Pages

Thứ Sáu, 23 tháng 3, 2012

Tiếng nói của một giáo dân trí thức thuộc giáo xứ Thủ Thiêm

Sài Gòn – Trong những ngày qua, nhà cầm quyền gia tăng áp lực để các cơ sở tôn giáo thuộc bán đảo Thủ Thiêm phải di dời. VRNs đã cố gắng liên lạc với nhiều nơi, nhiều người có liên quan trực tiếp, để họ được lên tiếng. Chúng tôi cũng cố gắng liên lạc với các cơ quan thẩm quyền của Sài Gòn, nhưng đều không nhận được câu trả lời.
Chúng tôi vừa nhận được thư của giáo sư Cao Thăng Ca, một giáo dân Thủ Thiêm, người đã nhận làm luật sư bào chữa cho nhiều thân chủ liên quan đến Thủ Thiêm, nên nắm rõ vấn đề. Thư giáo sư Cao Thăng Ca viết như sau:

“Kính Thày
Con là giáo dân Thủ Thiêm.
Nhân vụ nói về nhà thờ Thủ Thiêm, con xin được nói về pháp lý giải tỏa nhà thờ và nhà dòng Mến thánh giá Thủ Thiêm :
1/ Theo Tờ Trình 1817/QHKT ngày 18/08/2005 đã phê duyệt : Nhà thờ Thủ Thiêm được giữ gìn và tôn tạo.
2/ Quyết Định 6565 và 6566/QĐ-UBND ngày 27/12/2005 của thành phố HCM tại Điều 1 có nói rõ : Đất xây dựng công trình văn hóa và cơ sở tôn giáo tại khu đô thị mới Thủ Thiêm là : 23, 4 ha . Chiếm 3,57%.
3/ Theo Bản Đồ quy hoạch Thủ Thiêm giai đoạn kết thúc do Sasaki vẽ, đã được UBND thành phố phê duyệt; Nhà Thờ Thủ Thiêm và dòng Mến Thánh Giá vẫn được tồn tại !
Nhưng nay UBND quận 2 vẫn thúc ép phải di dời (Nghe nói có sự đồng thuận của Hồng y thói đời mang tính đối kháng). Cha xứ đã từng nói với con khi cha gặp Hồng y: Cha rất buồn khi để mất trại phong Thanh Bình, nay cha không để mất nhà thờ Thủ Thiêm! Nhưng sau khi cha gặp Hồng y thì về ngài mất ăn, mất ngủ.
Xin nói thêm: Con đi tu tại Long Xuyên, học cùng lớp với ĐC Kiệt và Thống, để dẫn chứng những lời con nói là xác thực, chỉ nhằm bảo vệ giáo hội.
Nếu có thể, xin liên hệ email trước .
Cầu chúc Mùa Chay Thánh Thiện”.
Gần đây, một phóng viên VRNs có dịp nói chuyện với một linh mục có trách nhiệm của Toà tổng giám mục Sài Gòn, theo vị này, thì nhà thờ và tu viện nên dời ra xa, nơi khu dân cư đã giãn ra đó, vì tại địa điểm hiện nay của nhà thờ và tu viện sẽ chỉ xây dựng khu thương mại, không phải khu dân cư.
Phóng viên VRNs đặt vấn đề: Nhưng hàng ngày ở khu thương mại mới này vẫn có hàng trăm ngàn công nhân, nhân viên, khách hàng lui tới làm việc, họ rất cần nơi để diễn tả đời sống tâm linh khi có nhu cầu, mà ở đây lại không có thì làm sao? Chẳng lẽ để lúc khác giải quyết nhu cầu tâm linh? Vị được hỏi đã không trả lời được vấn nạn này.
Không có một quy hoạch nào được phép loại trừ nhu cầu và sự đáp ứng nhu cầu tôn giáo chính đáng của người dân.
PV.VRNs

Không có nhận xét nào: