Cây Ma hoàng (Ephedra) - wikipédia
Phân tích các bài thuốc y học cổ truyền Trung Hoa bằng kỹ thuật hiện đại cho thấy, trong thành phần của các loại đông dược có chứa nhiều chất độc hại tiềm ẩn. Ngoài ra nhiều chất chiết xuất từ động vật có tên trong danh sách các loài cần được bảo vệ.
Trong các lọ thuốc nước hay bột tán của y học cổ truyền Trung hoa có chứa những gì? Đó là câu hỏi đầy nghi ngờ mà Bác sĩ Mike Bruce, thuộc đại học Murdoch, Perth tại Úc nảy ra trong đầu khi đọc các nhãn mác của hàng chục sản phẩm đông dược bị hải quan Úc thu giữ. Ông đã quyết định sử dụng các kỹ thuật phân tích AND hiện đại nhất trong phòng thí nghiệm của mình để làm sáng tỏ hơn những nghi vấn của mình.
Mặc dù hình thức và nội dung của các sản phẩm đông dược rất đa dạng, từ bột tán, viên nhộng, viên nén hay các chiết xuất từ mật động vật v.v…, các phân tích di truyền học trong phòng thí nghiệm của ông Bruce đã cho phép xác định không dưới 68 loài thảo dược và động vật. Có một số loài thảo mộc thuộc họ hang nhà cây Tế tân (Asarum) hay cây Ma hoàng (Ephedra) rất độc khi sử dụng không đúng liều.
Bác sĩ Mike Bruce, một trong những tác giả của nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí khoa học Plos Genetics giải thích : “ Chúng tôi đã sử dụng các kỹ thuật mới để kiểm tra thành phần của các sản phẩm đó và chúng tôi cũng không muốn khẳng định loại đông dược Trung Hoa này hay loại kia độc hại, nhưng có bốn dược phẩm chứa các thành phần mà thực sự tôi không dám sử dụng vì có thể gây hiệu quả đột biến AND. Mà điều này, như ta đã biết, có thể gây bệnh ung thư”.
Một thí dụ là các thảo dược có chiết xuất từ cây Nam mộc hương, một loài thảo dược đang được sử dụng rất phổ biến, nhất là ở Đài Loan. Đây là một cây thuốc được y học Trung Hoa sử dụng từ hàng ngàn năm qua, chủ yếu để trị đau nhức khớp, đau dạ dày hay để giảm cân. Nhưng các nghiên cứu từ hàng chục năm nay của tây y lại khẳng định loài thảo dược này có chứa một loại axit rất độc cho thận, có thể gây ung thư đường tiết niệu.
Hoạt chất axit có trong thảo mộc này đã bị cấm sử dụng trong dược phẩm ở các nước châu Âu và châu Mỹ.
Những hoạt chất có trong cây Ma hoàng trong bài thuốc y học Trung Hoa được sử dụng để chữa các chứng hen suyễn còn có thể gây ra những hiệu ứng phụ rất nghiêm trọng như tăng nguy cơ cao huyết áp và nhồi máu cơ tim.
Những sản phẩm được xét nghiệm còn chứa những chiết xuất từ các loài động vật nằm trong danh sách cần được bảo vệ và cấm thương mại hóa như loài gấu đen châu Á, hươu. Chiết mật gấu là một việc làm rất thịnh hành ở châu Á. Người dân của khu vực này vẫn lưu truyền bài thuốc sử dụng mật gấu để chữa trị các vết đau và rất nhiều bệnh khác, từ viêm họng cho đến bệnh trĩ. Việc nuôi gấu trong lồng để lấy mật ngày nay không còn là hiếm ở những nước như Lào Miến Điện và Việt Nam.
Bác sĩ Mike Bruce cho biết còn có vấn đề nữa, đó là « thành phần ghi trên nhãn mác của các sản phẩm này không chính xác và cũng không tin cậy. Trong một số sản phẩm có ghi thành phần chiết xuất từ sừng của loài linh dương hiếm quý, như nhung hươu chẳng hạn, nhưng chúng tôi lại tìm thấy những chiết xuất từ loài dê và cừu”.
Phương pháp sàng lọc gien của các phòng thí nghiệm Úc có thể giúp thúc đẩy và mở rộng phạm vi nghiên cứu. Trước đây, các phân tích ADN trên các sản phẩm đông dược Trung Hoa tập trung vào mục tiêu cụ thể. Thí dụ như người ta chỉ tìm xem trong dược phẩm đó có chứa AND của loài hổ hay không. Nhưng giờ đây người ta có thể tạo được một cơ sở dữ liệu rộng lớn dưới dạng các mã vạch của rất nhiều loài động thực vật. Người ta chỉ cần so sánh kết qủa phân tích với các mẫu.
Tiến bộ này hỗ trợ rất nhiều cho kỹ thuật phân tích di truyền được tiến hành nhan hơn. Để giải mã gien đơn bội của người, tức là toàn bộ chuỗi AND của một người, trước đây khi chưa có kỹ thuật này cần phải mất 10 năm và chi phí tới 4 tỷ đô la. Giờ đây người ta có thể hoàn tất công việc này trong vòng một ngày với chi phí 5000 đô la.
Bác sĩ Mike Bruce, một trong những tác giả của nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí khoa học Plos Genetics giải thích : “ Chúng tôi đã sử dụng các kỹ thuật mới để kiểm tra thành phần của các sản phẩm đó và chúng tôi cũng không muốn khẳng định loại đông dược Trung Hoa này hay loại kia độc hại, nhưng có bốn dược phẩm chứa các thành phần mà thực sự tôi không dám sử dụng vì có thể gây hiệu quả đột biến AND. Mà điều này, như ta đã biết, có thể gây bệnh ung thư”.
Một thí dụ là các thảo dược có chiết xuất từ cây Nam mộc hương, một loài thảo dược đang được sử dụng rất phổ biến, nhất là ở Đài Loan. Đây là một cây thuốc được y học Trung Hoa sử dụng từ hàng ngàn năm qua, chủ yếu để trị đau nhức khớp, đau dạ dày hay để giảm cân. Nhưng các nghiên cứu từ hàng chục năm nay của tây y lại khẳng định loài thảo dược này có chứa một loại axit rất độc cho thận, có thể gây ung thư đường tiết niệu.
Hoạt chất axit có trong thảo mộc này đã bị cấm sử dụng trong dược phẩm ở các nước châu Âu và châu Mỹ.
Những hoạt chất có trong cây Ma hoàng trong bài thuốc y học Trung Hoa được sử dụng để chữa các chứng hen suyễn còn có thể gây ra những hiệu ứng phụ rất nghiêm trọng như tăng nguy cơ cao huyết áp và nhồi máu cơ tim.
Những sản phẩm được xét nghiệm còn chứa những chiết xuất từ các loài động vật nằm trong danh sách cần được bảo vệ và cấm thương mại hóa như loài gấu đen châu Á, hươu. Chiết mật gấu là một việc làm rất thịnh hành ở châu Á. Người dân của khu vực này vẫn lưu truyền bài thuốc sử dụng mật gấu để chữa trị các vết đau và rất nhiều bệnh khác, từ viêm họng cho đến bệnh trĩ. Việc nuôi gấu trong lồng để lấy mật ngày nay không còn là hiếm ở những nước như Lào Miến Điện và Việt Nam.
Bác sĩ Mike Bruce cho biết còn có vấn đề nữa, đó là « thành phần ghi trên nhãn mác của các sản phẩm này không chính xác và cũng không tin cậy. Trong một số sản phẩm có ghi thành phần chiết xuất từ sừng của loài linh dương hiếm quý, như nhung hươu chẳng hạn, nhưng chúng tôi lại tìm thấy những chiết xuất từ loài dê và cừu”.
Phương pháp sàng lọc gien của các phòng thí nghiệm Úc có thể giúp thúc đẩy và mở rộng phạm vi nghiên cứu. Trước đây, các phân tích ADN trên các sản phẩm đông dược Trung Hoa tập trung vào mục tiêu cụ thể. Thí dụ như người ta chỉ tìm xem trong dược phẩm đó có chứa AND của loài hổ hay không. Nhưng giờ đây người ta có thể tạo được một cơ sở dữ liệu rộng lớn dưới dạng các mã vạch của rất nhiều loài động thực vật. Người ta chỉ cần so sánh kết qủa phân tích với các mẫu.
Tiến bộ này hỗ trợ rất nhiều cho kỹ thuật phân tích di truyền được tiến hành nhan hơn. Để giải mã gien đơn bội của người, tức là toàn bộ chuỗi AND của một người, trước đây khi chưa có kỹ thuật này cần phải mất 10 năm và chi phí tới 4 tỷ đô la. Giờ đây người ta có thể hoàn tất công việc này trong vòng một ngày với chi phí 5000 đô la.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét