Tấm bản đồ này với các ranh giới trên biển này đã được chính quyền Quốc Dân Đảng cầm quyền tại Trung Quốc vẽ ra từ trước khi họ phải chạy qua Đài Loan vào năm 1949, nhưng hầu như không được nhắc đến trong một thời gian dài. Thế nhưng, vào tháng 05/2009, trong một văn kiện chuyển cho Liên Hiệp Quốc, Bắc Kinh đã chính thức sử dụng tấm bản đồ này để khẳng định chủ quyền của Trung Quốc trên hầu như toàn bộ Biển Đông.
Từ lúc đó đến nay, tấm bản đồ hình lưỡi bò đã bị hầu hết giới nghiên cứu trên thế giới cho là không có cơ sở pháp lý, không phù hợp với Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982 mà chính Trung Quốc đã ký kết. Trước những lời phê phán kể trên, phía Trung Quốc đã không có lời giải thích thỏa đáng, mà chỉ viện dẫn “chủ quyền lịch sử” để bảo vệ quan điểm của mình.
Chính là để đối phó với những lời chỉ trích đó mà các học giả Trung Quốc và Đài Loan đã quyết định khởi động chương trình nghiên cứu của mình. Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nam Hải của Trung Quốc công nhận rằng “để đáp ứng các mối quan ngại quốc tế”, nhóm nghiên cứu này sẽ “cung cấp cho cộng đồng quốc tế một lời giải thích pháp lý về đường chữ U trong vòng một năm tới đây”.
Ông Ngô Sĩ Tồn cũng không ngần ngại thừa nhận rằng trên hồ sơ Biển Đông, Trung Quốc và Đài Loan hoàn toàn tâm đầu ý hợp, khi khẳng định đó là lợi ích chung của cả hai bên, và quan hệ được cải thiện trong những năm qua đã đặt nền móng vững chắc cho hợp tác song phương trên vấn đề này.
Từ lúc đó đến nay, tấm bản đồ hình lưỡi bò đã bị hầu hết giới nghiên cứu trên thế giới cho là không có cơ sở pháp lý, không phù hợp với Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982 mà chính Trung Quốc đã ký kết. Trước những lời phê phán kể trên, phía Trung Quốc đã không có lời giải thích thỏa đáng, mà chỉ viện dẫn “chủ quyền lịch sử” để bảo vệ quan điểm của mình.
Chính là để đối phó với những lời chỉ trích đó mà các học giả Trung Quốc và Đài Loan đã quyết định khởi động chương trình nghiên cứu của mình. Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nam Hải của Trung Quốc công nhận rằng “để đáp ứng các mối quan ngại quốc tế”, nhóm nghiên cứu này sẽ “cung cấp cho cộng đồng quốc tế một lời giải thích pháp lý về đường chữ U trong vòng một năm tới đây”.
Ông Ngô Sĩ Tồn cũng không ngần ngại thừa nhận rằng trên hồ sơ Biển Đông, Trung Quốc và Đài Loan hoàn toàn tâm đầu ý hợp, khi khẳng định đó là lợi ích chung của cả hai bên, và quan hệ được cải thiện trong những năm qua đã đặt nền móng vững chắc cho hợp tác song phương trên vấn đề này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét