Cơ quan thống kê công bố sản lượng điện trong khoảng thời gian 2 tháng đầu năm 2012 tăng 7,1% so với cùng kỳ. NBS tính gộp 2 tháng để loại bỏ đi các yếu tố liên quan đến thời vụ có thể gây ra nhiều thay đổi đến số liệu do Tết Nguyên đán kéo dài từ cuối tháng 1 đến đầu tháng 2/2012.
Khi yếu tố sản lượng điện, chỉ báo tốt nhất về hoạt động kinh tế tại Trung Quốc, thông thường cao hơn tăng trưởng của GDP, có thể khẳng định kinh tế Trung Quốc đang tăng trưởng chỉ ở mức thấp.
Tháng 3/2012, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã khiến thế giới choáng váng khi hạ mục tiêu tăng trưởng GDP của năm 2012 từ mức 8% xuống 7,5%. Trước đây, người ta thường thấy cuối cùng kinh tế Trung Quốc tăng trưởng cao hơn so với mục tiêu. Năm 2012, mọi chuyện cuối cùng sẽ khác. Ủy ban hợp tác và phát triển Trung Quốc (NDRC) dự báo sản lượng điện của Trung Quốc sẽ tăng trưởng 7,5% trong năm 2012.
Chỉ báo tốt thứ 2 về kinh tế Trung Quốc phải nói đến hoạt động vận chuyển hàng hóa. Cảng Thượng Hải, khu cảng lớn và đông đúc nhất của thế giới, công bố sản lượng côngtennơ vận chuyển qua đây tăng 3,6%, sản lượng vận chuyển các loại hàng hóa khác trong 2 tháng đầu năm 2012 tăng 7%. Hãng hàng không China Eastern Airlines lớn thứ 2 Trung Quốc thông báo lượng vận chuyển hàng hóa hiện tại đang giảm.
Doanh số bán xe trên thị trường Trung Quốc cũng đang đi xuống. Doanh số bán xe trong 2 tháng đầu năm 2012 hạ 6,5%. Doanh số một số dòng xe chủ chốt hạ 4,9% còn doanh số bán xe thương mại hạ 12,3%.
Tín dụng mới trong giai đoạn 2 tháng đầu năm 2012 hạ 8,2%.
Chỉ số PMI của lĩnh vực sản xuất Trung Quốc phát đi tín hiệu về sự suy giảm trong lĩnh vực sản xuất của tháng 1 và tháng 2/2012.
Số liệu thương mại cũng phát đi tín hiệu về sự suy giảm. Gần đây, Trung Quốc đón nhận thông tin thâm hụt thương mại năm 2011 lên cao nhất từ năm 1989, chủ yếu bởi nhu cầu tại châu Âu đi xuống, thế nhưng trên thực tế nhu cầu nội địa đang không đẩy nhập khẩu tăng lên. 2 tháng đầu năm, nhập khẩu chỉ tăng 7,7% và nguyên nhân chính bởi hoạt động mua gom hàng hóa tăng cao. Trung Quốc mua dầu kỷ lục, nhập khẩu đồng đồng thời lên cao.
Một khi loại bỏ đi hoạt động mua gom hàng hóa, tiêu dùng người dân dường như không thay đổi nhiều. Lạm phát tháng 2/2012 hạ nhiệt xuống 3,2%, thấp hơn so với con số 4,5% của tháng 1/2012.
Ngay cả một số chỉ tiêu trước đây vốn lạc quan cũng phát đi tín hiệu xấu. Sản lượng công nghiệp 2 tháng đầu năm tăng 11,4% thế nhưng mức tăng trên kém hơn nhiều so với con số 12,8% và thấp hơn dự báo của giới chuyên gia. Tăng trưởng đầu tư vào tài sản cố định tháng 1 và tháng 2 chỉ ở mức 21,5%, thấp nhất từ năm 2002.
Ngay cả nếu số liệu của chính phủ Bắc Kinh chính xác, thực tế đang tồn tại một số vấn đề với số liệu của ngành điện, rõ ràng kinh tế Trung Quốc đang trong xu thế tăng trưởng kém. Ông Zhiwei Zhang, chuyên gia kinh tế thuộc Nomura Holdings, phát biểu với WSJ: “Quá trình tăng trưởng chậm lại của nền kinh tế đang diễn ra nhanh hơn so với tính toán của chính phủ.”
Hiện tại, phần lớn chuyên gia phân tích dự báo kinh tế Trung Quốc tăng trưởng khoảng 8% trong năm 2012. Họ giảm bớt dự báo về khả năng kinh tế Trung Quốc “hạ cánh khó nhọc” bởi họ dự báo chính phủ sẽ bắt đầu kích thích kinh tế bằng cách hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Chính phủ Trung Quốc đã làm vậy vào tháng 11/2011 và trong tháng 3/2012, cho đến nay chính sách chưa phát huy nhiều tác dụng.
Không một ai dự báo về khả năng đầu tư vào Trung Quốc sẽ lại lên mạnh như thời kỳ năm 2008 và 2009. Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo không muốn thêm một lần nữa kích thích kinh tế quá mạnh tay, và nếu kể cả muốn, ông cũng không còn nhiều công cụ chính sách.
Vì vậy người ta sẽ hoài nghi về việc lần này ông sẽ làm gì để đưa tăng trưởng trở lại mức cũ. Người ta không muốn nói rằng mức tăng trưởng 7,5% không thể duy trì được thế nhưng nó chỉ có thể hiện thực nếu chính phủ Trung Quốc đưa ra các biện pháp quyết định và thực hiện sớm.
Kết quả tình hình kinh tế tháng 2/2012 cho thấy xu thế đi xuống đang có phần cải thiện. Hiện tại, Trung Quốc đang hướng đến thời kỳ tăng trưởng 0%.
Theo DVT.vn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét