Pages

Thứ Sáu, 30 tháng 3, 2012

Báo động: Bùi Hằng, pháp lệnh 44, và người Việt ở nước ngoài

Phạm Anh Tuấn (TTHN)

Mọi người đều biết rằng bà Bùi Thị Minh Hắng bị đưa đến Cơ sở giáo dục Thanh Hà, tỉnh Vĩnh Phúc mà theo sự xác nhận của nhiều người thì đây là một trại cải tạo thuộc sự quản lý của Tổng cục Thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp – Bộ Công an vào ngày 28-11-2011, theo quyết định số 5225 ngày 18 tháng 11 năm 2011 của chủ tịch UBNDTP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo. Quyết định này đưa ra căn cứ để đưa chị vào cơ sở giáo dục là dựa vào “Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính” (pháp lệnh 44) năm 2002 của UB Thường vụ Quốc hội. Trong điều 1 nó có nói rằng do bà ấy vi phạm trật tự công cộng.

Mọi pháp lệnh đều do Ủy ban thường vụ Quốc hội (UBTVQH) sọan thảo, ra quyết định và ban hành qua sự công bố của chủ tịch nước. Một UBTVQH gồm chủ tịch QH, phó chủ tịch QH và vài ủy viên mà có quyền ban hành mọi pháp lệnh và trớ trêu là các pháp lệnh này thường
  • 1. Nằm trên pháp luật, không có lụât sư hay tòa án nào có tiếng nói
  • 2. Chỉ có chủ tịch nước có quyền “đề nghị” UBTVQH xem xét lại pháp lệnh, không ai có quyền cả
  • 3. Có quyền vi hiến và chống lại mọi công/qui ước quốc tế mà chính phủ đã ký
Pháp lệnh 44 vi hiến ở mấy điều dưới đây:
  • 1. Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể … (HP Điều 71)
  • 2. Ủy ban nhân dân … chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, pháp luật, … (HP Điều 123)
Điều 123 hòan tòan không cho phép Ủy ban nhân dân (UBND) ra quyết định như quyết định 5225 của ông Thảo, và cũng không cho quyền UBND cưỡng chế, giáo dục một công dân nào như đề ra trong pháp lệnh 44. Cái ác của pháp lệnh này là có quyền đưa vào trại cải tạo, cơ sở chữa bệnh (tâm thần?) vân vân và chỉ có quản giáo là người có quyền thả người bị quản chế và như vậy người bị quản chế có thể bị giam suốt đời mà không có ai cứu được (ngoại trừ hối lộ, bán dâm cho quản giáo).
Pháp lệnh này có quyền sử phạt (hay cưỡng bức) người Việt nước ngòai (NVNN) hay không? Thưa có. Chiếu theo luật Quốc Tịch của nước CNXNCNVN, NVNN vẫn là công dân Việt Nam và khi ở trên lãnh thổ Việt Nam vẫn phải tuân thủ luật pháp và mọi pháp lệnh quái gỡ.
Xin báo động cho tòan thể NVNN phải suy nghĩ, cân nhắc trước khi có ý định về Việt Nam vì bất cứ lý do nào.
Xin phổ biến rộng rãi cho người thân quen.
Tham khảo:
Pháp lệnh 44: Tiếng Việt, Tiếng Anh
Hiến pháp 1992
Luật Quốc tịch

Không có nhận xét nào: