Pages

Thứ Sáu, 13 tháng 4, 2012

Giảm lãi suất-Cứu bất động sản-Gỡ nợ xấu

Từ thắt chặt tiền tệ chuyển sang cắt giảm lãi suất nhanh và nới lỏng tín dụng bất động sản, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam gây ngạc nhiên lớn với các biện pháp cứu vãn nền kinh tế.



Ảnh chinhphu.vn
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình
Quyết định táo bạo



Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình thông báo quyết định giảm 1 điểm phần trăm lãi suất ngân hàng hiệu lực từ 11/4, như vậy trong vòng 1 tháng Việt Nam đã hai lần giảm lãi suất mỗi lần 1%, trong đó đáng chú ý là giảm lãi suất trần huy động còn 12%. Trong cuộc họp báo tổ chức cùng ngày ở Hà Nội, ông Bình hé lộ những thông tin quan trọng như, mặc dù nợ xấu đang tăng lên nhưng Ngân hàng Nhà nước sẽ nới lỏng tín dụng cho vay bất động sản.


Nguyên văn lời thống đốc Nguyễn Văn Bình được báo Nhân dân điện tử trích thuật: “Nợ xấu có chiều hướng tăng lên trong mọi lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Đầu năm nợ xấu là 3,2%, đến nay là 3,6%, tại một số tổ chức tín dụng nợ xấu còn cao hơn. Do đó các tổ chức tín dụng cần chủ động cơ cấu lại nợ cho doanh nghiệp để giúp cả hai bên vượt qua khó khăn, tiếp tục phát triển.”

Quyết định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nhanh chóng nhận được phản hồi, Giám đốc Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) tại Việt Nam ông Tomoyuki Kimura cảnh báo Việt Nam cần thận trọng với việc giảm lãi suất nhanh. Theo báo Đất Việt Online, trong phiên công bố báo cáo “Triển vọng phát triển Châu Á 2012” tổ chức hôm 11/4 tại Hà Nội, ông Tomoyuki Kimura nhận định: “Việc hạ lãi suất quá nhanh có thể đặt đồng tiền Việt (VNĐ) dưới những áp lực mới. Điều này làm giảm hiệu quả những nỗ lực trong ổn định kinh tế vĩ mô, Ngân hàng nhà nước Việt Namảnh hưởng đến niềm tin nhà đầu tư và người tiêu dùng, làm suy yếu dự trữ ngoại tệ.”

Nợ xấu có chiều hướng tăng lên trong mọi lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Đầu năm nợ xấu là 3,2%, đến nay là 3,6%, tại một số tổ chức tín dụng nợ xấu còn cao hơn. Do đó các tổ chức tín dụng cần chủ động cơ cấu lại nợ cho doanh nghiệp để giúp cả hai bên vượt qua khó khăn, tiếp tục phát triển
thống đốc Nguyễn Văn Bình


Trả lời Nam Nguyên tối 12/4, GSTS Vũ Văn Hóa, phó hiệu trưởng trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội nhận định:

“Việc giảm lãi suất trần huy động nằm trong lộ trình đã khẳng định từ trước. Đương nhiên cũng có những bất cập như số người gởi tiền ngân hàng sẽ chững lại sẽ không tăng nhiều như trước. Trên thực tế giảm lãi suất huy động nhưng lãi suất cho vay chưa giảm nhiều. Vì vậy các doanh nghiệp kỳ vọng sau đợt này được hưởng lãi suất ưu đãi hơn, giảm hơn thì chưa thể được. Một điểm nữa, hơn 1 năm nay thị trường bất động sản của Việt Nam bị đóng băng, tiêu thụ cũng khó mà giải ngân trả nợ ngân hàng càng khó hơn.

Chủ trương của chính phủ là có thể vẫn cho đầu tư vào thị trường này, mở ra một cơ hội cho thị trường bất động sản bớt đóng băng đi. Nhưng bây giờ cho vay đầu tư vào thị trường này cũng chưa chắc tiêu thụ được bất động sản, đặc biệt các nhà xây dựng vẫn rất khó tiêu thụ những sản phẩm đó. Cho nên, định hướng là đúng, vấn đề đặt ra là xem thực tế thị trường diễn biến thế nào. Theo tôi thì một vài tháng nữa mới có câu trả lời một cách chính thức. Bởi vì ngay trong bình luận chung, thì các doanh nghiệp cũng cư
a kỳ vọng nhiều vào mặt bằng lãi suất hiện nay.”


Quyết định giảm lãi suất nhanh hơn dự kiến được Ngân hàng Nhà nước loan báo, vài ngày sau khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo cứu vốn cho cộng đồng doanh nghiệp, trước tình trạng gần 100.000 doanh nghiệp Sàn giao dịch bất động sản, đường Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nộigiải thể, ngừng hoạt động trong 15 tháng qua, tính từ đầu năm 2011 tới hết quí 1/2012. Tuy vậy một chuyên gia tài chính độc lập ở Saigon là ông Lê Trọng Nghi có những nhìn nhận đáng chú ý:

Tôi không tin rằng giảm 1% 2% lãi suất và lộ trình từ đây đến cuối năm còn 10% là vấn đề lớn. Vấn đề lớn ở đây là phải giải quyết lạm phát và cái lõi của lạm phát ở chỗ nào, chính phủ và Ngân hàng Nhà nước phải đặt vấn đề đó một cách thẳng thắn.
ông Lê Trọng Nghi


“Tôi không tin rằng giảm 1% 2% lãi suất và lộ trình từ đây đến cuối năm còn 10% là vấn đề lớn. Vấn đề lớn ở đây là phải giải quyết lạm phát và cái lõi của lạm phát ở chỗ nào, chính phủ và Ngân hàng Nhà nước phải đặt vấn đề đó một cách thẳng thắn. Vấn đề chính của Việt Nam không phải là hạ lãi suất xuống mà là phải hỗ trợ các doanh nghiệp hay hỗ trợ nền kinh tế bằng việc giải quyết lạm phát.”


Nghịch lý ngân hàng lãi lớn



Về vấn đề tình hình đình đốn sản xuất trong bối cảnh kinh tế đầy khó khăn, GSTS Vũ Văn Hóa nhận định rằng, cái gốc của vấn đề là lạm phát và tăng trưởng nền kinh tế. Theo ông, câu chuyện lãi suất hiện nay chỉ là bề nổi thôi, dù lãi suất ở Việt Nam hoàn toàn bất hợp lý. So với các nước rõ ràng tình hình lãi suất của Việt Nam cao nhất trong khu vực và gần như cao nhất thế giới. GSTS Vũ Văn Hóa nhấn mạnh:

“Sự kiện này tạo ra sự thu nhập ảo cho ngân hàng thương mại, trong khi đó cộng đồng doanh nghiệp chịu nhiều thiệt thòi rất nhiều mặt. Doanh nghiệp lại chính là nơi tạo ra của cải vật chất, còn ngân hàng chỉ là cơ quan trung gian để phân phối nhưng lại có mức lợi nhuận khổng lồ trong nền kinh tế. Vấn đề này Nhà nước nên tìm cách điều tiết như thế nào đó để doanh nghiệp có thể sống được, nếu doanh nghiệp không sống được không có tiền thì ngân hàng rồi sẽ cũng đi đến bờ vực phá sản.”
Một khu vực văn phòng các doanh nghiệp ở Hà Nội. RFATrong cuộc họp báo ngày 11/4 tại Hà Nội, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình cho rằng thanh khoản ngân hàng thương mại đã được cải thiện tích cực, lạm phát cũng theo xu hướng giảm. Theo ông Bình, điều kiện cần và đủ đã có, nên việc thực hiện giảm trần lãi suất được tiến hành sớm hơn lộ trình. Ông Thống đốc cũng hé lộ tin vui, Ngân hàng Nhà nước bắt đầu xem xét hỗ trợ các doanh nghiệp xử lý khoản vay không trả nợ đúng hạn và nới tín dụng thuộc lãnh vực không khuyến khích, trong đó có bất động sản và tiêu dùng.

Doanh nghiệp lại chính là nơi tạo ra của cải vật chất, còn ngân hàng chỉ là cơ quan trung gian để phân phối nhưng lại có mức lợi nhuận khổng lồ trong nền kinh tế... Nhà nước nên tìm cách điều tiết như thế nào đó để doanh nghiệp có thể sống được, nếu doanh nghiệp không sống được ... thì ngân hàng rồi sẽ cũng đi đến bờ vực phá sản.
GSTS Vũ Văn Hóa


Trong cuộc phỏng vấn của Nam Nguyên, GSTS Vũ Văn Hóa ở Hà Nội nhận định về ý kiến của các chuyên gia kinh tế cho rằng lạm phát, lãi suất hạ thì doanh nghiệp đã kiệt sức. GSTS Vũ Văn Hóa cho rằng lộ trình giảm lãi suất trần huy động về lâu dài là chủ trương đúng. Sự kiện giảm lãi suất hai lần trong thời gian ngắn và sắp tới sẽ còn giảm nữa để xuống lãi suất kỳ vọng 10% và kéo lạm phát xuống một con số thì có rất nhiều ý kiến trái chiều. GSTS Vũ Văn Hóa tiếp lời:

“Để cứu doanh nghiệp trước hết thuế thu nhập doanh nghiệp nên xem xét lại có nên để đồng loạt 25% hay không. Về thuế này hiện nay có nhiều doanh nghiệp nợ ngân hàng chồng chất, thì nên xem xét giãn thuế ra có thể cho người ta nợ một thời gian, hoặc có thể giảm thuế đó đối với những doanh nghiệp nào thực sự khó khăn thì mới là thực sự cứu vớt doanh nghiệp. Còn đối với mặt cho vay, cái đó cũng là một hình thức cứu vớt nhưng rõ ràng không dễ thực hiện, vì ngân hàng thương mại cũng phải nghĩ đến việc phát triển của họ chứ không phải họ tuân thủ ngay ý kiến của ngân hàng nhà nước Việt Nam đâu.”

Ngân hàng ngoại thươngTruyền thông báo chí trích lời Thống đốc Nguyễn Văn Bình, trong cuộc họp báo ngày 11/4 ở Hà Nội cho biết chi tiết về việc nới tín dụng thuộc lãnh vực không khuyến khích trước đây như bất động sản và tiêu dùng. Theo đó khoảng một nửa nhóm đối tượng cho vay thuộc lĩnh vực bất động sản, gần 100% nhóm đối tượng thuộc tín dụng tiêu dùng sẽ được loại ra khỏi lĩnh vực không khuyến khích.

Riêng tín dụng đầu tư chứng khoán, thống đốc Bình nói rằng chủ trương của chính phủ và Ngân hàng Nhà nước là vẫn không khuyến khích. Vì vốn ngân hàng là ngắn hạn trong khi chứng khoán là kênh huy động vốn trung và dài hạn. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước tin tưởng là với những yếu tố tích cực từ nền kinh tế như lạm phát và lãi suất giảm, thị trường chứng khoản sẽ vẫn tăng trưởng mà không cần vốn ngân hàng, dù rằng tăng trưởng thị trường chứng khoán sẽ chậm nhưng bền vững.

Đến nay, điều kiện kiềm chế lạm phát và thanh khoản hệ thống ngân hàng đã được cải thiện. Ngân hàng Nhà nước quyết định tháo gỡ từng bước, trước mắt phải gỡ trong lĩnh vực xây dựng nhà ở vì nhu cầu nhà ở xã hội rất lớn. Hiện mặt bằng giá nhà đã ở mức hợp lý, phù hợp mức thu nhập của người dân...
thống đốc Nguyễn Văn Bình


Tuổi Trẻ Online trình bày rõ hơn về nội dung nới lỏng tín dụng bất động sản, theo lời Thống đốc Bình, thời gian qua, với mục tiêu kiềm chế lạm phát thì phải thu hẹp tăng trưởng tín dụng ở mức tối đa. Bất động sản được đưa vào vào lĩnh vực phi sản xuất là nhóm không khuyến khích. Đến nay, điều kiện kiềm chế lạm phát và thanh khoản hệ thống ngân hàng đã được cải thiện. Ngân hàng Nhà nước quyết định tháo gỡ từng bước, trước mắt phải gỡ trong lĩnh vực xây dựng nhà ở vì nhu cầu nhà ở xã hội rất lớn. Hiện mặt bằng giá nhà đã ở mức hợp lý, phù hợp mức thu nhập của người dân...

Các tầng lớp thu nhập đều có khả năng tiếp cận với bất động sản. Nếu mở tín dụng sẽ giảm được lượng tồn kho nhà ở trong kinh doanh bất động sản, từ đó tạo trung chuyển dòng vốn hợp lý trong nền kinh tế. Vẫn theo lời Thống đốc Bình, khi bất động sản được tháo gỡ một phần có thể giúp tháo gỡ nhiều lĩnh vực khác như giải phóng hàng tồn kho ximăng, sắt thép, tạo công ăn việc làm cho ngành xây dựng, tạo trung chuyển vốn, cải thiện nợ xấu trong hệ thống ngân hàng...

Sau một thời gian áp dụng chính sách thắt chặt tiền tệ để chống lạm phát gây ra hiệu ứng ngược là đình đốn sản xuất với 100.000 doanh nghiệp phá sản, giải thể, ngừng hoạt động trong vòng 15 tháng tính từ đầu năm 2011, hàng chục ngàn doanh nghiệp khác gặp khó khăn với các khoản nợ khó trả rất lớn, Việt Nam bắt đầu nới lỏng chính sách và được mô tả là vội vã.

Chúng tôi xin trích lời ông Tomoyuki Kimura, giám đốc Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) tại Việt Nam phát biểu hôm 11/4 tại Hà Nội do Đất Việt Online đưa lên mạng: “Việc bảo đảm an toàn cho hệ thống ngân hàng cần phải được ưu tiên trước mắt. Yêu cầu dài hạn là xây dựng một hệ thống tài chính đa dạng và hiệu quả hơn. Để tăng sức hấp dẫn cho tiền đồng cũng như tăng quyền lợi cho người gửi tiền, Việt Nam phải duy trì lãi suất thực dương tiền đồng ít nhất là 1 tới 2 %.”

Thắt chặt tiền tệ đã khó vì có quá nhiều hiệu ứng ngược, mở nó ra đúng lúc, độ mở ra sao với liều lượng như thế nào cũng thật không đơn giản. Và như nhận định của GSTS Vũ Văn Hóa, Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, phải chờ diễn biến thị trường một vài tháng mới đánh giá được tác động của quyết định hạ lãi suất nhanh, cứu bất động sản và gỡ nợ xấu cho ngân hàng.

Không có nhận xét nào: