Pages

Thứ Hai, 26 tháng 12, 2011

Một thể chế trung lập cho Việt nam

http://tuanvietnam.net/assets/images/giacmovietnam1.jpgMạc Thúy Hồng


Vào tháng Tư năm 2006. Một “MỘT ỦY BAN VẬN ĐỘNG QUY CHẾ TRUNG LẬP PHÁP LÝ VĨNH VIỄN CHO VIỆT NAM” mà Đại Diện là Giáo Sư Vũ Quốc Thúc, được hình thành tại Pháp. Vậy. Thử nhận định về một giải pháp Quốc Tế khả thi ở Việt Nam, nói riêng, và Đông Dương, nói chung. Nhằm giải pháp tách đất nước ra khỏi sự xâu xé của các đại cường quốc tế, nếu có cuộc chiến tranh xảy ra, vì sự va chạm quyền lợi của hai khối.
DẪN NHẬP: - Cụm từ “Trung Lập”, từ lâu, đã bị hiểu lầm tai hại. Thậm chí, số đông đồng bào có những “phản ứng” khác nhau, khi nghe nhắc đến. Bởi vì, nó đã bị lợi dụng như một phương tiện lót đường hầu đạt đến cứu cánh. Thường là do phía người Cộng Sản chủ trương, dùng như một “chiêu bài” trong sách lược. Chẳng hạn, Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam, con để của Cộng Sản Hà Nội, với ván bài “Trung Lập Hóa Miền Nam”, để đánh lừa dư luận thế giới một thời. Trung Lập (Neutralism) – Có nghĩa là: Đứng ngay ở giữa, không nghiêng về phía bên nào.


Từ sau Đệ Nhị Thế, Chiến Hoa Kỳ và Liên Xô đã chia Thế Giới ra làm hai khối, cạnh tranh ảnh hưởng ráo riết để lôi kéo đồng minh. Họ phô trương sức mạnh về mọi khía cạnh, nhất là chạy đua vũ trang v.v… Thời kỳ này còn gọi là Chiến Tranh Lạnh. Nhiều quốc gia không muốn theo khối nào, tuyên bố Trung Lập. Rồi sau đó, vì quyền lợi chính trị hay kinh tế ảnh hưởng, lại ngả sang phe này hoặc về phe khác. Trong lịch sử quốc tế cận đại là Cambodia (1954) và Lào (1962), là điển hình. Hai nước này, một phần do hoàn cảnh địa dư đặc thù, đã bị khối Cộng Sản Quốc Tế, nhất là Trung Cộng, phía Bắc và Việt Nam cạnh sườn phía Đông, đã phá vỡ chủ trương ban đầu của các bản quốc mà nghiêng về khối Cộng Sản. Đó là một phần họ không thực hiện đúng chủ trương Trung Lập.
SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ DỊ BIỆT GIỮA CÁC THỂ CHẾ TRUNG LẬP:
A.- Trung Lập Sách hay Chính Sách Trung Lập:
Chủ trương này do lãnh tụ Nehru của Ấn Độ (India) đề xướng, rồi được lãnh tụ TiTo của Nam Tư (Yugoslavia) và Nasser của Ai Cập (Egypt) hưởng ứng. Kế tiếp, những quốc gia tân lập khác trên thế giới, chấp nhận chủ trương này. Nhưng chủ trương này, cũng không đạt được kết quả tốt. Để thay vào, họ biến thành chủ trương Phi-Liên-Kết (Non-Alignment).
Nếu chủ trương theo Trung Lập Sách, quốc gia đã lựa chọn chính thể, phải đứng hẳn ngay giữa, không thiên về khối nào. Nhưng trên thực tế, nhiều nước đã làm sai lệch nguyên tắc cùng ý nghĩa ban đầu. Vì quyền lợi nhất thời của đất nước. Trung Lập Sách là sự tự nguyện của quốc gia, chứ không do sự ràng buộc điều kiện nào của Quốc Tế Công Pháp. Do đó, rất dễ bị các cường quốc thao túng theo quyền lợi của họ.
B.- Trung Lập Chế hay Quy Chế Trung Lập Pháp Lý:
Chủ trương này khác biệt với chủ trương Trung Lập Sách. Trung Lập Chế hay Quy Chế Trung Lập (Neutrality), là một nền Trung Lập có điều kiện cùng tiêu chuẩn rõ ràng. Quy Chế Trung Lập Pháp Lý chỉ mới xuất hiện vào Thế Kỷ thứ 16, ở Âu Châu. Các điều kiện và biện pháp của chính sách này, được Thế Giới nghiên cứu và hệ-thống-hóa. Nó phát triển song song với sự nảy sinh của Công-Pháp-Quốc-Tế. Thế kỷ thứ 17, Quy Chế Trung Lập Pháp Lý được hình thành với cơ sở ban đấu. Nó được các nước Phương Tây công nhận vào thế kỷ 19 và được áp dụng vào thế kỷ 20. Nó được ấn định trong hai Quy Ước số 5 và 13 của Hội Nghị Quốc Tế La Haye, Hà Lan, năm 1907.
Song song các quy tắc khác của Công Pháp Quốc TẾ, Quy Chế Trung Lập Pháp Lý không có tính cách cưỡng chế tuyệt đối như chính sách đối nội của một quốc gia. Bởi vậy, quốc gia có thể giải thích khác nhau về nghĩa vụ và quyền lợi hợp với chính sách quốc gia mình. Những nghĩa vụ và quyền lợi chính yếu mà mọi quốc gia trên thế giới phải công nhận thuộc hai lĩnh vực là: Quân Sự và Kinh Tế.
C. – Những Hình Thức Trung Lập Pháp Lý:
a./ Bình thường:
Quốc gia mang Quy Chế Trung Lập Pháp Lý, phải giữ thái độ vô tư giữa các quốc gia lâm chiến. Phải bảo vệ lãnh thổ mình bằng cách tuyệt đối, không để quốc gia tham chiến nào có căn cứ quân sự hay dùng không phận, hải lộ, biên giới quốc gia để chuyển vận dụng cụ hoặc nhu yếu phẩm dùng cho mục đích chiến tranh. Tuy nhiên, quốc gia theo Quy Chế Trung Lập Pháp Lý có quyền duy trì sự trao đổi kinh tế, mua bán bình thường với các quốc gia đang lâm chiến. Các quốc gia đang lâm chiến phải tôn trọng sự vẹn toàn chủ quyền của quốc gia theo Quy Chế Trung Lập Pháp Lý. Không được trưng dụng công dân của các quốc gia theo Quy Chế Trung Lập Pháp Lý, cư ngụ ở nước sở tại; cũng không được tịch thu tài sản của những công dân ấy. Nếu vì nhu cầu cấp bách của quốc gia tham chiến, phải bồi thường theo giá tài sản hiện hành của thị trường. Các quốc gia tham chiến có quyền kiểm tra các thương thuyền, xe cộ, phương tiện vận chuyển của các nước theo Quy Chế Trung Lập Pháp Lý, nếu có sự buôn lậu, làm lợi chop he nào của các quốc gia tham chiến, các phương tiện sẽ bị tịch thu. Nguyên tắc này, được thế giới công nhận.
b./ Vĩnh Viễn hay Thường Trực:
Thụy Sĩ, Thụy Điển và Áo Quốc là điển hình của các quốc gia theo Trung-Lập-Pháp-Lý-Vĩnh-Viễn. Các nước này cam kết không bao giờ gây chiến tranh với bất cứ quốc gia nào trên thế giới để bảo vệ nền Độc Lập và Trung Lập của mình. Ngay trong thời bình, quốc gia theo Trung Lập Pháp Lý Vĩnh Viễn hay Thường Trực, cũng không liên minh quân sự với bất cứ quốc gia nào khác. Về Kinh Tế, nó cũng tránh biện pháp nhằm giúp đỡ các quốc gia khác tăng cường lực lượng quân sự. Nhưng quốc gia theo Quy Chế Trung Lập Pháp Lý Vĩnh Viễn có quyền củng cố QUỐC PHÒNG về mặt QUÂN SỰ để bảo vệ đất nước.
c./ Tự Nguyện và Giao Ước:
Theo nguyên tắc. Quy Chế Trung Lập Pháp Lý Vĩnh Viễn hay Thường Trực, phải được quốc gia đó TỰ NGUYỆN chấp nhận. Sau đó, tuyên bố lập trường quốc gia mình cho thế giới, để được một Hiệp Ước Quốc Tế ấn định. Thụy Sĩ, ban đầu do sự chọn lựa, ấn định của quốc gia. Sau đó, được các nước trong khối Âu Châu công nhận. Được đặc biệt xác nhận trong Hiệp Ước tại Hội Nghị Vienna, tháng 8 năm 1815. Công nhận Thụy Sĩ theo Quy Chế Trung Lập Pháp Lý Vĩnh Viễn.
D.- SỰ TRUNG LẬP HÓA:
Quy Chế Trung Lập Pháp Lý Vĩnh Viễn và Giao Ước, là sự Trung Lập Hóa một vùng đất, vùng biển… Để tránh các cường quốc đều muốn chiếm lĩnh, để độc chiếm quyền lợi hay thuộc địa riêng. Nhưng không một cường quốc nào có khả năng thực hiện. Để tránh chiến tranh xâu xé, tranh giành nhau quyền lợi vùng tranh chấp ấy. Họ sẽ thỏa thuận nhau Trung-Lập-Hóa vùng lãnh thổ, lãnh hải hoặc trục lộ giao thông; hầu sang bằng quyền lợi. Ví dụ: Kinh đào Suez, bởi Hiệp Ước Quốc Tế ký năm 1888.
E.- GIẢI PHÁP TRUNG LẬP HÓA ĐÔNG DƯƠNG TRƯỚC 1975:
Trước biến cố lịch sự 30-4-75, có một số nước đề ra chủ trương Trung-Lập-Hóa Đông Dương. Đó là Pháp, Tổng Thốn de Gaule, ngày 31 tháng 1 năm 1964, đã đề nghị bán đảo Đông Dương Trung Lập. Giải pháp Trung Lập cũng đã thực hiện tại Cambodia năm 1954, sau Hiệp Định Genève về Việt Nam và Lào, năm 1962.
Lược qua những chủ thuyết Trung Lập trên. Trong hoàn cảnh hiện tại, Việt Nam có thể áp dụng được không?
F. – BỐI CẢNH CHUNG:
1./ Hiện tình Thế Giới:
Dân số đông đảo và sự vươn lên về kinh tế và quân sự theo sách lược hiện đại hóa của Trung Cộng ngày nay. Nuôi dưỡng tham vọng bành trướng, Trung Cộng luôn dòm ngó và tìm mọi cách để xâm chiếm các nước láng giềng. Điều này, qua lịch sử, người Việt Nam biết rõ hơn ai hết. Bản đồ được in trong cuốn sách, gọi là “Sơ Lược Lịch Sử Trung Quốc Hiện Đại”, xuất bản tại Bắc Kinh, năm 1954, Trung Cộng liệt kê các quốc gia vùng Đông Nam Á, nói riêng,là “Lãnh thổ bị các nước ngoài chiếm đóng”. Trong đó, Việt Nam, theo thứ tự đánh dấu là thứ 11. Điều này, đã đưa đến vấn nạn quốc gia từ việc Trung Cộng ra sức ép với Chính Phủ Cộng Sản Việt Nam để ký Hiệp Ước về lãnh thổ và lãnh hải theo điều kiện của họ. Việt Nam đã bị mất hoàn toàn quần đảo Hoàng Sa và một phần quần đảo Trường Sa; cùng số vùng đất đai dọc theo biên giới đất liền phía Bắc và vùng lãnh hải Vịnh Bắc Việt. Sự kiện này, đã mang đến đại họa thảm khốc cho ngư dân đánh cá trên vùng biển ngày 8 tháng 1 năm 2005. Tàu chiến Trung Cộng đã xả súng bắn chết 9, bị thương 7 và còn bắt sống 8 người khác cùng toàn bộ ghe tàu, dụng cụ hành nghề của họ. Và, gán ghép những ngư dân này là “hải tặc”. Hiện tại, với Hiệp Ước “tuần tiểu chung” Trung Cộng đã kiểm soát toàn bộ hải phận Việt Nam.
Hơn nữa, để thực hiện mộng bành trướng lãnh thổ, Trung Cộng tìm mọi cách liên kết, hòa hoãn với các cường quốc, hầu rảnh tay xâm chiếm chủ quyền đất đai nước kém mở mang, chưa đủ sức mạnh và tiềm lực quốc gia để đương đầu với họ.
Điạ dự đặc thù của Việt Nam nằm trên vị thế trải dài theo Biển Đông, là thủy lộ quốc tế trọng yếu mà các cường quốc thế giới đều mong khống chế, nhất là Trung Cộng. Muốn dung hòa quyền lợi quốc tế, Việt Nam phải tự tìm cho mình một thế đứng. Nói khác hơn là :Trung Lập, nói riêng. Và xa hơn là bán đảo Đông Dương Trung Lập Hóa, nói chung.
2./ Hiện tình Việt Nam:
Sau 31 năm, kể từ 30-4-75, đất nước thống nhất về mặt địa lý sử quan. Nhưng sự đoàn kết dân tộc vẫn còn xa vời. Dân Tộc bị chia rẽ từ trong ra ngoài. Tình trạng xã hội ngày càng bất công, nghèo nàn. Đất nước lạc hậu, băng hoại từ tinh thần đến vật chất. Lịch sử đang chịu thời kỳ đen tối nhất. Tuy vậy, đảng Cộng Sản Việt Nam vẫn phó mặt dân tình ta than! Vẫn nắm quyền cai trị đất nước cách độc tài, độc đoán trong chế độ độc đảng. Mặc cho Tổ Quốc lầm than! Họ vẫn khư khư kiên trì chủ nghĩa Mác-Lê để thống trị. Điều đơn giản dễ hiểu, họ đã “cỡi cọp”, nhảy xuống sợ cọp ăn, nên cố bám víu với chế độ sắt máu hầu giữa chính quyền. Nếu muốn họ từ bỏ quyền lực, bằng cách mở cho họ một lối thoát đề hòa mình với dân tộc là: Những người con dân yêu nước, không phân biệt trẻ già, trai gái, trong ngoài nước hãy vận động một giải pháp cho Việt Nam: Trung-Lập-Pháp-Lý-Vĩnh-Viễn. Đem lại Độc Lập – Dân Chủ – Tự Do – Hạnh Phúc… cho đồng bào bằng cách: “Đòi hỏi Đảng Cộng Sản Việt Nam phải tổ chức Tổng Tuyển Cử Tự Do. Thành Lập Tân Hiến Pháp cho một nước Việt Nam mới mà trong đó mọi thành phần Đảng phái sinh hoạt trong Cộng Đồng Dân Tộc; kể cả Đảng Cộng Sản. Nhân dân sẽ dùng lá phiếu mình để ứng sử quyền Nhân Bản là biểu tượng căn bản của Nhân Quyền.
Ý kiến thô thiển này. Mong được toàn thể tầng lớp đồng bào góp ý. Hầu hợp lực vận động quốc tế một giải pháp cho Việt Nam.
Mong thay!
Mạc Thúy Hồng.
(Nguyên Chủ nhiệm Tạp Chí Lạc Việt – USA.)

Không có nhận xét nào: