Pages

Chủ Nhật, 4 tháng 3, 2012

Nga và TC Tấn Công Mỹ

Vi Anh

Trung Cộng đang CS và Nga hậu CS, hậu duệ của Liên xô là hai chế độ trên phương diện tin học bây giờ tấn công Mỹ còn hơn thời Chiến tranh Lạnh giữa Thế Giới Tự do và Cộng sản, và nguy hại cho Mỹ còn lớn hơn quân khủng bố gây ra cho Mỹ trong thời chiến tranh chống khủng bố nữa.
Đó là lời Giám đốc FBI của Mỹ Robert Mueller và Giám đốc Tình Báo Quốc Gia James Clapper mới đây tường trình hữu thệ trước Ủy Ban Tình báo Chọn lọc của Thượng Viện Mỹ. Hai vị lãnh đạo chỉ huy hai cơ quan tình báo lớn nhứt Mỹ cũng báo động cho Quốc Hội, cơ quan quyền lực của chánh quyền Mỹ, về hành động của TC và Nga đã liên tục mở cuộc tấn công xâm nhập với một qui mô lớn với cường độ và nhịp độ ngày càng tăng, chưa tùng thấy trong thời gian gần đây. Có cả binh đòan tin tặc, gián điệp tin học của họ thọc mũi dùi vào hệ thống computers của ngành kỹ nghệ và chánh quyền Mỹ. Mục tiêu chánh của họ là lén lấy hoặc phá hư những dữ kiện bí mật kinh tế, tài chánh, khoa học, kỹ thuật, an ninh, quốc phòng của Mỹ. Computers của các cơ quan hay của người làm cho công quyền dân sự, quân sự, của các công ty, các đại học đều bị. Kể cả computers của những viên chức đi công tác trong ngòai nước cũng bị tấn công. Tấn công ngày đêm không ngưng nghỉ. Khi thì chương trình chống virus phát giác, ngăn chận, khi thì không, hồ sơ tài liệu bị ăn cắp hay đánh phá.

Ông Mueller nói “Chống khủng bố – ngăn chận các cuộc tấn công khủng bố – đối với FBI bây giờ là ưu tiên số một. Nhưng mối đe dọa trên mạng cắt ngang chương trình hành động của FBI, những đe dọa đó là mối đe dọa cho tòan quốc Mỹ.”
Còn cơ quan phản gián của FBI từ tháng 11 năm rồi đã chỉ mặt đặt tên TC và Nga đã tăng gia nỗ lực gây hấn Mỹ trong hành động ăn cắp tài sản trí tuệ của Mỹ, bí mật thương mại và tin tức an ninh của Mỹ.
Ô. Clapper, Giám Đốc Tình Báo Quốc gia khẳng định “Mối đe dọa trên mạng là thử thách lớn nhứt mà chúng ta phải đối phó. Trong những nước gây hấn, chúng ta đặc biệt chú ý những thực thể như Trung Quốc, Nga điều khiển những cuộc xâm nhập vào các hệ thống computers của chúng ta và ăn cắp dữ kiện của người Mỹ chúng ta.”
Chúng ta tiên liệu một môi trường không gian tin học trong đó trổi dậy những kỹ thuật tiên tiến và kiện tòan trước khi dưa những dữ kiện an ninh của chúng ta vào.”
Ông Clapper nói chuyên viên trong ngành tình báo quốc gia của Mỹ một ngày phát giác có khỏang 60,000 chương trình độc hại đưa vào Internet.
Tập đòan bảo tòan an ninh cho computers Symantec mới đây thông báo có một vi khuẩn độc hại đóng vai trò con ngựa thành Troy gọi là “Sykipot,” xuất phát từ TQ được tung ra tìm cách xâm nhập vào ngành kỹ nghệ quốc phòng của Mỹ.
Symantec mô tả vi khuẩn tấn công có tên “Sykipot có cả một quá khứ lâu dài tấn công nhiều ngành kỹ nghệ Mỹ. Căn cứ vào kết quả tìm hiểu những cuộc tấn công lầu dài đó, virus gần gũi với ngôn ngữ TQ, và dùng máy computers ở TQ. Chúng rõ rệt là một nhóm vi khuẩn luôn sáng tạo ra những đòn tấn công mới và độc và tránh né những hình thức ngăn chận mới, và chúng ta dự trù chúng sẽ tấn công chúng ta trong tương lai.”
Được biết trong mấy năm gần đây hệ thống computers Mỹ và các nước đồng minh Mỹ bị vô số những cuộc tấn công tin học khó mà liệt kê ra hết.
Google’s Gmail của Mỹ ở TQ bị tấn công trầm trọng trong năm 2009. Hơn 30 đại công ty kỹ thuật cao của Mỹ kể cả Yahoo, Adobe, Rackspace và Northrop Grumman cũng bị tấn công trầm trọng. Ngành an ninh Mỹ cho đó là âm mưu xâm nhập để lấy hay phá những bí mật khoa học, kỹ thuật, bí mật an ninh, quốc phòng của Mỹ.
TC thường bị lên án đã tin tặc hệ thống máy computers của NASDAQ-OMX, là công ty lớn của thị trường chứng khóan Mỹ. Và TC cũng bị lên án đã tin tặc hệ thống computers của Qũy Tiền Tệ Quốc Tế.
Năm rồi cơ quan an ninh RSA của Tập Đòan EMC Corp., bị ăn cắp nhiều tài sản trí tuệ SecureID, dùng để mã hóa các điều bí mật của các công ty thầu quốc phòng của Mỹ. Năm 2007, Nga mở một cuộc chiền tranh tin học chống các nước Estonia và U.S và năm 2008 chống Georgia .
Trong vòng năm tháng trở lại đây, TC nỗ lực chưa từng thấy trong âm mưu săn lùng để chiếm hữu những bí mật của máy bay phản lực có thể phi hành như hỏa tiễn liên hành tinh trên không gian của Mỹ mới chế ra lấy ký hiệu là X-37. Cuộc săn lùng bí mật mà TC đang nỗ lực làm diễn ra trên Internet do cả binh đòan tin tặc và gián điệp tin học của TC thực hiện.
Binh đòan tin tặc và gián điệp mạng của TC xâm nhập, đánh phá tất cả những máy computers của các cơ quan dân sự, quân sự Mỹ có dính líu đến phát minh của phản lực cơ tân kỳ này của Mỹ.
Hình thức họ thường dùng là gởi email cho các viên chức có liên quan đến việc làm của người Mỹ trong chương trình nghiên cứu, thực hiện, thử nghiệm phát minh mới này. Email của TC rất “hữu nghị” nhưng trong attachment hồ sơ kèm theo để gọi là trao đổi là cả một ổ virus. Nếu mở ra là bị virus xâm nhập vào máy của người Mỹ và lấy tài liệu và chuyển về cho TC. Hệ thống truy tâm và định vị đặc biệt của Mỹ và Ấn độ đã gài bẫy để theo dõi dấu vết đường đi của virus. Tất cả cuộc truy tầm của Mỹ và Ấn khám phá ra sào huyệt của những tin tặc, gián điệp tin học đó là ở TC. Thời gian chiến dịch này cao điểm là từ nửa năm của 2011.
TC luôn chối bỏ những hành động gián điệp tin học này.
Số tấn công tin học vào Mỹ ngày càng leo thang. Kris Harms, cố vấn cao cấp của hệ thống an ninh mạng Mandiant cho biết. “Các công ty và chánh quyền cần biết sự xâm nhập của tin tặc là điều không thể tránh”. Tin tặc không từ ai, người không phải đối tượng đánh phá của tin tặc cũng có thể bị họa lây với đối tượng tin tặc tấn công.
Bên cạnh những thiệt hại vô giá vì tài liệu, bí mật bị đánh cắp hay đánh phá, các cơ quan chánh quyền, các công ty con phải tốn kếm rất nhiều tiền để bảo vệ tài liệu, bí mật. Nhưng có vẻ làm không xuể.
Nhứt là tin tặc bây giờ không còn là những tin tặc tài tử đấu trí với những nhà sáng chế và hệ thống bảo đảm an tòan. Tin tặc bây giờ đa số là của nhà nước: tin tặc nhà nước, state hacker. Đó là những tin tặc, gián điệp tin học. Như TC và Nga có cả binh đòan. Vấn đề tin tặc trở thành mối lo của quốc gia, của ngành an ninh quốc gia. Quốc Hội Mỹ thường được tường trình từ Hành Pháp và điều trần từ phía các công ty và tổ chức chuyên môn./.

Không có nhận xét nào: