Pages

Thứ Bảy, 10 tháng 12, 2011

Giải Nobel Kinh Tế 2011, lý thuyết và ứng dụng

Xin trân trọng giới thiệu bài viết của một Thành Viên Nhóm Người Việt Vì Dân Tộc Việt, anh Tran V.A (Mỹ)
Trần V. A.
Chào các bạn,
Ngày mai thứ bảy, 10 tháng 12, những người được giải Nobel năm 2011 sẽ nhận giải thưởng cao quý này tại Stockholm, Thụy Điển, riêng Giải Nobel Hòa Bình được trao tại Oslo, Thủ đô Na Uy.
Đặc biệt ngày 10 tháng 12 cũng là ngày kỷ niệm Tuyên Ngôn Phổ Quát Nhân Quyền – Universal Declaration of Human Rights của Liên Hiệp Quốc.
Năm nay, giải Nobel kinh tế được trao cho hai giáo sư Mỹ, Ông Christopher Sims của Đại học Princeton và Thomas Sargent của New York University. Các công trình nghiên cứu đa dạng của hai giáo sư này có lẽ vượt quá tầm hiểu biết của phần lớn chúng ta, nhưng có một lãnh vực liên quan đến tình hình kinh tế hiện nay của cả Hoa Kỳ va Việt Nam, đó là “liên kết giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ”
Xin gửi đến các bạn bản dịch một bài báo trên tờ New York Times về hai khôi nguyên kinh tế Nobel 2011.

Nếu các bạn chú ý thì những nhận định, phê bình của anh Châu Xuân Nguyền về tình hình kinh tế ở Việt Nam lâu nay cũng dựa trên những nguyên tắc kinh tế này để giải quyết dung hòa giữa tăng trưởng và lạm phạt Nó còn cho thấy rõ sự yếu kém về lý thuyết và khả năng áp dụng những thực nghiệm về kinh tế thị trường của các quan chức điều hành kinh tế ở VN.
Có lẽ điều đó cũng không làm chúng ta ngạc nhiên vì đại đa số những chuyên viên kinh tế đang nắm quyền hiện nay đã được đào tạo trong nền kinh tế chỉ huy của khối cộng sản Liên Xô , Đông Âu cũ. Các nước cộng sản ở Á Đông thì hầu như chỉ chú trọng cải cách ruộng đất, hợp tác hóa, đánh tư sản, cướp đất, tịch thu tài sản của dân là chính, còn nói về lạm phát, thất nghiệp thì… cho rằng các hiện tượng kinh tế đó chỉ xảy ra trong các nước tư bản dãy chết! Điều mỉa mai là tư bản vẫn còn đang dãy nhưng cộng sản thì đã chết hai mươi năm, mặc dầu các cán bộ ở Hà nội vần còn mê tín, cúng vái mong nó hồi sinh!
Đó là nói về những chuyên viên kinh tế được đào tạo bài bản ở Việt Nam, còn những trường hợp như y tá du kích cho điều hành kinh tế thì đúng là điều ô nhục nhất cho dân tộc Việt Nam. Hết ý!
Enjoy!
Trần V.A.
——————————
The New York Times
03 Tháng 12 2011
Chào buổi sáng. Bạn là người đoạt giải Nobel.
Jeff Sommer
Christopher A. Sims, một nhà toán học và kinh tế khác thường, kẻ đã mở đường cho một ngành kinh tế, đang ngủ say tại nhà gần trường Đại học Princeton, thì điện thoại reo.
Đó là vào buổi sáng sớm ngày 10 tháng 10, mặt trời chưa lên. Một cuộc gọi quấy nhiễu, anh nghĩ thế, và trở người qua phía kia.
Sau đó, chuông điện thoại reo lần nữa. Vợ ông, Cathie, mò mẫm tìm ống nghe.
“Nếu ai đó đùa”, bà thì thầm, “thì họ giả giọng Thụy Điển khá tốt.”
Vào giờ đó, gần khuôn viên của Đại học New York ở Manhattan, Thomas J. Sargent đã toàn tỉnh giấc. Ông cũng đã nhận được một cuộc gọi bất ngờ.
Stockholm đang trên ở bên kia đường dây. Hai người đàn ông, bạn bè đối đáp trí tuệ với nhau hơn 40 năm, đã đoạt giải Nobel về khoa học kinh tế. (Họ sẽ nhận giải vào thứ Bảy này.)
Tuy nhiên, trong thời gian này những âu o kinh tế, với số phận của đồng euro và tiến triển của nền kinh tế toàn cầu không chắc chắn, hai người Mỹ này đã đạt đến tột đỉnh của ngành nghề mà đối với nhiều người, dường như đã thất bại thảm hại. Cuộc khủng hoảng tài chính 2008-09, cuộc Đại Suy Thoái, sự lộn xộn nợ nần ở châu Âu – ít nhà kinh tế nhìn thấy nó xảy ra. Mặc dù có vẻ thanh tao,đẹp đẽ, kinh tế vĩ mô hiện đại dường như không giúp thế giới được gì nhiều khi người ta cần nó nhất.
Ngày nay, giải pháp cho các khó khăn kinh tế của chúng ta, nợ chính phủ tồi tê, tỷ lệ thất nghiệp cao, vẫn còn lẩn tránh. Và trong lĩnh vực kinh tế, như chính trị của Washington D.C., có vẻ phân cực hơn bao giờ hết.
Trong cuộc Đại Suy Sụp (trong thập niên 1930), John Maynard Keynes đã đưa ra các biện pháp khắc phục hậu quả. Ý tưởng của ông đã định hình tư duy của các nhà hoạch định chính sách từ đó đến nay. Keynes cho rằng nền kinh tế thị trường vốn đã không ổn định, nếu để tự động vận hành, có thể tự hủy. Do đó các chính phủ, ông lập luận, đôi khi phải can thiệp.
Ông Sims và ông Sargent không đưa ra phương pháp chữa trị cũng không dự báo tương lai. Họ cũng không tuyên bố ồn ào trên truyền hình. Họ là những nhân vật nổi tiếng bất đắc dĩ, Những người mà công việc của họ làm người khác nhức óc, kể cả các tiến sĩ.
Vì vậy, thật là bất ngờ, không chỉ cho ông Sims và ông Sargent, khi cả hai trở thành tâm điểm của sự chú ý chẳng đặng đừng. Những tiếng nói bảo thủ, như trang xã luận của The Wall Street Journal, đã tuyên bố họ như là của riêng của mình. Các thành quả nghiên cứu của họ về nguyên nhân và hiệu quả kinh tế và lý thuyết kỳ vọng hợp lý – cho rằng mọi người sử dụng tất cả các thông tin có được trong các quyết định kinh tế, đã chứng minh rằng Keynes đã sai, các nhà bình luận khẳng định.
Đó là một luận đề dễ gây tranh cãi – nếu nó là sự thật. Tuy nhiên, ông Sims và ông Sargent nói công việc của họ bị hiểu sai. Cả hai, trong thực tế, là người theo đảng Dân chủ lâu năm, cho rằng chính phủ có thể và nên đóng một vai trò trong các vấn đề kinh tế. Họ ủng hộ nhiều chính sách gần đây của chính quyền Obama và Ngân hàng Dự trữ Liên bang (Fed). Họ thậm chí có một số ý tưởng các chính phủ châu Âu nên làm gì để có thể xoa dịu cuộc khủng hoảng đang xảy ra trên lục địa đó.
Họ đã được giải Nobel “vì những nghiên cứu thực nghiệm về nguyên nhân và hiệu quả trong kinh tế vĩ mô,” theo lời của học viện. Điều này có nghĩa, một phần, là họ đã sử dụng một số toán học siêu đẳng. Những ý tưởng của họ, phần lớn được hình thành trong những thập niên 1970 và 80, ngày nay giúp định hướng cách suy nghĩ bên trong Fed và trên thị trường chứng khoán Wall Street.
Công việc của họ vượt xa các nhãn hiệu xưa cũ như chủ nghĩa Keynes và chủ nghĩa tiền tệ (monetarism) của Milton Friedman. Họ đã chỉ ra rằng chính sách tài khóa và tiền tệ gắn bó chặt chẽ, và nghiên cứu của họ phản ánh sự thay đổi rộng lớn trong kinh tế từ ngôn từ sang số lượng, đến một mức độ phân tích thực nghiệm mà ít người ngoài nghề có thể dễ dàng nắm bắt. Tuy nhiên, nó có chứa hạt nhân của thái độ hoài nghi thích hợp cho những thời điểm khó khăn. Trong một thế giới không chắc chắn và có hạn chế, nguyên nhân và hậu quả thường không như người ta nghĩ. Kết quả là, chúng ta phải kiểm tra và kiểm tra lại các giả định của chúng ta và cố gắng để sẵng sàng cho những điều bất ngờ.
“Điều ấn tượng nhất về các học giả này,” ông David Easley, một kinh tế gia tại Đại học Cornell, là trong những năm gần đây, họ đã đặt nghi vấn về các giả định của các mô hình mà họ đã giúp tạo ra, và họ đã đi những bước tiên phong trong những nỗ lực vượt xa hơn nữa.”
Ông Sargent cho biết công việc quan trọng nhất của mình được nói lên “trong ngôn ngữ đẹp của toán học.” Ông biết nó không được hiểu rộng rãi.
“Các loại công việc chúng tôi làm, những nhà kinh tế thực sự làm, sẽ không bao giờ phổ cập với công chúng,” ông nói.
Thomas Sargent, trong dự thảo diễn văn nhận giải Nobel của ông, đề cập đến mình như “một người Mỹ tỉnh lẽ.” Vào một buổi chiều vừa rồi, cạnh bát mì tại một nhà hàng châu Á gần đại học New York ở Greenwich Village, ông đã dùng phép ẩn dụ bóng đá để thảo luận về kinh tế. Ông so sánh nhà hoạch định chính sách tài chính như huấn luyện viên, với những X và O. Ông thường mặc T-shirt, áo nỉ và mũ bóng chày, trang phục thích hợp ở bang Montana, nơi ông giữ một cabin, và cũng ở Washington Square, bang New York
Sinh năm 1943, con trai của một ông bán bảo hiểm và một bà nhân viên xã hội, ông Sargent lớn lên ở Monrovia, California, phía đông của Pasadena. Ông nói rằng ông đã không nổi bật thời ở trường trung học. “Tôi không phải là đứa trẻ sáng giá, theo bất cứ tiêu chuẩn nào,” ông nói. “Tôi đã theo dõi bóng đá, thích theo gái, và gắng làm xong việc với ít nỗ lực nhất.”
Kinh tế à? Bạn chỉ đùa! “Tôi nghĩ rằng bạn nên xét lại nếu ai ở trung học mà nói rằng muốn trở thành một nhà kinh tế,” ông nói.
Tuy nhiên, từ khi còn nhỏ, Tom Sargent đã được làm quen với thế giới kinh tế thực. Cả hai ông, bà nội ngoại của ông đã bị thiệt hại nhiều trong cuộc Đại Suy Sụp, ông nói.
Bạn cùng lớp tại trường trung học Monrovia nói ông Sargent đặc biệt sáng trí – một học sinh vượt bậc, chạy điền kinh, và là chủ tịch của lớp năm thứ ba. Ông tốt nghiệp trong chỉ ba năm rồi theo học trường Đại học California, Berkeley.
Ở đó, ông học các môn kinh tế nhập môn và khoa học chính trị, một lãnh vực vẫn còn mê hoặc ông. Ông đã đi gõ cửa từng nhà để vận động cho John F. Kennedy, và mặc cho quan điểm của mình đã được chấp nhận bởi giới chính trị bảo thủ, ông nói rằng ông suốt đời theo đảng Dân chủ; ông thích thú nhớ lại “những ngày khi tất cả các đảng viên Dân chủ tin tưởng vào ngân sách cân đối.”
Kinh tế, chứ không phải chính trị, đã trở thành việc làm trong đời của ông một phần là do phụ giảng Jerry Kenley tạo cảm hứng. Năm mươi năm sau, trong văn phòng tại đại học New York, ông Sargent nhớ về người phụ giảng cũ của mình
“Jerry thích nói, ‘Kinh tế chỉ là lẽ thường được tổ chức.’ Tôi vẫn nghĩ rằng điều đó khá đúng”, ông Sargent nói. Những lớp học đầu tiên đề cập đến tất cả mọi thứ từ trợ cấp nông nghiệp để thuế má. “Wow, nó thực sự đã thúc đẩy tôi,” ông nói.
Ông đã không liên lạc với ông Kenley trong 50 năm qua. Bây giờ đã về hưu ở California, sau khi xong nghề giáo sư trong hệ thống trường đại học công, ông Kenley cho biết: “Tom Sargent sắc bén như một cây kim ở mọi nơi.”
Tại Berkeley, ông Sargent gặp Hyman Minsky, nhà lý luận về chu kỳ kinh doanh mà quan điểm đã trở lại thịnh hành từ khi bắt đầu cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Ông Minsky, đã qua đời năm 1996, lập luận rằng trong thời gian hồ hởi, thị trường tài chính tạo ra bong bóng tín dụng để rồi cuối cùng dẫn đến việc thắt chặt tín dụng, suy thoái và khủng hoảng – những biến cố mà ngày nay đôi khi được gọi là “những khoảnh khắc Minsky.”
Ông Minsky là giáo sư hướng dẫn của ông Sargent và khuyến khích anh theo học sau đại học tại Harvard. “Ông nói với tôi rằng tôi có khả năng thành công ở một nơi như thế”, ông Sargent nói. “Tôi không nghĩ rằng tôi đủ sức. Tôi không có đủ kiến thức toán học. “
Nghĩ lại, ông Sargent tin rằng ngay kỹ năng toán học của ông Minsky cũng kém phát triển. Tuy nhiên, do ông Minsky đôn đốc, người thanh niên từ Monrovia lên đường đi Cambridge, Mass.
Khi Tom Sargent đến Harvard vào năm 1964 thi` Christopher Sims đã nổi tiếng ở đó. Ông Sims đã nghiên cứu toán tại đại học Harvard, và sau đó làm sững sờ khoa kinh tế khi chỉ là một sinh viên sau đại học.
Ông Sargent cho biết hai người không phải là bạn thân lúc đó. “Anh ấy xuất sắc đến nỗi tôi sợ nói chuyện với anh ta,” ông Sargent nói.
Ông Sims đã viết tiểu luận đại học của mình về lý thuyết thông tin, một chủ đề mà ông đã trở lại nghiên cứu trong những năm qua. Nhưng trong năm cuối của mình, ông nói, ông muốn “một cái gì đó thực tế hơn” và chuyển sang ngành kinh tế.
Ông Sims đã viết tiểu luận đại học của mình về lý thuyết thông tin, một chủ đề mà ông đã trở lại nghiên cứu trong những năm qua. Nhưng trong năm cuối của mình, ông nói, ông muốn “một cái gì đó thực tế hơn” và chuyển sang ngành kinh tế.
Đó là điều tự nhiên. Ông ngoại William Leiserson Morris là một nhà kinh tế lao động và là thành viên của Hội đồng Quốc gia về Quan hệ lao động trong chính quyền của Franklin D. Roosevelt. Cậu của ông, Mark Leiserson, một nhà kinh tế tại đại học Yale, khuyến khích theo nghề từ lúc ông 10.
Những điều lớn lao được mong đợi ở ông. Thầy toán của ông tại trung học Greenwich ở Connecticut, Stephen Willoughby, nay đã nghỉ hưu ở Tucson, Arizona, nói rằng ông là một thần đồng toán học. “Tôi luôn luôn hy vọng Chris sẽ giành giải Nobel. Tôi chỉ không chắc chắn nó sẽ ở lĩnh vực nào. “
Bạn cùng lớp của ông Sims thì bình chọn ông là người có thể thành công nhất. Trong một lớp của những người thông minh thì ông là ngoại lệ,” Joyce Tracksler, một người bạn thời trung học, bây giờ là một nhà văn tiểu thuyết huyền bí ở Kittery, Maine, đã nói thế.
Cha mẹ của ông cũng khác thường. Cha ông, Albert, một nhà ngoại giao, và thời trẻ Chris sống ở Đức một vài năm. Gia đình sau đó chuyển đến các vùng ngoại ô của Washington trước khi định cư ở Greenwich. Cha của ông đã trở thành một lãnh đạo điều hành tại Viện Giáo dục Quốc tế và tại Hội đồng Khảo thí Nhập học Đại học tại New York. Trong chính quyền Kennedy, ông đã giúp thành lập “Đội Hòa bình- Peace Corps”.
Nhờ những mối quan hệ của cha mình tại Hội đồng Khảo thí ông Sims đã có được một bài thi SAT(Scholastic Achievement Test – thi trung học phổ thông) cũ, rồi ông và ông Willoughby dùng để tiến hành một phân tích thống kê. Họ phát hiện ra rằng với các câu hỏi trắc nghiệm trong về tiếng Anh và xã hội, “câu trả lời dài hơn có xu hướng đúng hơn.” Trong toán học, họ đã xác định rằng số lượng nào “gần gũi nhất với tất cả các lựa chọn số khác” có lẽ là đáp số đúng. Ông Willoughby nói ông Sims đạt điểm số tuyệt đối khi thi SAT, và thầy của ông cũng phỏng đoán rằng người thanh niên này về sau sẽ “làm một việc gì đó liên quan đến toán học, thống kê và xác suất.”
Mẹ Ông Sims , bà Ruth, cũng tạo dấu ấn của riêng mình ở Greenwich. Bây giờ ốm yếu, bà từng là chủ tịch của Liên đoàn Cử tri Phụ nữ của bang Connecticut (trong thời thiếu niên của Ông Sims) và năm 1977 đã trở thành đảng viên Dân chủ đầu tiên kể từ năm 1905; bà cũng đã là người phụ nữ đầu tiên giữ chức vụ cao nhất trong hội đồng điều hành thành phố.
Bà thắng hai nhiệm kỳ đầu trong một cuộc bầu cử tay đôi sau nhiều vụ đếm phiếu tới lui, và có báo cáo là gian lận, dẫu không chứng minh được, bởi phe đối lập Cộng hòa.
Ông Sims cho biết: “Không có nhiều màu sắc chính trị trong các trước tác kinh tế của tôi”; trong một buổi chiều trong văn phòng ở Princeton , ông nhìn rất giống như một phiên bản lớn tuổi của cậu bé ở Greenwich ngày nào, với chiếc áo sơ mi gài nút màu xanh, quần màu đen và giày đế mềm. “Không có gì đáng ngạc nhiên là ít người biết quan điểm chính trị của tôi. Mà chúng thực sự chẳng quan trọng gì. “
Ông Sargent lại cho biết là ông Sims đã thay đổi cuộc sống của mình. Năm 1972, ông Sims xuất bản một bài báo có đầu đề “Tiền, Lợi tức, và Nhân Quả.” Ông Sargent cho biết ông đã nhận ra tầm quan trọng của nó nhưng không thể hiểu hết cả bài.
“Tôi đã dành hai năm sau đó học toán, đủ để tôi có thể hiểu ý nghĩa của bài báo”, ông nói. “Từ đó, biết ngôn ngữ toán học, tôi đã có thể bắt đầu đặt những câu hỏi riêng và đi theo hướng của tôi. Bài báo đó thực sự đã giúp tôi bắt đầu.”
Khoảng thời gian đó, ông Sargent nói, ông đã bị từ chối ngạch giáo sư ở tại Đại học Pennsylvania và cần công việc. Ông Sims lúc đó vừa nhận một chức vụ tại Đại học Minnesota.
“Tôi nhận được điện thoại của Chris”, ông Sargent nói, “và tuần tiếp theo, tôi đã có một cuộc phỏng vấn, được một công việc, và cuộc sống của tôi thực sự đã đi theo một hướng rất tốt.” Ông Sims cho biết ông không nhớ chi tiết.
Trong văn phòng của ông, ông Sims diễn dịch bài báo đã thúc đẩy ông Sargent trong một hành trình toán học. Nó cung cấp một kỹ thuật để thẩm định hướng của quan hệ nhân quả trong chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương.
Cũng giống như thuyết tiền tệ của Milton Friedman đã nói, sự thay đổi trong việc cung cấp tiền tệ ảnh hưởng đến lạm phát, tờ báo cho thấy.
“Các người theo thuyết tiền tệ yêu chuộng điều đó,” ông nhớ lại. Nó có vẻ xác nhận lý thuyết của họ rằng những thay đổi trong sự phát triển cung tiền xác định lạm phát.
Nhưng bài báo cũng giúp giải thích lý do tại sao ông Sims đã được gọi là một nhân vật hình tượng. Kỹ thuật của ông sau đó đã được sử dụng để cho thấy rằng quan hệ nhân quả đã tác động cả hai chiều. “Các biến số như lãi suất và lạm phát cũng dẫn đến những thay đổi trong cung tiền”, ông nói.
Chủ nghĩa tiền tệ đến nay vẫn chưa hồi phục hoàn toàn.
Ông Sims phát triển một phương pháp tiếp cận thống kê được gọi là Tự Hồi Quy Định Hướng – vector autoregression, hay V.A.R. Nó cho phép kiểm tra nguyên nhân và kết quả – ví dụ như, có phải nguồn cung tiền đang ảnh hưởng đến lãi suất, hoặc ngược lại. Đó là một nhận định tối quan trọng để xem các mô hình kinh tế có độ chính xác cỡ nào, như Ủy ban Nobel đã lưu ý.
V.A.R. đã trở thành một công cụ, dù hết sức chuyện biệt, trong ngành phân tích tài chính. Nó được dùng trong một số mô hình được điều hành bởi các ngân hàng trung ương, và, như Aaron Gurwitz, viên chức đầu tư trưởng tại Barclays Wealth, nói, nó có ích trong việc giúp chúng tôi hiểu các dạng thái biến động của thị trường theo thời gian. “
Ông Sims dành phần lớn thời gian của mình tìm cách sử dụng lý thuyết thông tin – ông ví giới hạn về khả năng xử lý thông tin của chúng ta như giới hạn về lưu lượng nước của một đường ống để mở rộng chân trời của mô hình hóa kinh tế. Ông gọi phương pháp tiếp cận mới của mình “sự xao lãng duy lý,” và là người đầu tiên nhìn nhận rằng kỹ thuật V.A.R. không phải là thuốc chữa bá bệnh.
“Người ta đã chỉ trích, nói rằng họ không cung cấp đủ hiểu biết để ngăn chặn cuộc khủng hoảng tài chính, và đúng là như thế”, ông nói. “Nhưng nói vậy là giống như nói rằng, sau khi một thiếu niên bị tai nạn xe, việc giáo dục lái xe là không thành công vì các thiếu niên đã học mà vẫn bị tai nạn. Bạn vẫn muốn thiếu niên học lái xe. “
Nếu tìm “Thomas Sargent” trên Internet và “kỳ vọng hợp lý” và bạn sẽ nhận được hàng trăm kết quả. Cùng với Robert E. Lucas Jr của Đại học Chicago, người đoạt giải Nobel vào năm 1995, ông Sargent đã được coi là một trong những người sáng lập lý thuyết này, dù ông cho biết nó đã được nhiều người cổ súy trước đó, kể cả Keynes.
(Ông Sargent, trước đây là của Đại học Minnesota, và ông Lucas, đã thường được gán nhãn trường phái kinh tế “nước ngọt”, một phần vì vị trí nội địa của các trường đại học của họ. ” Nhãn hiệu đó chẳng có ý nghĩa gì ngày nay, dù có gì trước đây,” ông Sargent nói, “ông là một người California được cấy trồng vào Manhattan, một vùng biệt cư “nước mặn”.)
Một cách đơn giản, ý tưởng đằng sau những kỳ vọng hợp lý là trong nhiều tình huống kinh tế, kết cục phụ thuộc vào những gì mọi người mong đợi xảy ra. Điều đó có vẻ hiển nhiên ngày nay, nhưng trong những thập niên 70 và 80, nhiều mô hình kinh tế, dựa trên các khía cạnh của lý thuyết Keynes, không cân nhắc đến khía cạnh kỳ vọng. Chính sách kinh tế dựa vào những mô hình cũ có thể đã góp phần gây ra suy phát (stagflation) của thập niên 70. Năm 1977, ông Sargent đã viết một bài báo, “Phải Chăng Kinh Tế Học của Keynes Là Ngõ Cụt?”, trong đó nêu bật những khiếm khuyết của các mô hình đó.
Ông gán thất bại là do cách các nhà kinh tế thích ứng lý thuyết của Keynes, không phải vì Keynes sai lầm, người mà ông coi là một nhà kinh tế lớn. Nhưng cũng giống như Minsky, Keynes “không có đủ kỹ năng toán để thực sự phát triển hết các khái niệm của mình”, ông Sargent nói.
Sau khi học đủ toán để giải các phương trình của ông Sims, ông Sargent nói ông nhận ra rằng ông cần phải biết nhiều toán hơn nữa. Dù là giáo sư thực thụ tại đại học tiểu bang Minnesota ở tuổi 30, ông vẫn dự khán các lớp toán cao cấp trong nhiều năm. Và như Ủy ban Nobel đã lưu ý, ông đã giúp làm cho “kỳ vọng hợp lý” trở thành một phần của tư tưởng kinh tế chính thống và mô hình kinh tế ở một cấp độ mới. Cuốn sách của ông, “Cuộc chinh phục lạm phát của Mỹ – The Conquest of American Inflation,” vẫn còn hữu ích trong việc phân tích viễn ảnh lạm phát trong hoàn cảnh hiện nay, ông Gurwitz nói.
“Tom Sargent phát triển một mô hình cho thấy các nhà hoạch định chính sách và thị trường đã có cùng suy nghĩ trong những năm 80, và đã kiểm soát được lạm phát”, ông nói.
Ông Sargent không chỉ phân tích những thay đổi sự hiểu biết trong các ngân hàng trung ương về mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp, nhưng ông còn kết hợp yếu tố thị trường tài chính phản ứng thế nào đối với những thay đổi chính sách, và, hơn thế nữa, phản ứng của các nhà hoạch định chính sách trước phản ứng của thị trường.
“Đó là một mô hình đẹp”, ông Gurwitz nói, “và nó giúp chúng ta hiểu những gì đang xảy ra ngày hôm nay.”
Tuy nhiên, ông Sargent vẫn bị chỉ trích. Ví dụ, trong một bài blog đăng vào lúc thấp nhất của thị trường chứng khoán vào tháng 3, 2009, Willem Buiter, kinh tế trưởng của Citigroup, nói ông Sargent là một trong số các học giả mà những lý thuyết đã làm cho ngành kinh tế “không được chuẩn bị trước khi khủng hoảng xảy ra.” Ông Buiter không chịu bình luận cho bài viết này.
Dẫu vậy, Ông Sargent cũng nghiêm khắc với chính mình; ông nói rằng cách tiếp cận “kỳ vọng hợp lý” và các kỹ thuật mà ông đã tiên phong phát triển chưa nắm bắt được thực tế kinh tế. “Người ta thực sự nghĩ gì, với tư cách cá nhân, hay lúc ở trong thị trường? Chúng ta giải thích thế nào khi người ta thay đổi kỳ vọng qua học hoi? Làm thế nào để chúng ta kết hợp một cách thực tế hơn các suy nghĩ của con người vào các mô hình kinh tế?” Ông đã phải vật lộn với các câu hỏi như vậy, tìm kiếm các kỹ thuật tinh vi hơn để tổng hợp điều mà ông gọi là lý thuyết về “học tập thích nghi.”
Các giả định của mình cần phải được liên tục kiểm tra lại “để nắm bắt một thế giới mà cơ bản là bất định, hạn chế, và phức tạp”, ông nói.
Simon Potter, giám đốc nghiên cứu kinh tế tại phân Cục Dự trữ Liên bang New York, cho biết ông đã ghi tâm khắc cốt lời nhắn nhủ của ông Sargent: “Nghề của chúng tôi chưa đạt đến mức có thể dự báo nền kinh tế một cách đáng tin cậy”, ông Potter cho biết. “Sự thất bại chung của chúng tôi trong cuộc khủng hoảng tài chính cho thấy điều đó.”
Và do đó, ông nói, “chúng tôi tại Fed đã dùng những lời dạy của Thomas Sargent để ‘tinh chỉnh mô hình của chúng tôi’ và xây dựng thêm các giả định khác.” Vấn đề là “siết chặt hơn dự báo của chúng tôi”, ông nói, và cố gắng chuẩn bị sẵn sàng cho những kết cục “ít hiển nhiên hơn, ít dễ dàng dự kiến hơn.”
Trong khi cả ông Sims lẫn ông Sargent đều không đưa ra những chỉ dẫn cụ thể về tình trạng suy nhược kinh tế hiện nay, cả hai đã đưa ra những khuyến cáo, hướng dẫn về cuộc khủng hoảng toàn cầu – họ cảnh báo trước những hậu quả nghiêm trọng nếu các nhà hoạch định chính sách không hiểu được mối liên kết giữa chính sách tiền tệ và tài khóa.
Trong một bài báo tiên tri hơn một thập kỷ trước, ông Sims đã cảnh báo về thảm họa trong khu vực đồng euro nếu một ngân hàng trung ương mới đã không được đi kèm với một cơ quan có thẩm quyền tài khóa thống nhất. Để tránh thảm họa lúc này , ông nói, Ngân hàng Trung ương châu Âu phải thể hiện sẵn sàng làm “người cho vay cuối cùng” ở châu Âu. Nếu điều đó xảy ra, ông cho biết, thị trường có thể ổn định đủ lâu để châu Âu nghiên cứu một lịch trình dài về các thỏa thuận tài khóa và chính trị.
Ông Sargent cũng đã viết nhiều về “những ràng buộc ngân sách” và chính sách tiền tệ. Một nghiên cứu có ảnh hưởng, “Vài số học khó chịu về thuyết tiền tệ”, viết chung với Neil Wallace của đại học Penn State, cho biết ngân hàng trung ương cuối cùng sẽ bất lực “hết đạn” chính phủ không thể quản lý nợ công. Đó là phân tích được áp dụng tại Hoa Kỳ ngày nay, ông Sargent nói.
“Có nhiều lựa chọn mở ra cho chúng ta ở đây”, ông nói. “Nhưng đến một lúc nào đó, thị trường sẽ phải được thuyết phục rằng chính phủ có thể xử lý nợ.”
Đối với đồng euro, ông nói rằng ông sẽ đưa ra một vài câu trả lời khả dĩ trong bài diễn văn Nobel của ông vào ngày thứ Bảy này. Dự thảo của ông là một bài nghiên cứu, dài 40 trang, đầu chú thí;ch và cước chú. “Không nói nhiều về châu Âu trong đó đâu,” ông thừa nhận. “Thực sự thì cũng không muốn lời khuyên từ một người Mỹ!”
Bài viết có phần giả thích lý thuyết kinh tế “những kỳ vọng hợp lý,” được viết bằng tiếng Anh và toán, và một lịch sử tài chính và tiền tệ khéo léo của Hoa Kỳ trong những ngày đầu của nó.
Ông Sargent lưu ý rằng Hoa Kỳ chuyển từ một liên minh lỏng lẻo sang một liên bang tập hợp – sự sắp xếp được thể hiện trong Hiến pháp – phần lớn vì một cuộc khủng hoảng nợ làm tê liệt. Sự tương đồng với châu Âu dường như rõ ràng. Vậy ông có cổ súy cho một Liên bang Châu Âu?
“Có thể”, ông nói. “Tôi chỉ ra những hạn chế và các khả năng.”
——————————
The New YorkTimes
December 3, 2011
Good Morning. You’re Nobel Laureates.
By JEFF SOMMER
CHRISTOPHER A. SIMS, a prodigious mathematician and a path-breaking economist, was fast asleep at his home near Princeton University when the telephone rang.
It was early on the morning of Oct. 10, the sun not yet up. A crank call, he figured, and rolled over.
Then the phone rang again. His wife, Cathie, fumbled for the receiver.
“If it’s a prank,” she whispered, “they’re doing a pretty good Swedish accent.”
At the same hour, near the campus of New York University in Manhattan, Thomas J. Sargent was already wide awake. He, too, had received an unexpected call.
Stockholm was on the line. The two men, intellectual sparring mates for more than 40 years, had won the Nobel in economic science. (They are to collect it on Saturday.)
And yet, in this time of economic angst, with the fate of the euro and the course of the global economy uncertain, these two Americans have reached the pinnacle of a profession that, to many, seems to have failed miserably. The financial crisis of 2008-09, the Great Recession, the debt mess in Europe — few economists saw all of it coming. For all its elegance, modern macroeconomics seemed to provide little help when the world needed it most.
Today, solutions to our economic troubles, from onerous government debt to high unemployment, remain elusive. And the field of economics, like Washington politics, seems as polarized as ever.
During the Great Depression, John Maynard Keynes held out remedies. His ideas have shaped many policy makers’ thinking ever since. Keynes maintained that market economies are inherently unstable and, if left to their own devices, can self-destruct. Hence governments, he argued, must sometimes intervene.
Mr. Sims and Mr. Sargent neither prescribe cures nor forecast the future. Nor do they deal in the sound bites of talking heads on cable TV. They are reluctant celebrities, men whose work can baffle even Ph.D.’s.
So it comes as a surprise, not least to Mr. Sims and Mr. Sargent, that these two now find themselves thrust into an uncomfortable spotlight. Conservative voices, like the editorial page of The Wall Street Journal, have claimed them as their own. The men’s work on economic cause and effect and the theory of rational expectations — which maintains that people use all the information available in making economic decisions — proves that Keynes had it wrong, these commentators say.
It would be a provocative thesis — if it were true. But Mr. Sims and Mr. Sargent say their work is being misread. Both, in fact, are longtime Democrats who maintain that government can, and should, play a role in economic affairs. They stand behind many recent policies of the Obama administration and the Federal Reserve. They even have some ideas about how European governments might defuse the running crisis on the Continent.
They won their Nobel for “their empirical research on cause and effect in the macroeconomy,” in the academy’s words. What that means, in part, is that they have done some serious math. Today, ideas they largely formed in the 1970s and ’80s help shape the thinking inside the Fed and on Wall Street.
Their work goes beyond old labels like Keynesianism and the monetarism of Milton Friedman. They have shown that fiscal and monetary policy are inextricably linked, and their research reflects the broad shift in economics from words to numbers — toward a level of empirical analysis that few outside the profession can readily grasp. But it contains a kernel of skepticism appropriate for these troubled times. In a world of uncertainty and constraint, cause and effect may not be what they seem. As a result, we must test and retest our assumptions — and try to prepare for the unexpected.
“The most impressive thing about them as scholars,” says David Easley, an economist at Cornell University, “is that in recent years they have questioned the assumptions of the models they helped to create, and they have been at the vanguard of the efforts to go beyond them.”
Mr. Sargent says his most important work is spoken “in the beautiful language of math.” He knows it’s not widely understood.
“The kind of work we do, that real economists do, will never catch on with the public,” he says.
THOMAS SARGENT, in a draft of his Nobel acceptance speech, refers to himself as an “American provincial.” On a recent afternoon, over a bowl of noodles at an Asian restaurant near N.Y.U. in Greenwich Village, he used football metaphors to discuss economics. He compared fiscal policymakers to coaches, with X’s and O’s. He often wears T-shirts, sweatshirts and baseball caps, gear as appropriate in Montana, where he keeps a cabin, as it is in Washington Square.
Born in 1943, the son of an insurance salesman and a social worker, Mr. Sargent grew up in Monrovia, Calif., east of Pasadena. He says he didn’t cut an impressive figure in high school. “I wasn’t the brightest kid, not by a long shot,” he says. “I was interested in football, in girls, in getting my work done with the least amount of effort.”
Economics? Please. “I think you’ve got to watch out for anybody in high school who says he wants to become an economist,” he says.
And yet, from an early age, Tom Sargent was acquainted with real-world economics. Both of his grandfathers were pretty much wiped out in the Depression, he says.
His classmates at Monrovia High School say he was exceptionally bright — an academic whiz who also ran track and was president of his junior class. He graduated in three years and headed to the University of California, Berkeley.
There, he took introductory courses in economics and political science, a subject that still fascinates him. He went door to door to campaign for John F. Kennedy and, although his work has been embraced by political conservatives, says he is a lifelong Democrat who fondly remembers “the days when all the Democrats believed in balanced budgets.”
Economics, rather than politics, became his life’s work partly because of an inspiring teaching assistant named Jerry Kenley. Fifty years later, sitting in his office at N.Y.U., Mr. Sargent remembers his old T.A.
“Jerry liked to say, ‘Economics is organized common sense.’ I still think that’s about right,” Mr. Sargent says. Those early classes touched on everything from farm subsidies to taxation. “Wow, it really got me going,” he says.
He hasn’t been in touch with Mr. Kenley in 50 years. Now retired in California, after a career as a professor in the state university system, Mr. Kenley says: “Tom Sargent was sharp as a tack on every point.”
At Berkeley, Mr. Sargent also crossed paths with Hyman Minsky, the business-cycle theorist whose work has returned to vogue since the start of the global financial crisis. Mr. Minsky, who died in 1996, argued that during exuberant periods, financial markets create credit bubbles that eventually lead to credit tightening, downturns and crises — events now sometimes known as “Minsky moments.”
Mr. Minsky was Mr. Sargent’s adviser and encouraged him to pursue graduate work at Harvard. “He told me I was capable of succeeding in a place like that,” Mr. Sargent said. “I didn’t think I could handle it. I didn’t have the math.”
In retrospect, Mr. Sargent believes that Mr. Minsky’s math skills, too, were less developed than they might have been. But at Mr. Minsky’s urging, the young man from Monrovia set out for Cambridge, Mass.
WHEN Tom Sargent arrived at Harvard in 1964, Christopher Sims was already turning heads there. Mr. Sims had studied mathematics at Harvard College, then dazzled the economics department as a grad student.
Mr. Sargent says the two weren’t close friends then. “He was so brilliant I was afraid to talk to him,” Mr. Sargent says.
Mr. Sims wrote his undergraduate thesis on information theory, a subject to which he has returned over the years. In his senior year, he says, he wanted “something more practical” and switched to economics.
It was a natural move. His grandfather William Morris Leiserson was a labor economist and member of the National Labor Relations Board during the administration of Franklin D. Roosevelt. His uncle, Mark Leiserson, a Yale economist, urged him from age 10 to enter the profession.
“It backfired at first,” Mr. Sims says, surrounded by books in his Princeton office. “But I guess something stuck.”
Great things were expected of him. His math teacher at Greenwich High School in Connecticut, Stephen Willoughby, now a retiree in Tucson, Ariz., says he was a math prodigy. “I always expected Chris would win a Nobel. I just wasn’t sure what field it would be.”
Mr. Sims’s classmates voted him most likely to succeed. “In a class of intelligent people, he was exceptional,” says Joyce Tracksler, a high school friend who is now a mystery writer in Kittery Point, Me.
His parents were exceptional, too. His father, Albert, was a diplomat, and young Chris lived in Germany a few years as a child. The family later moved to the Washington suburbs before settling in Greenwich. His father became an executive at the Institute of International Education and at the College Entrance Examination Board in New York. During the Kennedy administration, he helped start the Peace Corps.
Because of his father’s College Board connections, Mr. Sims got hold of an old SAT exam, which he and Mr. Willoughby used to conduct a statistical analysis. They found that on multiple-choice questions in English and social studies, the “longer answers tended to be correct.” In math, they determined that the number that was “closest to all of the other numerical choices” was probably the right one. Mr. Willoughby says Mr. Sims got perfect scores on SATs, and his teacher assumed that the young man would later “do something involving math, statistics and probability.”
Mr. Sims’s mother, Ruth, made her own mark in Greenwich. Now ailing, she was president of the League of Women Voters of Connecticut in Mr. Sims’s youth and in 1977 became the first Democrat since 1905 and the first woman ever to hold the highest office in town, the position of first selectman.
She won the first of two terms in a runoff after several recounts and reports of possible skulduggery, though never proven, by members of the Republican opposition.
“There isn’t much political coloration in my economic writing,” Mr. Sims said one afternoon in his Princeton office, looking very much like an older version of the Greenwich boy he was, in a blue oxford button-down shirt, black slacks and moccasins. “It’s not surprising that few people know my political views. They really aren’t very important.”
AS Mr. Sargent tells it, Mr. Sims changed his life. In 1972, Mr. Sims published an article titled “Money, Income, and Causality.” Mr. Sargent says he recognized its importance but couldn’t follow all of it.
“I spent the next two years learning enough math so that I could make sense of it,” he says. “From there, having learned that language, I was able to start asking some questions of my own and to go in my own direction. That paper really got me started.”
Around the same time, Mr. Sargent says, he was denied tenure at the University of Pennsylvania and needed a job. Mr. Sims had just taken a position at the University of Minnesota.
“I got a call from Chris,” Mr. Sargent says, “and the next week I had an interview and a job offer and my life really went in a great direction.” (Mr. Sims says he doesn’t remember the details.)
In his office, Mr. Sims translates the paper that sent Mr. Sargent on a math quest. It provided a technique to assess the direction of causality in central bank monetary policy.
Just as monetarists like Mr. Friedman had said, shifts in the money supply affect inflation, the paper showed.
“The monetarists loved it,” he recalls. It appeared to confirm their theory that changes in the growth of the money supply determined inflation.
But the paper also helps explain why Mr. Sims has been called an iconoclast. His technique was later used to show that the causality went both ways. “Variables like interest rates and inflation also led to changes in the money supply,” he says.
Monetarism has not entirely recovered.
Mr. Sims developed a statistical approach called vector autoregression, or V.A.R. It enables the testing of cause and effect — whether, for example, the money supply is affecting interest rates, or vice versa. That is a crucial determination if economic models are to have any accuracy, as the Nobel committee has noted.
V.A.R. has become a tool, albeit a highly specialized one, in financial analysis. It’s used in some models run by central banks, and, as Aaron Gurwitz, the chief investment officer at Barclays Wealth, says, it has been useful in “helping us understand the patterns in market volatility over time.”
Mr. Sims now spends much of his time using information theory — he compares limits on our ability to process information to the limits on water flow imposed by a pipe — to expand the horizons of economic modeling. He calls his new approach “rational inattention,” and is the first to say that V.A.R. techniques aren’t a panacea.
“People have criticized them, saying they didn’t give us enough understanding to prevent the financial crisis, and that’s true,” he says. “But that’s like saying, after a teenager gets into an accident, that driver’s education failed because the teenager took it and still got into an accident. You’d still want a teenager to take driver’s ed.”
GOOGLE “Thomas Sargent” and “rational expectations” and you’ll get hundreds of hits. Along with Robert E. Lucas Jr. of the University of Chicago, who won the Nobel in 1995, Mr. Sargent is widely considered one of the founders of the theory, though he says it had many earlier proponents, including Keynes.
(Mr. Sargent, formerly of the University of Minnesota, and Mr. Lucas were also often labeled members of the “freshwater” school of economics, partly because of the inland location of their universities. That label makes little sense now, if it ever did, says Mr. Sargent, a Californian transplanted to Manhattan, a “saltwater” enclave.)
Put simply, the idea of rational expectations is that in many economic situations, the outcome depends on what people expect to happen. That might sound obvious today, but in the ’70s and ’80s, many economic models, based on aspects of Keynesian theory, didn’t take expectations into account. Policies informed by those old models may have helped cause the stagflation of the ’70s. In 1977, Mr. Sargent wrote a paper, “Is Keynesian Economics a Dead End?”, which highlighted such models’ flaws.
He attributed many of these failings to economists who adapted Keynes’s theories, and not to Keynes himself, whom he considers a great economist. But like Minsky, Keynes “didn’t have enough math to really develop his concepts on his own,” Mr. Sargent says.
After learning enough to crack Mr. Sims’s equations, Mr. Sargent says he realized he needed to know more. A tenured professor at Minnesota at the age of 30, he sat in on higher-level math courses and continued for years. And as the Nobel committee has noted, he has helped to make rational expectations part of mainstream thought and to take econometric modeling to a new level. His book, “The Conquest of American Inflation,” is still useful in analyzing prospects for inflation in the current climate, Mr. Gurwitz says.
“Tom Sargent developed a model that shows how policy makers and markets had a meeting of the minds in the ’80s, and got inflation under control,” he says.
Mr. Sargent not only analyzed changes in central bankers’ understanding of the relationship between inflation and unemployment, but he also factored in the financial markets’ reaction to changes in policy, and, further, the reaction of the policy makers to the reaction of the markets.
“It’s a beautiful model,” Mr. Gurwitz says, “and it helps us understand what’s going on today.”
Still, Mr. Sargent has his critics. In a blog post at the market nadir in March 2009, for example, Willem Buiter, now chief economist of Citigroup, said Mr. Sargent was among the scholars whose theories had left the profession “unprepared when the crisis struck.” Mr. Buiter would not comment for this article.
Mr. Sargent is tough on himself, saying the “rational expectations approach” and the techniques he has helped to pioneer don’t yet capture economic reality. How do people really think, as individuals and in a market? How should we account for changes in expectations as people learn? How should we incorporate human thinking more realistically into economic models? He’s grappling with such questions, seeking more sophisticated techniques that incorporate what he calls the theory of “adaptive learning.”
His own assumptions need to be continually re-examined “to capture a fundamentally uncertain, constrained, complicated world,” he says.
Simon Potter, director of economic research at the New York Federal Reserve, says he has taken Mr. Sargent’s message to heart: “Our profession hasn’t reached the stage where it can reliably forecast the economy,” Mr. Potter says. “Our collective failure to do so in the financial crisis shows this.”
And so, he says, “we at the Fed have been using the teachings of Thomas Sargent to ‘tweak our models’ and build in alternative assumptions.” The point is to “ratchet down our forecasts,” he says, and try to prepare for “less obvious, less easily expected outcomes.”
WHILE neither Mr. Sims nor Mr. Sargent gives much prescriptive advice about the current economic malaise, both have already given guidance about the global crisis — providing advance warning of serious consequences if policy makers fail to understand the links between monetary and fiscal policy.
In a prescient paper more than a decade ago, Mr. Sims warned of disaster to come in the euro zone if a new central bank wasn’t accompanied by a unified fiscal authority. To avoid disaster now, he says, the European Central Bank must show a willingness “to act as a lender of last resort” in Europe. If that happens, he says, markets may be able to stabilize long enough for Europeans to study a long “menu” of accompanying fiscal and political arrangements.
Mr. Sargent has also written extensively about “budget constraints” and monetary policy. One influential study, “Some Unpleasant Monetarist Arithmetic,” written with Neil Wallace of Penn State, says a central bank will eventually run out of ammunition if the government fails to manage its debt. That analysis applies to the United States today, Mr. Sargent says.
“There are many choices open to us here,” he says. “But at some point the market will have to be convinced that the government can handle its debt.”
As for the euro, he says he will provide a few possible answers in his Nobel speech on Saturday. His draft is a scholarly, 40-page, footnoted, annotated paper. “There isn’t much about Europe in it,” he acknowledges. “They don’t want advice from an American, really.”
The paper contains an explication of rational expectations econometric theory, written in English and math, and an astute fiscal and monetary history of the United States in its early days.
Mr. Sargent notes that the United States moved from loose confederation to federal union — the arrangement embodied in the Constitution — in large part because of a crippling debt crisis. The parallels with Europe seem clear. Is he calling for a federal Europe?
“Maybe,” he says. “I’m pointing out the constraints and the possibilities.”

Không có nhận xét nào: