Khi Tổng Thống Mỹ Nói Nhỏ
Các quan chức Hoa Kỳ đã phải lên tiếng bào chữa cho lời nói nhỏ của Tổng thống Barack Obama nhắn gửi người tương nhiệm Dmitry Medvedev của Nga bị nghe được vì microphone không tắt tại Seoul.
Bên lề hội nghị thượng đỉnh về an ninh nguyên tử tại Hàn Quốc tuần này, Tổng thống Mỹ nêu ra chủ đề an toàn cho một thế giới không bị nạn khủng bố nguyên tử đe dọa.
Trọng tâm của chính sách mà ông Obama theo đuổi là nối lại đàm phán và ký kết với nước Nga trong chương trình giải trừ vũ khí hạt nhân,
Nhưng phát biểu bị nghe được ‘không chính thức’ của ông hôm 26/3 cho thấy các tuyên bố cứng rắn trong năm tranh cử tại Mỹ chưa chắc đã là điều ông Obama muốn làm với Nga.
Một số microphone đã ghi được cuộc nói chuyện của hai lãnh đạo Mỹ và Nga.
‘Xin Nga thêm thời gian’
Ông Obama nhắn ông Medvedev gửi tới ông Vladimir Putin, người sẽ lên làm tổng thống Nga nhiệm kỳ ba, rằng Hoa Kỳ cần thêm thời gian để giải quyết các chống đối với chương trình phòng thủ tên lửa của Mỹ.
Ông nói: “Đây là cuộc tranh cử cuối cùng của tôi, nên sau bầu cử tôi sẽ thoải mái hơn,”
Ông Medvedev trả lời bằng tiếng Anh: “Tôi hiểu,” và hứa sẽ “truyền tin đó cho Vladimir”.
Hai tổng thống có vẻ quý mến nhau với màn ông Obama gọi ông Medvedev là “đợi nhé” sau cuộc họp và chạy ra bắt tay.
Các phóng viên báo ảnh chụp được cảnh hai ông cười vui vẻ với nhau.
Nay, phe Cộng Hòa Mỹ đã lên tiếng chỉ trích ông Obama là tỏ ra mềm yếu trước nước Nga.
Ứng viên Cộng Hòa ra tranh cử tổng thống, ông Mitt Romney nói lời của ông Obama “đáng gây báo động” và đặt câu hỏi liệu ông Obama có thẳng thắn về nghị trình chính trị trong năm tranh cử hay không.
Nhưng quan chức Nhà Trắng đã lên tiếng bào chữa cho ông Obama.
Tùy viên báo chí Jay Carney nói với các nhà báo ở Seoul rằng Nga là đối tác của Hoa Kỳ trong nhiều lĩnh vực.
Một số quan chức Nga thì tin rằng ông Obama phải thu hút cử tri tại Mỹ nhưng cũng cần Nga để có một chính sách đối ngoại cân bằng hơn.
Trong khi đó, một số trang mạng tiếng Nga thì cười câu nói của Tổng thống Medvedev.
Khi trả lời ông Obama, ông Medvedev nói tiếng Anh là ông sẽ “transmit the information to Vladimir”, với ‘transmit’ (truyền sóng) là từ dùng trong công nghệ điện đài chứ không phải ‘chuyển tin’ theo cách nói tiếng Anh bình thường.
Người ta cũng cho rằng qua vụ việc này, ông Medvedev một lần nữa tỏ ra ông chỉ là người phụ thuộc vào ông Putin, nhân vật có quyền lực tối cao ở Nga.
Hội nghị thượng đỉnh Seoul nêu ra lo ngại về vũ khí nguyên tử nếu lọt vào tay các tổ chức quá khích
Lãnh Đạo Thế Giới Bàn Nguy Cơ Hạt Nhân
NGUỒN: BBC
Trọng tâm của chính sách mà ông Obama theo đuổi là nối lại đàm phán và ký kết với nước Nga trong chương trình giải trừ vũ khí hạt nhân,
Nhưng phát biểu bị nghe được ‘không chính thức’ của ông hôm 26/3 cho thấy các tuyên bố cứng rắn trong năm tranh cử tại Mỹ chưa chắc đã là điều ông Obama muốn làm với Nga.
Một số microphone đã ghi được cuộc nói chuyện của hai lãnh đạo Mỹ và Nga.
‘Xin Nga thêm thời gian’
Ông Obama nhắn ông Medvedev gửi tới ông Vladimir Putin, người sẽ lên làm tổng thống Nga nhiệm kỳ ba, rằng Hoa Kỳ cần thêm thời gian để giải quyết các chống đối với chương trình phòng thủ tên lửa của Mỹ.
Ông nói: “Đây là cuộc tranh cử cuối cùng của tôi, nên sau bầu cử tôi sẽ thoải mái hơn,”
Ông Medvedev trả lời bằng tiếng Anh: “Tôi hiểu,” và hứa sẽ “truyền tin đó cho Vladimir”.
Hai tổng thống có vẻ quý mến nhau với màn ông Obama gọi ông Medvedev là “đợi nhé” sau cuộc họp và chạy ra bắt tay.
Các phóng viên báo ảnh chụp được cảnh hai ông cười vui vẻ với nhau.
Nay, phe Cộng Hòa Mỹ đã lên tiếng chỉ trích ông Obama là tỏ ra mềm yếu trước nước Nga.
Ứng viên Cộng Hòa ra tranh cử tổng thống, ông Mitt Romney nói lời của ông Obama “đáng gây báo động” và đặt câu hỏi liệu ông Obama có thẳng thắn về nghị trình chính trị trong năm tranh cử hay không.
Nhưng quan chức Nhà Trắng đã lên tiếng bào chữa cho ông Obama.
Tùy viên báo chí Jay Carney nói với các nhà báo ở Seoul rằng Nga là đối tác của Hoa Kỳ trong nhiều lĩnh vực.
Một số quan chức Nga thì tin rằng ông Obama phải thu hút cử tri tại Mỹ nhưng cũng cần Nga để có một chính sách đối ngoại cân bằng hơn.
Trong khi đó, một số trang mạng tiếng Nga thì cười câu nói của Tổng thống Medvedev.
Khi trả lời ông Obama, ông Medvedev nói tiếng Anh là ông sẽ “transmit the information to Vladimir”, với ‘transmit’ (truyền sóng) là từ dùng trong công nghệ điện đài chứ không phải ‘chuyển tin’ theo cách nói tiếng Anh bình thường.
Người ta cũng cho rằng qua vụ việc này, ông Medvedev một lần nữa tỏ ra ông chỉ là người phụ thuộc vào ông Putin, nhân vật có quyền lực tối cao ở Nga.
Hội nghị thượng đỉnh Seoul nêu ra lo ngại về vũ khí nguyên tử nếu lọt vào tay các tổ chức quá khích
Lãnh Đạo Thế Giới Bàn Nguy Cơ Hạt Nhân
Lãnh đạo các nước trên thế giới kêu gọi hợp tác chặt chẽ hơn để đối phó với đe dọa khủng bố hạt nhân tại hội nghị thượng đỉnh an ninh hạt nhân ở Seoul, Hàn Quốc. Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak nói khủng bố hạt nhân vẫn là “mối đe doạ nghiêm trọng”, trong khi Tổng thống Mỹ Barack Obama nói cần có hành động.
Kế hoạch phóng hỏa tiễn của Bắc Hàn đang là chủ đề bao trùm hội nghị. Bắc Hàn khẳng định tên lửa tầm xa của họ dùng để chở vệ tinh nhưng phía Mỹ cho rằng bất kỳ hành động phóng tên lửa nào sẽ vi phạm các nghị quyết của Liên Hiệp Quốc và bị coi là thử tên lửa.
Phát biểu tại Hội nghị, ông Obama cảnh báo rằng có “quá nhiều các phần tử xấu” đang đe dọa dự trữ và sử dụng nguyên liệu hạt nhân ‘nguy hiểm’.
“Không cần nhiều, chỉ cần một lượng nhỏ các nguyên liệu này cũng đủ giết hại hàng trăm ngàn người vô tội. Đây không phải là sự phóng đại, mà là thực tế mà chúng ta đang đối mặt,” ông Obama phát biểu.
“An ninh thế giới phụ thuộc vào hành động của chúng ta.”
Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào kêu gọi tạo ra “môi trường quốc tế thuận lợi cho việc tăng cường an ninh hạt nhân” trong khi Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak yêu cầu có hành động cụ thể để giải quyết mối đe dọa “nghiêm trọng” cho hòa bình thế giới.
Hội nghị lần này có sự tham gia của gần 60 lãnh đạo các quốc gia trên thế giới.
Trước đó, Bắc Triều Tiên đã lên kế hoạch phóng tên lửa trong khoảng thời gian từ 12 đến 16/4 để kỷ niệm sinh nhật lần thứ 100 của cố ‘lãnh tụ vĩ đại’ của họ là Kim Il-sung.
Thứ Ba 27/3, một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Bắc Hàn nói việc phóng hỏa tiễn sẽ được thực hiện như kế hoạch và chỉ trích quan điểm của Tổng thống Obama là “đối đầu”.
“Phần tử xấu”
Tại hội nghị, các nhà lãnh đạo đã thảo luận các biện pháp chống lại mối đe dọa của khủng bố hạt nhân, trong đó bao gồm việc bảo vệ các cơ sở và nguyên liệu hạt nhân, cũng như ngăn chặn nạn mua bán nguyên liệu hạt nhân.Phát biểu tại Hội nghị, ông Obama cảnh báo rằng có “quá nhiều các phần tử xấu” đang đe dọa dự trữ và sử dụng nguyên liệu hạt nhân ‘nguy hiểm’.
“Không cần nhiều, chỉ cần một lượng nhỏ các nguyên liệu này cũng đủ giết hại hàng trăm ngàn người vô tội. Đây không phải là sự phóng đại, mà là thực tế mà chúng ta đang đối mặt,” ông Obama phát biểu.
“An ninh thế giới phụ thuộc vào hành động của chúng ta.”
Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào kêu gọi tạo ra “môi trường quốc tế thuận lợi cho việc tăng cường an ninh hạt nhân” trong khi Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak yêu cầu có hành động cụ thể để giải quyết mối đe dọa “nghiêm trọng” cho hòa bình thế giới.
Hội nghị lần này có sự tham gia của gần 60 lãnh đạo các quốc gia trên thế giới.
Trước đó, Bắc Triều Tiên đã lên kế hoạch phóng tên lửa trong khoảng thời gian từ 12 đến 16/4 để kỷ niệm sinh nhật lần thứ 100 của cố ‘lãnh tụ vĩ đại’ của họ là Kim Il-sung.
Thứ Ba 27/3, một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Bắc Hàn nói việc phóng hỏa tiễn sẽ được thực hiện như kế hoạch và chỉ trích quan điểm của Tổng thống Obama là “đối đầu”.
Người này nói trong một thông cáo mà hãng thông tấn nhà nước KCNA loan tải, rằng Bắc Hàn ”sẽ không bao giờ từ bỏ việc phóng vệ tinh vì mục đích hòa bình”.
KCNA cũng cho hay “vệ tinh dự báo thời tiết” mà quốc gia này lên kế hoạch phóng sẽ rất hữu dụng cho “nghiên cứu dự báo thời tiết vốn rất cần thiết cho nông nghiệp và các lĩnh vực kinh tế khác.” Trước đó một ngày, tổng thống Mỹ và chủ tịch Trung Quốc đã có buổi gặp bên lề hội nghị và đồng ý phối hợp hành động đối với bất kỳ ‘sự khiêu khích tiềm tàng’ nào nếu Bình Nhưỡng vẫn phóng tên lửa theo kế hoạch.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét