Pages

Thứ Ba, 17 tháng 4, 2012

Cuba: Những vấn đề hiện tại và triển vọng


Chủ tịch Cu Ba Raul phát biểu trước Quốc hội
Bài viết của Tiến sỹ luật học Fernando Martínez Heredia thuộc trường Đại học tổng hợp La Habana, chuyên gia nghiên cứu về khoa học xã hội và các vấn đề chính trị, đăng trên trang mạng Rebelion, trong đó đề cập những vấn đề cốt yếu mà Cuba đã phải trải qua trong suốt những năm qua, cũng như những triển vọng phát triển của quốc đảo vùng Caribê này sau một thời gian triển khai lộ trình cập nhật mô hình kinh tế:

Đối với Cuba và phần lớn các nước, nội dung chủ yếu của vấn đề mà tôi đề cập hôm nay là sự tồn tại của chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa thực dân mới, cũng như các nhóm bóc lột và thống trị ở nhiều quốc gia vốn là những kẻ đồng lõa và đồng minh của chúng, và cũng là vấn đề các cuộc kháng cự và sự quật khởi của những người bị áp bức chống lại chế độ thống trị mà chủ nghĩa tư bản đã thiết lập nên ở châu Mỹ từ 5 thế kỷ trước. Quá trình lịch sử ấy là nguyên nhân của tình trạng chậm phát triển, của việc quản lý kém cỏi nói chung ở các nước đó và của các cuộc xâm lược mà bọn đế quốc cho là “cần thiết” để chống lại những ai chống cự hoặc nổi dậy. Việc bao vây và xâm lược có hệ thống mà Mỹ tiến hành chống Cuba là những ví dụ rõ nét.Vì vậy tôi không thể không nêu rõ ngay rằng tình hình Cuba có mối liên quan chặt chẽ với sự tồn tại của chu nghĩa tư bản đế quốc và những hành động của chúng.
Nguồn gốc của tình hình Cuba phải xét từ giải pháp cách mạng mà phong trào khởi nghĩa thắng lợi năm 1959 thấy cần thiết phải tiêu diệt chế độ bóc lột, thống trị và áp bức tồn tại ở trong nước, cũng như ách thống trị ngoại bang. Từ 1959 trở đi, cách mạng đã đào tạo ra những con người làm nên những thay đổi lớn lao đã diễn ra, cách mạng đã thực hiện những thay đối đó, đảm bảo cho sự tồn tại và lớn mạnh của chính quyền cách mạng và đã khiến con người và các mối quan hệ xã hội có những biến đổi sâu sắc.
Nhân dân đã và vẫn luôn luôn giữ vai trò chủ thể của các sự kiện, là biểu hiện xã hội của những con người luôn phát triển và là khái niệm trung tâm. Chính quyền cách mạng là sự sáng tạo to lớn nhất của nhân dân, bản chất và hành động của nhân dân là hướng đi và là sự bảo đảm cho những thành quả cơ bản và sự tồn tại của cách mạng. Điều luôn hết sức cần thiết là chính quyền phải rất mạnh, nhưng chúng ta không bao giờ được quên rằng chính quyền này có hai phương diện chủ yếu: 1) Đó là thành quả của các công cụ và các cuộc vận động lớn của cách mạng như: Quân đội khởi nghĩa, cuộc cách mạng ruộng đất, phong trào xóa nạn mù chữ, việc kiểm soát toàn bộ nền kinh tế quốc dân và vũ khí nói chung của nhân dân, và 2) Đó là việc tuân theo một chương trình giải phóng luôn chỉ đạo tất cả chúng ta và giúp chúng ta dần dần hiểu rõ mọi vấn đề. Vì vậy, đó là một chính quyền cách mạng nhân dân. Nền kinh tế, cũng như các lĩnh vực khác của xã hội Cuba, luôn tuân thủ mục đích phục vụ cho phúc lợi của đa số nhân dân, tuân theo các kế hoạch xã hội chu nghĩa có thể thực hiện được trong mối quan hệ kinh tế xã hội, và căn cứ vào một chiến lược quốc gia của đất nước có chủ quyền. Đó là những cơ sở bất khả xâm phạm của Cuba hiện nay. Dứt khoát phải xuất phát từ các cơ sở ấy để hiểu tình hình Cuba, đó là những khái niệm cơ bản và là kim chi nam cua chúng ta trong việc phân tích tình hình Cuba và triển vọng của nó.

Cuộc khủng hoảng lớn vào những năm 1990 là một biến thể kiểu Cuba của hai quá trình: Đó là giai đoạn cuối không có kết quả của những nỗ lực và ý tưởng phát triển của Thế giới thứ ba bao trùm nửa sau của thế kỷ 20; đó cũng là quá trình các đại tư bản bắt đầu tái thực dân hóa có chọn lọc trên phạm vi toàn thế giới. Và vì những người Cuba chúng ta là chủ thể của đất nước nên chúng ta tiếp tục nắm trong tay việc chỉ đạo các mối quan hệ quốc tế của mình, nhưng vì chúng ta là nước “chậm phát triển”, nên chúng ta phai đương đầu với rất nhiều sự bất trắc nằm ngoài tầm kiểm soát của bản thân. Một trong những hậu quả đó là chúng ta bị mất đi các mối quan hệ kinh tế với Liên Xô và một số đồng minh khác đã từng là chỗ dựa của đại bộ phận quá trình tái sản xuất vật chất và hệ thống kinh tế của chúng ta. Đó là mọt đòn trí mạng đánh vào một đất nước như Cuba, nhưng điều gây ấn tượng mạnh mẽ nhất là mặc dù cùng một lúc diễn ra hai quá trình bất lợi, trong đó bao gồm cả quá trình thế giới trở thành đơn cực, mặc dù vậy, xã hội mới và chính quyền ở Cuba vẫn không sụp đổ.
Một phương diện quan trọng của sự thống trị tư tưởng tuyệt đối của chủ nghĩa đế quốc đối với đại bộ phận thông tin và sự hình thành dư luận diễn ra hàng ngày đó là việc quyết định những chủ đề nào tồn tại và sẽ được tuyên truyền, đâu là các tư liệu, cần phải hiểu như thế nào và số đông sẽ có dư luận ra sao đã được một nhóm công chúng chuyên sử dụng các tin tức và dư luận ấy nắm trong tay. Cũng như vậy, người ta đã thao túng tất cả những thông tin và dư luận không có lợi đối với họ bằng những chiến dịch dối trá và xuyên tạc, và họ sẵn sàng làm cho biến mất bất cứ đề tài nào nếu có thể làm được như vậy. Vì vậy suốt trong nhiều thập kỷ đã luôn thống trị sự dối trá có hệ thống về việc Cuba không có khả năng tự giải quyết các vấn đề của mình, đó là món ăn riêng trong điều kiện thực dân hóa mà bọn họ cần phải áp đặt lên khối óc và con tim của dân chúng. Nhưng trước hiện thực là sự kháng cự thắng lợi của Cuba trong những năm 1990, hệ thống dối trá đó đã bị âm thầm dỡ bỏ, mặc dù bọn đế quốc chẳng bao giờ bị buộc phải thừa nhận là chúng đã từng ra sức kiên trì lừa dối lâu như vậy. Biện pháp cuối cùng nhắc đến ở trên, tức là việc kiểm soát về tư tưởng bằng cách bịt miệng báo chí, chính là cách mà họ sử dụng để chống lại 5 người anh hùng Cuba bị bò tù ở Mỹ từ gần 14 năm qua. Và vì vậy tình đoàn kết quốc tế của những người đòi trả tự do cho họ thật là quan trọng, nó đồng thời cũng huy động và giác ngộ mọi người bằng việc đấu tranh cho một sự nghiệp chính nghĩa, tố cáo bộ máy tội ác muốn đem kết hợp sự tàn ác xấu xa của chúng với việc tự vứt bỏ chủ nghĩa vị tha, năng lực tư duy và những phẩm chất của con người ở phần lớn cư dân trên thế giới này.
Chúng ta, những người có ý thức chống lại hệ thống dối trá đồ sộ ấy phải có nghĩa vụ giúp mở rộng và làm sâu sắc thêm nhận thức đó, làm cho biết bao con người khiêm tốn còn đang bị lừa gạt và thao túng bởi quyền lực dối trá kia cũng có chung nhận thức như vậy.
Ba thách thức trong thời gian 20 năm qua ở Cuba là: giành lấy sự sống còn; tìm lấy con đường kinh tế khả thi; và cuối cùng đâu là bản chất của chê độ được sản sinh ra từ cuộc khủng hoảng những năm 1990. Trong giờ phút gay go nhất của cuộc khủng hoảng, trí tuệ nhân dân là nhân tố quyết định: chúng ta phải bảo vệ một cách không khoan nhượng chủ quyền và công lý xã hội, và chính quyền cách mạng là người bảo vệ thực sự của cả hai. Chúng ta đã rút ra được nhiều điều tứ hoàn cảnh hết sức khó khăn và đầy hiểm nguy mà Cuba đã trải qua 20 năm trước. Lúc đó đã hiện rõ cái gì không phải là chủ nghĩa xã hội, đã hiện rõ sự cần thiết tin tưởng trước hết vào những nguyên tắc của chúng ta, vào niềm tin và sức mạnh của chính mình, đã hiện rõ những gì là đúng đắn trong việc duy trì và phát triển chủ nghĩa xã hội kiểu Cuba.
Trong 2 thập kỷ qua đã diễn ra nhiều thay đổi to lớn và quan trọng. Cuộc khủng hoảng và một số biện pháp được áp dụng để đối phó với khủng hoảng đã bao hàm sự thụt lùi trong xã hội mới và những dự án của nó. Nhưng chiến lược chung, phần lớn các biện pháp và ý chí cách mạng là tích cực và mang tính quyết định. Khối đoàn kết chính trị của nhân dân và giữa nhân dân với chính quyền là nhân tố chính trị cơ bản. Quyền lực chính trị của cách mạng không hề lay chuyển, và vẫn nắm vững nền kinh tế quốc dân cũng như các quan hệ quốc tế. Chính quyền cách mạng vẫn lãnh đạo và kiểm soát chiến lược và những hoạt động chủ yếu. Việc sử dụng các nguồn của cải vật chất vẫn tuân theo những chính sách của cách mạng. Những dịch vụ xã hội cơ bản của chủ nghĩa xã hội Cuba vẫn được duy trì, mặc dù gặp phải nhiều khó khăn. Việc tái phân phối có hệ thống nguồn của cải vật chất có lợi cho đa số vẫn là đường hướng cơ bản. Chúng ta cũng phấn đấu duy trì các cơ hội cho mọi người, coi đó như là phương hướng chủ đạo, thông qua các sáng kiến khác nhau và các công cụ do nhà nước đề xuất và kiểm soát.
Bây giờ tôi xin chuyển sang nói về những vấn đề quan trọng của tình hình hiện nay và các biện pháp đang thực hiện, mặc dù tôi không định và cũng không thể trình bày tất cả mọi vấn đề một cách chi tiết. Tầm cỡ vấn đề kinh tê trong xã hội nằm ở trung tâm của mọi hoạt động, mọi khát vọng, mọi quy tắc và biện pháp, cũng như các cuộc bàn thảo ở Cuba hiện nay. Một cuộc tô chức lại sâu rộng của hình thái kinh tế đã được bắt đầu, điều này có tác động tới tất cả dưới một hình thức nào đó và đồng thời cũng nhận được sự quan tâm hàng đầu của Ban lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước, của các tổ chức xã hội và giới truyền thông. Từ các hội nghị cao nhất của Đảng và Quốc hội của Chính quyền nhân dân đến các cơ sở và các thể chế địa phương – một nền dân chủ có hệ thống được thực hiện rộng rãi trên toàn quốc, mọi chỉ thị, mọi ý kiến và mọi vấn đề được đưa ra thảo luận. Toàn thể dân chúng, dưới hình thức này hay hình thức khác, đều cùng tham gia sinh hoạt trong bối cảnh đó.
Trong giai đoạn gần đây, 150.000 nông dân đã nhận được gần 1,4 triệu hecta đất canh tác. Các cấp quản lý nhà nước về phân phối sản phẩm nông nghiệp đã được bãi bỏ và tạo điều kiện cho người sản xuất được đem bán trực tiếp. Việc sản xuất và kinh doanh lương thực thực phẩm được khuyến khích ở cấp độ địa phương, và nhà nước cũng tạo điều kiện cho nông dân làm ăn riêng lẻ được mua sắm thiết bị và dụng cụ sản xuất, số lượng người lao động tự doanh đã tăng lên 350.000, gấp đôi con số cách đây một năm rưỡi, khi bắt đầu cho phép mở ra loại hình này. Các hình thức làm ăn ngoài quốc doanh được mờ rộng với các hợp tác xã và việc thuê mướn địa điểm được mở ra đối với nhiều ngành nghề và dịch vụ ở thành phố. Lực lượng lao động ngoài quốc doanh, vốn là một số lượng nhỏ nhoi trong hơn 30 năm qua, nay đã tăng lên và có thể sẽ chiếm 40% tổng sô lao động vào năm 2015. Nhiều điều cấm và các khoản lệ phí đã được giảm bớt, chỉ còn thuế là nguồn thu ngân sách của nhà nước trong các trường hợp này. Trong chừng mực nào đó, nhà nước tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhỏ được vay tín dụng, và trợ cấp cho những người thu nhập thấp trong việc sửa chữa nhà cửa. Việc mua bán nhà và Ô tô đang sử dụng giữa các cá nhân cũng được cho phép.
Đang có bước tiến trong việc thay đổi hệ thống doanh nghiệp. Các phương thức được gọi là “khép kín” về tài chính cho phép việc tiếp cận phi tập trung hóa và thông thoáng hơn với nguồn tiền cần cho đầu tư và sản xuất. Các phương thức này được áp dụng trong một số lĩnh vực như công nghiệp y- dược, sản xuất dầu, công nông nghiệp mía đường, hàng không, du lịch và sản xuất xì gà. Ý tưởng chung là giao cho các doanh nghiệp thêm quyền và sự kiểm soát đối với các hoạt động của đơn vị, cũng như đối với một phần lợi nhuận của họ, đồng thời yêu cầu các doanh nghiệp ưu tiên cho việc đầu tư mà có thể thu hồi vốn và có lãi trong thời gian ngắn. Mặc dù có nhiều khó khăn và chậm trễ, việc phi tập trung hóa đang tiến triển giúp cho các cấp địa phương mạnh lên và hy vọng có sự phát triển năng động và tăng thêm sức mạnh. Đã thu được những kinh nghiệm trong quá trình tách bạch rõ ràng các chức năng, và chúng ta mong muốn cấp tỉnh và quận, huyện tăng cường kiểm soát đối với các doanh nghiệp thuộc địa bàn của mình.
Các hiệu quả kinh tế rất đa dạng. Có những bộ phận trong nông nghiệp đạt được sự tăng trưởng trong sản xuất, nhưng cũng có những bộ phận khác không hoàn thành kế hoạch. Xuất khẩu kền, nhiên liệu, đường và xìgà tăng với giá cả có lợi. Du lịch cũng tăng. Xuất khẩu các dịch vụ có giá trị gia tăng cao là một nguồn thu ổn định của đất nước. Nguồn kiều hối của các gia đình đang sinh sống ở nước ngoài cũng là một nguồn thu ngoại tệ quan trọng. Khuynh hướng tích cực trong cán cân tài chính được duy trì, việc này có liên quan tới kết quả tiết kiệm của một số bộ phận, sự đóng góp lớn của nhiều ngành, cũng như việc tăng nguồn thu từ thuế của thành phần doanh nghiệp tư nhân và lưu thông tiền tệ. Tuy vậy khoản bao cấp để bù lỗ cho bộ phận doanh ghiệp vẫn tiếp tục là một gánh nặng.
Nếu đi xa hơn ngoài việc đưa ra một bản danh sách những thay đổi về kinh tế đang diễn ra, chúng ta có thể tổng kết lại một số đặc điểm như sau:
1)- Lập trường kiên định của Ban lãnh đạo cao nhất của đất nước trong việc duy trì đường hướng xã hội chủ nghĩa trước bất cứ sự lựa chọn nào, mọi việc đều được thông báo cho tất cả mọi người và mọi việc được thực hiện đều có sự lãnh đạo. 2) Năng lực và quyền lực của Ban lãnh đạo cao nhất về các quyết định chính trị và kinh tế cũng như đối với nguồn của cải vật chất và việc phân phối nguồn của cải này. 3) Lý tưởng và ý thức hệ xã hội chủ nghĩa cũng như ý thức bảo vệ chủ quyền dân tộc của đại bộ phận quần chúng nhân dân.
Có một số người bày tỏ rõ thái độ, một số người tuy không nói ra nhưng vần nhất trí với lối sống xã hội chủ nghĩa và đứng về phía tổ quốc. 4) Chính sách xã hội cách mạng vẫn đang được áp dụng và vẫn nhận được nguồn của cải cần thiết, cũng như các nguyên tắc chỉ đạo chính sách này. 5) Việc tập trung vào tay chính quyền cách mạng quyền kiểm soát các nguồn của cái vật chất, quyền sở hữu và làm chủ đối với các doanh nghiệp lớn và trung bình, cũng như đối với việc đầu tư, nền kinh tế vĩ mô và các kế hoạch của nó.
Trong tình hình hiện nay, chiến lược cũng như sách lược của quốc gia phụ thuộc vào khả năng hạn hẹp của sức mạnh đất nước và nhiều nhân tố bên ngoài khác.
Nổi bật lên là các chiến lược về: a) Duy trì và phát triển các tụ điểm sản xuất và dịch vụ có khả năng hoạt động tốt, có các quy chế và sự kiểm soát chặt chẽ, thu được kết quả tốt và hấp dẫn được đầu tư để có thể xuất khẩu và đáp ứng nhu cầu trong nước, b) Nhập khẩu lương thực thực phẩm và những nhu yếu phẩm khác của nhân dân. c) Giảm bớt nhập khẩu, dù là nhập khẩu thương mại hay nhập khẩu cho sản xuất trong nước), d) Tăng cường sản xuất trong nước bằng cách tìm kiếm sự cân đối chủ yếu trong việc cải cách chính sách đối với nông nghiệp, e) Dần dần phân phối lại lực lượng lao động nhằm tránh tình trạng thất nghiệp ồ ạt và cũng tránh các sai lầm do nóng vội. f) Tăng các doanh nghiệp tư nhân nhỏ và rất nhỏ cung cấp dịch vụ và sản phẩm cho tiêu dùng nội địa và một phần cho du lịch, g) Thúc đấy các biện pháp nhằm tạo thêm không gian cho các hoạt động kinh tế tư nhân, h) Đầu tư và thúc đẩy mạnh mẽ các công trình hạ tầng có tầm quan trọng đối với sự phát triển của đất nước.
Nhà nước và các cơ quan của nhà nước kiểm soát toàn bộ các quan hệ kinh tế quốc tế. Ban lãnh đạo đất nước chỉ đạo các quan hệ với các đối tác ưu tiên như Vênêxuêla, Trung Quốc, Braxin và các nước khác. Cuba có quan hệ kinh tế với toàn bộ khu vực Mỹ Latinh. Một số doanh nghiệp và công ty liên doanh có quy mô lớn, ví dụ nhà máy lọc dầu Cienfuegos và khu vực cảng và khu công nghiệp Mariel; việc khai thác dầu ở ngoài khơi bờ biển phía bắc đã bắt đầu được thực hiện. Các quan hệ kinh tế này có liên quan tới toàn bộ chính sách đối ngoại của Cuba, nó có hoạt động và uy tín lớn hơn nhiều so với tầm vóc của đất nước, và đó là sự kết họp tuyệt vời giữa việc bám sát các nguyên tắc với sự linh hoạt, giữa năng lực đàm phán và sự có mặt ở rất nhiều nơi.
Như đồng chí Raul Castro đã nhiều lần nói rằng những sự sửa đổi pháp lý cần thiết đã và sẽ được tiến hành, nhưng có một giới hạn, đó là: chế độ xã hội chủ nghĩa là bất khả xâm phạm. Các cơ chế điều hòa như thuế và chi trả bảo hiểm xã hội cùng một số cơ chế khác có tác dụng ngăn chặn bớt sự bất bình đẳng tất nhiên sinh ra bởi mức thu nhập cao của một vài nhóm trong xã hội. Điều căn bản là không có ai bị bỏ rơi, tất cả mọi người đều ở trong hệ thống công bằng xã hội mà chúng ta có thể bảo đảm và các khoản thu nhập, dù cho số lượng là bao nhiêu cũng không quan trọng, miễn sao đó là thành quả của lao động chính đáng. Chủ tịch Raul đã tố cáo tình trạng tham nhũng hành chính như là kẻ thù chủ yếu của Cách mạng, và ông đã thúc đẩy một chiến dịch kiên quyết chống lại tệ nạn này với việc sử dụng mọi công cụ pháp lý bất kể chức vụ của người vi phạm ở cấp nào. Cũng như Fidel đã làm trong suốt tiến trình cách mạng của chúng ta, Raul cũng tố cáo những kẻ định lập ra các nhóm trong nội bộ của chính bộ máy nhà nước với ý đồ tích tụ của cải và ngồi ở các vị trí của chúng để chờ dịp quay trở lại chủ nghĩa tư ban.
Việc làm có ý thức về Nhà nước và thị trường là vấn đề cơ bản đối với thời kỳ quá độ xã hội chủ nghĩa, cần phải tuyên truyền, phối hợp những nỗ lực và sáng kiến, biến nó thành nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu trong nhiều năm. Đó là một trong những phương diện cơ bản của Cách mạng. Việc làm rõ và thảo luận xung quanh những điều thuộc về nguyện vọng, những điều được phép làm hay không thể tránh khỏi trong từng thời điểm riêng rẽ của quá trình cách mạng vẫn còn chưa đầy đủ, và do đó những gì cần phải ngăn chặn, phải phê phán hay tố cáo cũng chưa được đề cập đúng mức. Đường lối thông qua tại Đại hội 6 Đảng Cộng sản Cuba nêu rõ rằng phương thức phân phối xã hội chủ nghĩa phải là chủ đạo, doanh nghiệp vẫn là đơn vị cơ bản và kế hoạch hóa vẫn là đường hướng chính. Nhưng trong thực tiễn, chủ nghĩa thực dụng vẫn có sức nặng chủ nghĩa xã hội chỉ được hiểu như là sự phân phối công bằng của cải xã hội là không đầy đủ, nhưng nó đã có những đóng góp tuyệt vời vì lợi ích của số đông, trước tiên là từ các biện pháp lớn và các bộ luật, sau đó là thông qua quá trình hệ thống hóa vào thập kỷ thứ hai và thứ ba của cách mạng. Các cá nhân, các gia đình và các cộng đồng đã cải thiện căn bản đời sống và các mối quan hệ của họ, đạt được sự thay đổi tích cực trên nhiều phương diện.
Dù rằng chưa có thể bảo đảm một sự phát triển kinh tế hoàn toàn tự chủ nhưng đã có được một sự phát triển kinh tế rất rõ ràng, vâ nhất là dã có sự thay đổi triệt để của nền kinh tế và các mục tiêu của nó. Điều đó không xảy ra bởi việc áp dụng nguyên tắc phân phối theo lao động. Điều đó xảy ra là bởi đại đa số người lao động đã làm việc và nỗ lực như là những công dân Cuba, bất kể nam hay nữ. Các kết quả, những của cải và các cơ hội đã giành được và đã được phân phối như thế, và đó là bước tiến rất lớn lao của con người và của xã hội trước tình hình khủng khiếp mà chủ nghĩa tư bản đã áp đặt lên đa số người dân nơi mà chúng thống trị. Chúng ta không thể ngồi chờ đạt được hiệu quả kinh tế bằng cái được coi là quy luật mù quáng mà bản thân nền kinh tế mang đến, cùng không phải bằng trào lưu “lẽ phải” hoặc phẩm chất của sáng kiến tư nhân đưa vào phục vụ chủ nghĩa xã hội, rchẳng hạn như cái đế chế không có sự kiểm soát của cái được gọi là quan hệ cung cầu. cần thiết phải quét sạch tình trạng không hiệu quả, chủ nghĩa quan liêu và sự trì trệ, đồng thời phát triển sự hào hứng và năng lực vận dụng tốt những cố gắng từ loại hình xã hội mà chúng ta đã xây dựng. Tại phiên họp Quốc hội tháng 8/2011, đồng chí Raul đã nói rõ: “Tôi xin cảnh báo rằng mọi sự kháng cự lại từ phía chủ nghĩa quan liêu đối với việc nghiêm chỉnh thực hiện các nghị quyết của Đại hội.. .sẽ là vô ích”.
Vào thời điểm hiện tại, tình hình Cuba đang diễn biến phức tạp, trong đó nhiều nhân tố khác biệt nhau cùng song song tồn tại. Cùng với một loạt sự thay đổi khác, đã xuất hiện tình trạng có được thu nhập và việc đáp ứng các nhu cầu thiết yếu cũng như những mong muốn cá nhân đã trở nên trực tiếp hơn các thập kỷ trước đây, trong đó các tổ chức xã hội thường đóng vai trò trung gian chủ yếu. Đồng thời vai trò của các nhân tố quốc tế trong đời sống kinh tế cá nhân và gia đình của nhiều người cũng tăng lên thông qua các khoản tiền kiều hối, tiền công vụ, du lịch hoặc thu nhập do làm ở các “công ty” hay bán dịch vụ.
Khiếm khuyết lớn của chủ nghĩa xã hội từng tồn tại trên phạm vi thế giới là chưa tích tụ được đủ sức mạnh văn hóa có lợi cho mình, có đủ khả năng và sức hấp đẫn trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản, và nhất là trong cuộc chiến đấu vì những cải cách tự do của con người, của các mối quan hệ giữa con người với nhau cũng như giữa con người và xã hội, hay những quan hệ mới với thiên nhiên. Trong khi đó, chủ nghĩa tư bản đã đi tới ngõ cụt với bản chất của chính nó trong thời điểm hiện tại, đó chính là việc nó tách biệt khỏi số đông, ăn bám về kinh tế, mang trong mình tính chất thực dân, phản dân chủ, quân phiệt xâm lược và hủy diệt hành tinh. Nhưng chủ nghĩa tư bản vẫn đang thu về món lợi to lớn từ mô hình văn hóa trên phạm vi thế giới mà nó tạo dựng nên, cũng như từ nguồn lực và tri thức khổng lồ mà nó nắm trong tay. Với tất cả những thứ đó nó áp dụng với tất cả các dân tộc, trong đó có dân tộc Cuba, một cuộc chiến tranh văn hóa ghê gớm, qua đó nó muốn biến thành kẻ nám qayền kiểm soát tất cả mọi chân trời của đời sống hàng ngày, mọi thành tựu cá nhân cũng như mọi mối liên hệ trong cộng đồng xã hội.
Cũng như từng xảy ra ở tất cả các nước có chính quyền cách mạng và đang trải qua thời kỳ quá độ xã hội chủ nghĩa, ở Cuba cũng tồn tại một sự đối chọi thường xuyên giữa một bên là các quan hệ và các giá trị xã hội chủ nghĩa và bên kia là các quan hệ và các giá trị tư ban chủ nghĩa. Nhưng ngoài chính quyền cách mạng và quyết tâm của nhân dân bao vệ kiểu xã hội của chúng ta, ơ Cuba còn tồn tại sự chung sống hòa binh rất đặc biệt, từ các cá nhân đến các gia đình, các cộng đồng và ca dân tộc. Đó là một trong những thành tựu lớn nhất của Cách mạng, mặc dù hầu như người ta không nói đến, và điều đó nằm ở nền móng của một sự việc rất hệ trọng: ở Cuba không có các vụ án chính trị. Nhưng đúng là có tồn tại một cuộc đấu tranh văn hóa lớn giữa các mối quan hệ và các giá trị của hai lối sống và hai cách cảm nhận, và cuộc đấu tranh ấy chỉ ra những điểm tiến thoái lưỡng nan và những sự căng thẳng đánh dấu đời sống của người Cuba trong thời điểm hiện tại và trong tương lai gần. trong khoảng thời gian hai thập kỷ gần đây, chủ nghĩa tư bản đã được tăng cường thêm sức mạnh, nhưng chủ nghĩa xã hội hiểu rõ và nhận biết rằng nó ưu việt hơn với tính chất là hình thái đời sống con người, và về cơ bản nó vẫn duy trì được ưu thế đó.
về phần mình, trong hơn nửa thế kỷ qua. chủ nghĩa đế quốc Mỹ chưa từng bao giờ lùi bước trong mưu toan tiêu diệt cách mạng Cuba và quay lại thống trị tổ quốc chúng ta. Đã từng và vẫn thường có những sắc thái và sự khác nhau về sách lược, đó là điều tự nhiên, nhưng tính chất chung được quyết định bởi bản chất tội ác của chúng: đó là phá hủy xã hội do chúng ta xây dựng nên, tái lập chu nghĩa tư bản, áp đặt chủ nghĩa thực dân mới đối với chúng ta, và xóa bỏ tấm gương mà chúng rất lo sợ sẽ gây rối loạn đối với trật tự của Mỹ. Cần thiết phải duy trì sự hiểu biết những phương thức mà hiện nay chủ nghĩa đế quốc tiến hành chống Cuba, với những nét mới rất tinh vi cùng sự ngạo mạn vốn có thái độ vô đạo đức thâm căn cố đế và dã tâm phản cách mạng. Tôi xin dẫn lời của một trí thức Cuba đã từng chung sống nhiều năm với bọn đế quốc để có thể phục vụ tốt cho cách mạng, và ông đã trở thành một người anh hùng: người đó là Raul Antonio Capote mà CIA gọi là điệp viên Pablo, còn những người anh em Cuba thì gọi ông là Daniel. Trong tập sách “Kẻ thù” mới xuất bản ở Cuba, ông viết: “Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ đã soạn thảo một kế hoạch chi tiết về bạo loạn chính trị tư tưởng nhằm mục đích biến thanh niên Cuba thành kẻ thù của cách mạng. Để đạt được mục đích đó, họ đã đầu tư một số lượng rất lớn nguồn nhân lực và của cải vật chất”.
Nhiệm vụ của Cuba rất khó khăn, chúng ta ý thức rõ điều đó và Chính phủ Cách mạng đã có những bước đi để đối phó với tình hình, đồng thời vẫn bảo vệ giá trị tối cao là tính chất xã hội chủ nghĩa của quá trình cách mạng. Đồng chí Raul đã nhắc đi nhắc lại sự cần thiết của việc quần chúng nhân dân tự do phát biểu và đưa ra ý kiến phản biện nhằm tìm ra cọn đường tốt nhất và đạt được sự đồng thuận để làm cho sự tham gia của quần chúng cách mạng vào các quyết định trở thành nhân tố bảo đảm cho việc tăng cường nỗ lực và giành thêm thành tựu, nâng cao tính sáng tạo, sẵn sàng hy sinh, và như vậy khối đoàn kết đó sẽ đảm bảo việc tổ chức và huy động sức mạnh cần thiết đế vượt qua mọi trở ngại và giành thắng lợi. Chúng ta không quên rằng còn có rất nhiều khiếm khuyết đang cản trở con đường đi tới việc thỏa mãn được mọi nhu cầu. Bản thân tính chất của vấn đề đang đòi hỏi phải thảo luận sâu sắc những khía cạnh cốt lõi của khái niệm cách mạng xã hội chủ nghĩa, không phải chỉ bàn quanh những sự việc xảy ra thoáng qua mà là những vấn đề nội tại và nhằm phục vụ cho cách mạng xã hội chủ nghĩa và sau đó là những mục tiêu quan trọng nhất.
Trước những thiếu thốn ghê gớm về nguồn lực vật chất thì rõ ràng là nhân tố chủ quan có tính chất quyết định trong thời kỳ quá độ xã hội chủ nghĩa ở Cuba. Sẽ là có tội nếu không sử dụng tiềm năng to lớn mà đất nước đã tích lũy được trong lĩnh vực tri thức, kỹ thuật, trình độ chính trị, nhận thức và văn hóa của nhân dân. số lượng và chất lượng những con người có khả năng và ý thức lớn hơn tất cả mọi thứ của cải khác, những việc sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực đó là điều còn trong hy vọng, nhiều trở ngại, có khi rất phi lý đang ngăn cản điều đó. Nếu chúng ta có cách sử dụng tốt nguồn lực của chúng ta thì các ngành sản xuất, dịch vụ, sự hiệu quả, năng lực quản lý, khả năng giải quyết các vấn đề, cũng như việc đối phó với sự thiếu thốn hay sử dụng tốt hơn nguồn của cải hiện có đều có thể tăng lên đáng kế.
Không cần phải có bất cứ nguồn vật chất nào đế bày tỏ tình đoàn kết và tình anh em, để học cách sống không dựa vào nỗ lực của người khác hoặc quay lưng lại với những gì đất nước đang cần. Đòi hỏi phải có tinh thần cần cù và phân phối lại lao động là hai nhiệm vụ có thể thực hiện được từ các vị trí khác nhau, thậm chí là đối lập nhau. Chủ nghĩa tư bản đã dùng cách áp đặt và đồng tiền để làm cho người lao động phải làm việc có hiệu quả; và chúng cũng làm như vậy đối với mọi hoạt động khác vì mục đích thu lợi nhuận và phục vụ cho chính quyền tư sản. Quá độ xã hội chủ nghĩa – điều này đã được Che Guevara nói rõ trong tác phẩm “Chủ nghĩa xã hội và con người ở Cuba” – có điểm xuất phát rất khác trong việc làm cho người ta thực hiện những nghĩa vụ xã hội đó, bời vì mục tiêu của nó là đối lập và hoàn toàn khác. Chủ nghĩa xã hội sử dụng tiền lương và các phạm trù khác có từ chủ nghĩa tư bản, nhưng không phụ thuộc những thứ đó. Và người ta không bao giờ nên sử dụng nó nếu không cỏ sự bảo đảm từ bộ chỉ huy đang thực hành quyền lực của chính quyền nhân dân cách mạng trên lĩnh vực kinh tế.
Việc học hỏi từ thế giới lao động và từ hiệu quả của lao động ở Cuba đang cố gắng gắn liền với việc giáo dục trẻ em và thanh niên, với việc hình thành đạo đức của tất cả, ví dụ, Lao động để làm gì? Vì sao chúng ta phải phục vụ mọi người cũng như phục vụ mình? Vì sao sản xuất của cải và dịch vụ lại là một yêu cầu không thể thiếu để duy trì và thúc đẩy công bằng xã hội? Chúng ta phấn đấu làm cho các phương tiện thông tin đại chúng thực sự có tác dụng giúp cho sự rèn luyện xã hội chủ nghĩa của nhân dân, làm cho môi trường chính trị trở thành công cụ đẳc lực của sự tham gia của quần chúng và trở nên gắn kết giữa quản lý và dịch vụ, là nơi chào đón mọi sáng kiến và mọi sự sáng tạo. Kinh tế và chính trị là hết sức quan trọng và nhân dân không thể không tích cực tham gia vào các quyết định trên các lĩnh vực đó.
Cuộc đấu tranh của Cuba hiện nay có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Một lần nữa trong cuộc đấu tranh này gắn liền với một phần số phận của lục địa này. Trong các gia đình Cuba hàng ngày người ta nhắc đến những người thân cua họ đang thực hiện một nhiệm vụ đoàn kết ở một nơi nào đó tại các nước Mỹ Latinh và Caribê, bởi vì có hàng chục nghìn người đang làm việc như vậy. Ở Cuba, trong các hoạt động và trong các tố chức sinh viên, nhiều thanh niên nam nữ đang cùng chia sẻ với hơn 30 nghìn học sinh, sinh viên các nước khác, trong đó phần lớn thuộc các nước Mỹ Latinh. Trong cuộc đấu tranh về hình ảnh, một lĩnh vực quan trọng trong cuộc đối đầu về văn hóa trên thế giới giữa chủ nghĩa đế quốc và các dân tộc, chúng ta thấy những người bình thưởng, những người dân nghèo ở châu lục này lý giải về cuộc sống và sự kháng cự, cũng như việc giờ đây họ vận động và hy vọng như thế nào. Mọi người ở Cuba đang theo dõi các sự kiện diễn ra ở các nước anh em, từ sông Bravo ớ phía Bắc Mêhicô đến thảo nguyên Patagonia ở Áchentina. Họ đang sống trong tình cảm xúc động trước các cuộc đấu tranh của quần chúng và các quá trình nhân dân ở Vênêxuêla, Bôlivia hay Êcuađo.
Cuba giữ một vai trò nổi bật trong thời kỳ mới đã mở ra ở Mỹ Lạtinh, và chúng ta có thể làm được điều đó bởi sự vĩ đại của cuộc cách mạng đã biết kháng cự không chút sợ hãi và không nhân nhượng chút nào về nguyên tắc, đã rèn luyện một dân tộc với những phẩm chất, năng lực và ý thức chính trị cao hơn nhiều so với những phương tiện vật chất mà họ có, đã biến đổi cuộc sống và xã hội với tinh thần giải phóng, phúc lợi và phẩm giá. Tấm gương mà Cuba thể hiện trước các dân tộc bị thực dân hóa và bị áp bức trên thế giới là rất đặc biệt, và uy tín của đất nước này cho họ một chỗ đứng danh dự với tư cách một cường quốc về đạo lý, đồng thời họ cũng có sức mạnh thực tế để có thể hành động vì lợi ích của những người nghèo ở châu lục này một cách có hiệu quả, như là họ đã làm trong lĩnh vực y tế và giáo dục, và họ cũng có thể hành động về chính trị vì lợi ích của các liên minh cách mạng và các thỏa thuận của những người đòi quyền tự quyết cho dân tộc mình và sự tiến bộ trong việc phân phối của cải xã hội cho nhân dân nước mình.
Các cuộc cách mạng lớn luôn đảm nhiệm những nghĩa vụ lớn, José Marti đã từng đặt đầu đề một bài viết của mình nhân dịp kỷ niệm lần thứ ba ngày thành lập Đảng Cách mạng Cuba: “Tâm hồn của cách mạng và nghĩa vụ của Cuba ở châu Mỹ”. Tôi sẽ không nhắc lại bài học đặc biệt về lý luận đối với thực tiễn xuất phát từ quan điểm chống chủ nghĩa thực dân mà Marti đã để lại trong bài báo ngắn đó. Tôi chỉ xin trích dẫn một số câu như sau: “Cần phái dự đoán trước, và phải tiến bước cùng với thế giới. Một sai lầm ở Cuba là một sai lầm ở châu Mỹ, là một sai lầm ở nhân loại hiện đại. Ai cũng đứng lên với Cuba ngày nay, sẽ cùng đứng lên vì mọi thời đại… Nền độc lập của Cuba và Puéctô Ricô không chỉ là biện pháp duy nhất đế bảo đảm phúc lợi chính đáng cho con người tự do trong lao động công bằng của nhân dân các đảo này, mà đó còn là sự kiện lịch sử tất yếu để cứu vãn nền độc lập đang bị đe dọa ở quần đảo Antillas tự do, nền độc lập đang bị đe dọa ở châu Mỹ tự do, và danh dự của nước cộng hòa Bắc Mỹ”. Bài báo của Marti đăng vào ngày 17/4. Và đúng vào một ngày như thế, 67 năm sau, khi sức mạnh của nhân dân và chính quyền cách mạng đã cùng liên kết lại ở Cuba, sau trận chiến đấu ở bãi biển Giron, nhân dân Cuba đã giành được thắng lợi đầu tiên của chủ nghĩa xã hội trước sự xâm lược của Mỹ. Vào dịp kỷ niệm lần thứ 13 sự kiện ấy, Fidel Castro tuyên bố: “Sau chiến thắng Giron, tất cả các chính phủ ở Mỹ Latinh đã trở nên độc lập hơn”. 38 năm sau, chúng ta có thể theo cách của Fidel để nói rằng thắng lợi của lối sống xã hội chủ nghĩa ở Cuba sẽ góp phần làm cho tất cả các dân tộc Mỹ Latinh tự do hơn, xã hội chủ nghĩa hơn./.
Nguồn: TTXVN/ Basam

Không có nhận xét nào: