Pages

Thứ Năm, 19 tháng 1, 2012

Dấu hiệu về cải cách chính trị ở Việt Nam

David KohThe Straits Times
Lê Quốc Tuấn X-Cafe chuyển ngữ

“Có khả năng các cải cách chính trị là một cuộc sửa đổi Hiến pháp với những tầm nhìn lớn hơn về nhân quyền, phân định rõ ràng hơn về vai trò và giới hạn của các cơ quan nhà nước, và, có lẽ, sẽ có văn kiện chính thức hóa – một xã hội mới nhỏ gọn – nêu rõ các giới hạn quyền lực của đảng.”
Các lễ lạc mừng tết năm nay tại Việt Nam được phấn khởi với hy vọng về một khả năng cải cách chính trị. Tại cuộc họp thứ tư của Uỷ ban Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (CPV) kết thúc vào ngày 31 tháng 12, người tổng bí thư đã cảnh báo rằng nếu không cải cách, đảng sẽ phải bị diệt vong.
Đàng CSVN, đảng chính trị duy nhất đưọc phép hoạt động trong nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa, phải tạo đủ tăng trưởng và phát triển cũng như các phúc lợi về chính trị để người dân có thể cảm thấy đảng xứng đáng được hưởng sự độc quyền chính trị, mà họ đã cài đặt vào Hiến pháp (Điều Bốn) vào năm 1992 khi khối cộng sản Đông Âu sụp đổ.

Dù Đảng đã từng tuyệt vời trong sự bền bỉ từ năm 1986 bằng những cải cách “đổi mới” hiện đang được biết đến, nhưng những năm gần đây, các khó khăn kinh tế vĩ mô (nạn lạm phát cao và suy giảm lượng đầu tư trực tiếp từ nước ngoài), việc chậm tăng trưởng lên các thứ hạng cao hơn trong nền kinh tế của thế giới và tình hình tham nhũng ngày càng xấu đi cùng thứ hạng xấu trong đồi truỵ chính trị giữa hàng ngũ quan liêu đã tăng nhiệt – và đòi hỏi đến các nhu cầu cải cách về chính trị.
Trước Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 11 của đảng vào tháng Giêng năm ngoái, các cuộc tranh luận đã bắt đầu về việc sửa chữa “lỗi hệ thống”. Một đảng viên cao cấp cho biết đảng đã luôn suy nghĩ đến những cải cách về chính trị nhưng họ muốn các cải cách ấy phải được thích hợp và chỉ đến một bước sau những cải cách về kinh tế để duy trì được ổn định về chính trị. Ông nói thêm, trong vài năm tới đây, sự tập trung sẽ chuyển đến việc nâng cấp cơ chế nhằm thúc đẩy các mục tiêu phát triển.
Một bằng chứng về việc chính trị kềm hãm kinh tế là hiệu suất kém của các doanh nghiệp quốc doanh. Với mức tỷ lệ gia tăng vốn (mức đơ lường số vốn cần thiết để tạo ra các sản lượng kế tiếp) là 7.8 từ 2001-07, các doanh nghiệp quốc doanh quá kém cỏi so với lĩnh vực đầu tư tư nhân và nước ngoài, vốn chỉ có được tỷ lệ tương ứng ở mức 3.2 và 5.2. Doanh nghiệp quốc doanh làm thất thoát lượng tiền cực lớn và là một cái ống xả vĩ đại cho nạn tham nhũng trong giới cán bộ.
Công ty đóng tàu quốc doanh Vinashin là một ví dụ không chỉ về nạn tham nhũng mà còn cho thấy các công ty không thể phát triển quá nhanh và đã sử dụng kinh phí vô trách nhiệm như thế nào. Nó là kết quả của một hệ tư tưởng chủ nghĩa tư bản nhà nước, ý tưởng cho rằng các nước xã hội chủ nghĩa có thể tài trợ và điều hành các công ty trong nền kinh tế thị trường và trở thành động lực cho sự tăng trưởng.
Mặc dù đã có những kế hoạch giảm bớt số lượng doanh nghiệp quốc doanh để từ đó giảm nhẹ gánh nặng ngân sách, nhưng chính phủ tin rằng vẫn phải có một giới hạn trong việc cắt giảm một số doanh nghiệp quốc doanh như công ty Điện lực Việt Nam đang trợ cấp cho sức tiêu thụ năng lượng của công chúng. Nhưng điều này không giải thích được lý do tại sao các doanh nghiệp quốc doang lại nên nhanh chóng đa dạng hóa và nhận lấy những vị trí nguy hiểm, chẳng hạn như việc đầu cơ vào bất động sản.
Trong thông điệp năm mới của mình, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thừa nhận rằng các lợi ích từ kinh doanh hết sức ảnh hưởng đến việc hoạch định chính sách, ngụ ý muốn kiềm chế những ảnh hưởng ấy. Hầu hết mọi người sẽ hoan nghênh điều này, sự kềm chế này có thể không ăn khớp với việc tạo nên các ngành công nghiệp có thể cạnh tranh được với các doanh nghiệp nước ngoài và sẽ đặt ra một hành động cân bằng khó khăn cho chính phủ.
Tình hình cũng trở nên rõ ràng hơn là có thể có những thay đổi về hiến pháp. Các quyền về con người, được hiểu như những quyền cơ bản, là một phần của chương trình nghị sự, cùng với việc giới hạn một số quyền hạn nhà nước đối với các cá nhân, như việc bảo vệ người bị buộc tội.
Có các cuộc tranh luận về việc Hiến pháp nên thúc đẩy các chức năng như thế nào cũng như định rõ những giới hạn quyền lực của các cơ quan nhà nước – Quốc hội, Chính phủ và ngành tư pháp. Đã có những cuộc tranh luận về việc tăng thêm quyền hạn của chính phủ trong quan hệ đến quyền hạn của các ngành khác. Một tòa án tư pháp cũng đang được thảo luận, với một số thích mô hình của Pháp trong khi những người khác lại cảm thấy điều này có thể chính trị hóa hệ thống tòa án và không nên khuyến khích vì lợi ích của hiệu quả cai trị.
Nhưng việc một tòa án như thế có được thẩm quyền quyết định của Đảng hay không có thể là một trong những chủ đề gây tranh cãi nhất vì độ nhạy cảm của nó. Từ lâu Điều Bốn đã từng là tai ương của giới chỉ trích, những người nghĩ rằng đảng có quá nhiều quyền lực và cao hơn nhà nước, với việc các nhà lãnh đạo hàng đầu không thể kiểm soát được các thẩm quyền kiểu thái ấp ở các tỉnh. Trong khi việc loại bỏ Điều Bốn là hầu như bất khả thi, giới chỉ trích đã đề xuất chuyển nó vào một điều luật với các quy định cụ thể về quyền hạn và trách nhiệm của Đảng để sự minh bạch có thể tạo nên những ranh giới.
Người tổng bí thư hiện nay có thể để lại một di sản tích cực trong lĩnh vực này. Từng được xem là một giáo sư và một nhà thông thái rởm, ông Nguyễn Phú Trọng đã chưa bao giờ tạo ấn tượng nơi các đồng nghiệp của mình từ các quyết định hoặc vượt ra ngoài quy luật thông thường. Từng được lựa chọn bởi vì ông đã sống một cuộc sống không tì vết và có thể ổn định một con tàu, hiện nay ông là người nắm giữ ngọn cờ trong khi đảng và đất nước đang ở ngã ba đường. Chỉ có những suy nghĩ chứ chưa hề có kế hoạch cụ thể hoặc lộ đồ gì. Loại bỏ Điều Bốn có lẽ không có trong các quân bài đồng thời đảng cũng không muốn hạn chế quyền lực của riêng mình. Thử nghiệm cuối cùng sẽ ở trong việc thực hiện, vốn là điểm yếu nhất trong việc quản lý nhà nước của Việt Nam.
Có khả năng các cải cách chính trị là một cuộc sửa đổi Hiến pháp với những tầm nhìn lớn hơn về nhân quyền, phân định rõ ràng hơn về vai trò và giới hạn của các cơ quan nhà nước, và, có lẽ, sẽ có văn kiện chính thức hóa – một xã hội mới nhỏ gọn – nêu rõ các giới hạn quyền lực của đảng. Thậm chí có thể cho phép nhiều cạnh tranh hơn và việc lựa chọn các quan chức đảng hàng đầu dựa trên thành tích. Tiền trình của một quốc gia thực sự vĩ đại chẳng bao giờ êm thắm và sẽ sự thú vị khi nghe đến một cuộc tranh luận được thực hiện lành mạnh từ trong một quốc gia cộng sản.
Tác giả David Koh là một thành viên cao cấp tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á.

Không có nhận xét nào: