Sài Gòn – Nhằm chống lại các chiêu thức tấn công ddos, từ chối dịch vụ, và những cách thức bịt miệng, phá huỷ các website và các trang blog, Tổ chức Phóng viên không biên giới (RSF) tạo ra các trang Mirror nhằm hỗ trợ pháp lý, vật chất và kỹ thuật cho những ai muốn vượt thoát kiểm duyệt internet.
Đối tượng tấn công của các chính phủ là các website độc lập, nằm ngoài sự kiểm soát của nhà nước. Trước tiên RSF sẽ giúp nhân đôi các trang đó lên (tạo ra phiên bản phụ của website, để dùng thay thế ngay khi bị hacker của nhà cầm quyền tấn công). RSF đã bắt đầu làm việc này với tạp chí Chechen Dosh và báo mạng Lanka-e News tại Sri Lankan. RSF khuyến khích cư dân mạng có khả năng hãy tạo ra nhiều những phiên bản như vậy trên khắp thế giới.
Một kinh nghiệm cụ thể đã xảy ra, nếu trang Doshdu.ru bị tấn công, khiến công chúng không thể tiếp cận được nữa, trong kỳ bầu cử vừa qua tại nước Nga, thì người sử dụng Internet có thể truy cập vào các phiên bản được RSF tạo ra tại http://dosh.rsf.org. Phiên bản này sẽ được cập nhật thường xuyên và tự động.
Các phiên bản này là công cụ làm nhụt chí chính phủ khi có ý định chống phá các trang chính. Tại Sri Lanka, www.lankaenews.com bị chặn IP từ tháng 10.2011, nhưng người dân Sri Lanka vẫn có thể đọc tin tức của trang này tại www. Lankaenews.rsf.org, vì nơi đây toàn bộ nội dung được lưu trữ trên một máy khác với tên miền khác.
Tại Việt Nam, khi blog Dân Làm Báo trên dịch vụ wordpress.com bị tấn công, những người chủ trương đã nhanh chóng tạo ra 99 trang Dân Làm Báo khác, để mọi người vẫn có thể vào đọc, nhất là làm cho những tay hacker được nhà nước nuôi phải bó tay. Trang www.chuacuuthe.com cũng dùng những blog hỗ trợ nhưwww.chuacuuthenews.wordpress.com, www.chuacuuthemedia.blogspot.com …
Chính sự kiểm duyệt internet gắt gao đã thúc đẩy nền Dân báo phát triển thật sự. Hiện nay có rất nhiều blog nhận sứ vụ của mình là đăng lại hoặc giới thiệu các bài của các website và các blog có nhiều độc giả quan tâm, nhưng thường xuyên bị đặt tường lửa hay bị tấn công. Các blog này giúp cho người đọc có thể đọc được những bài quan trọng ở các trang mình yêu thích mà không cần phải vượt tường lửa như blog www.luongtamconggiao.wordpress.com,http://anhbasam.wordpress.com.
Thuỵ Minh, VRNs
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét