Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới sẽ đưa ra kết luận dạng phân tích đầu tiên về hệ thống tài chính Việt Nam theo đó có thể giúp đẩy mạnh hơn cho nỗ lực của chính phủ Việt Nam nhằm chấn chỉnh khu vực ngân hàng và tăng niềm tin cho các nhà đầu tư, theo Bloomberg.
Hãng tin tài chính này cho hay "Chương trình Đánh giá Khu vực Tài chính" là nhằm xác định yếu tố làm sung yếu hệ thống tài chính của Việt Nam theo đó có thể dẫn tới một cuộc khủng hoảng.
Mức độ ổn định trong hệ thống ngân hàng Việt Nam đang là một quan ngại, với giá trị tài sản bị xuống cấp nhiều và thực trạng trì hoãn thực thi cũng như làm chưa đủ trong nỗ lực tái cơ cấu, Ngân hàng Thế giới cho biết mới đây.Nỗ lực này bao gồm các biện pháp như phép thử phản ứng cho khu vực tài chính ứng phó ra sao khi gặp khủng hoảng (stress test) và kiểm tra khung luật pháp và hạ tầng tài chính như hệ thống thanh toán và giao dịch tài chính.
"Nhiều người, kể các các định chế tài chính quốc tế, đã và đang yêu cầu biết về thông tin của các ngân hàng của Việt Nam và thông tin doanh nghiệp nhà nước"
Sanjay Kalra, Đại điện IMF
Moody’s Investors Service, hãng đánh giá tín nhiệm, đã hạ điểm của Việt Nam hồi tháng Chín khi nêu quan ngại rằng điểm yếu trong khu vực ngân hàng có thể làm ảnh hưởng tiêu cực tới vị thế tài chính của Việt Nam.
“Nhiều người, kể các các định chế tài chính quốc tế, đã và đang yêu cầu biết về thông tin của các ngân hàng của Việt Nam và thông tin doanh nghiệp nhà nước,” ông Sanjay Kalra, đại điện IMF tại Hà Nội được Bloomberg dẫn lời.
“Chúng tôi thấy khích lệ khi biết chính phủ quyết định tham gia chương trình này".
Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước là một trong ba trọng tâm trong kế hoạch 5 năm tới, theo những gì được nói tới tại Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam vào năm ngoái.
Ngân hàng Thế giới nói rằng Việt Nam có "tiến bộ hạn chế" và rằng thực trạng kém hiệu quả là yếu tố cản trở tiềm năng tăng trưởng dài hạn.
'Cải cách cụ thể'
"Về mặt minh bạch thì sẽ tốt cho họ, và làm được vậy sẽ khiến người ta bớt đi một số câu hỏi về Việt Nam"
Victoria Kwakwa, Giám đốc Văn phòng Việt Nam Ngân hàng Thế giới
“Doanh nghiệp nhà nước là bên vay quan trọng của khối ngân hàng, và chúng ta chưa thấy có đủ thông tin về bên đi vay này", ông Kalra nói.
Việc đánh giá này sẽ mở đường cho "những cải cách cụ thể theo đó tạo khu vực tài chính vững chắc và lành mạnh", ông Karla nói trong một thông cáo tại Hà Nôi vào ngày 12/12/2012, theo Bloomberg.
Ông Sanjay Kalra cho biết đã có một phái đoàn tiền trạm tới Việt Nam trong quý Tư và một phái đoàn khác đã được lên lịch tới đây vào tháng Một.
Việc đánh giá theo dự kiến sẽ được hoàn tất nội trong sáu tháng đầu năm sau, và việc có quyết định công bố đánh giá này hay không là tùy thuộc vào Chính phủ Việt Nam, ông cho biết.
Ngân hàng Thế giới sẽ động viên chính phủ "đừng sợ đưa báo cáo ra công khai", bà Victoria Kwakwa, Giám đốc Văn phòng Việt Nam Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam được dẫn lời.
“Chúng tôi sẽ cố và sẽ động viên họ,” bà Kwakwa được Bloomberg dẫn lời nói với hãng này trong cuộc phỏng vấn vào hôm 13/12/2012.
"Về mặt minh bạch thì sẽ tốt cho họ, và làm được vậy sẽ khiến người ta bớt đi một số câu hỏi về Việt Nam".
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét