. Tứ thời, bát tiết, nắng gió, mưa sương thấm đượm châu thân, trui rèn nên con người Việt Nam bền gan trước mưa gió, bảo bùng.
Vậy đó, khí thiêng sông núi là như vậy đó!
Tôi tin các bạn trẻ hiểu rõ đều nầy để vững tâm chiến đấu.
Nguyễn Nhơn
( Thu 2012 )

Không có nhận xét nào: