Pages

Chủ Nhật, 1 tháng 4, 2012

Nếu Việt Nam cứng rắn thì Trung Quốc không dễ nuốt đảo biển của mình

clip_image002
Các hỏa tiễn Kh-29L và 29TE
Nguyễn Hoàng Hà

Trung Quốc sau nhiều thập kỷ tăng trưởng kinh tế ngoạn mục thu về số ngoại tệ khổng lồ hàng năm thì cũng là lúc ý đồ đem các dự án chiếm Biển Đông ra để thực thi thành sự thực. Ngoài các đảo Hoàng Sa và một số đảo ở Trường Sa mà họ đã chiếm được của Việt Nam sau các cuộc xâm lượng ồn ào trên biển thì nay họ vẽ lại đường lưỡi bò mà cái lưỡi đó bao trùm hết cả Vịnh Bắc Bộ từ biển vùng Móng Cái của Việt Nam giáp ranh Trung Quốc va kéo dài đến tận Palawan của Philipine cách Trung Quốc ngàn vạn dặm. Có thể nói cái lưỡi đó liếm không chỉ các vùng biển quốc tế mà vơ ngoạm cả vùng biển trong phạm vi 200 hải lý của Việt Nam mà quốc tế đã quy định, Trung Quốc cũng đã ký cam kết tôn trọng.

Theo các nhà quân sự châu Âu nhận định thì với tổng số tiền dự trữ quá lớn hơn 600 ngàn tỷ đô-la và với số đầu tư chi phí quân sự hơn 270 tỷ hàng năm, đứng thứ 2 sau Mỹ thì Trung Quốc có thể chỉ một vài năm có thể trở thành một quốc gia hùng mạnh về quân sự đe dọa sức mạnh của Hoa Kỳ và các cường quốc khác trên thế giới. Họ mua sắm không tiếc tiền từ tàu chiến, tàu ngần cho đến máy bay hiện đại đến nỗi chủ hàng rất ham tiền mà cũng khôn giám bán cho họ như Nga, Pháp, Israel, v.v. vì lo sợ trước sự hung hăng và tham vọng quá lớn của quốc gia này. Vì thế, là một quốc gia sống kề cận với người đồng chí bất hảo có truyền thống xâm lược mình suốt 4 ngàn năm, Việt Nam buộc phải tính đến một chiến lược, sách lược mang tính quyết định riêng mà khiến Trung Quốc không thể bắt nạt mình mà trái lại có thể khóa Biển Đông một khi các cuộc thương thuyết không thành, ý đồ bành trướng của Trung Quốc không còn là bóng ma treo trên đầu mà là sự xâm lăng toàn diện trên biển của Việt Nam. Với nguồn kinh phí có hạn Việt Nam đang muốn tìm ra đối sách phát huy được thế mạnh của dải bờ biển chữ S chạy suốt chiều dài Biển Đông và Thái Bình Dương. Dù đầu tư nhiều đến mấy về tàu chiến và tàu ngầm, Việt Nam không thể đối lại với số tàu chiến và các hạm đội khổng của Trung Quốc, cho nên không gì hơn là Việt Nam cần phải mua sắm và đi đến tự chế tạo các hỏa tiễn tầm ngắn, tầm trung và đặc biệt là tầm xa để khi cần vừa bảo vệ đựoc đảo biển va lãnh thổ lãnh hải của mình và khi cần có thể là con dao cắt cái lưỡi bò đang thè ra liếm nuốt biển của mình, phong tỏa các tàu chiến của Trung Quốc tại đây.
Hiện nay, các nhà quân sự thế giới đã nhìn thấy một thế trận Bạch Đằng mới giống như cha ông người Việt Nam xưa nhấn chìm đoàn tàu của nhà Nam Hán. Nay thay cọc gỗ nhọn thì Việt Nam dùng chảo lửa để khi cần có thể đốt tàu chiến quân Bành trướng Trung Quốc.
Tin tức mới nhất ngay trên báo VnMedia và các báo chí trong nước ngày 29/03/2012 đã đưa tin trong năm 2011 và 2012, Tập đoàn Vũ khí tên lửa chiến thuật Nga sẽ thực hiện hợp đồng “Vietnam-15″ trị giá 31,83 triệu USD.
Theo đó, Tập đoàn sẽ cung cấp linh kiện khí tài và công nghệ nâng cấp tên lửa hàng không tự dẫn truyền hình Kh-29T và dẫn lade bán chủ động Kh-29L lên chuẩn Kh-29TE cho Việt Nam. Thông tin trên được đề cập trong Báo cáo hoạt động của Tập đoàn này, mới được công bố gần đây. Trong đó cũng nhấn mạnh, Việt Nam không chỉ là khách hàng quan trọng mà đã trở thành đối tác tin cậy, khi hai bên đã ký kết những dự án hợp tác chung, tiêu biểu nhất là Chương trình hợp tác trong lĩnh vực phát triển và sản xuất tổ hợp tên lửa tàu chiến Uran-EV.
Theo báo cáo, Tập đoàn Vũ khí tên lửa chiến thuật đã ký kết với đối tác Việt Nam 6 hợp đồng thương mại với các số hiệu Vietnam-7, Vietnam-9, Vietnam-10, Vietnam-11, Vietnam-12 và Vietnam-15. Trước đó, Tập đoàn này đã thực hiện hợp đồng ký năm 2010 với Việt Nam về cung cấp các bộ phận linh kiện để nâng cấp tên lửa Kh-29T và Kh-29L lên chuẩn Kh-29TE với giá trị 570.000 USD.
Theo báo cáo của Tập đoàn này, trong năm 2009 Việt Nam đã nhận lô hàng tên lửa huấn luyện 3M-24EMB trị giá 2,359 triệu USD. Ngoài ra, Việt Nam đã đặt hàng tên lửa 3M-24E trị giá 23,4 triệu USD.
Cũng theo báo cáo của Tập đoàn Vũ khí tên lửa chiến thuật, năm 2011 là thời hạn bàn giao cho Việt Nam lô hàng tên lửa Kh-31A trị giá 49,65 triệu USD. Loại tên lửa này được thiết kế cho máy bay Su-30MK2 của Việt Nam. Ngoài ra, Tập đoàn này cũng đang thực hiện các hợp đồng trị giá hơn 105 triệu USD cho đối tác Việt Nam với thời hạn bàn giao đến năm 2014. Trong đó, tính riêng các năm 2013-2014 sẽ bàn giao gói hợp đồng trị giá 98 triệu USD. Báo cáo của Tập đoàn cũng cho biết, năm 2011 họ thực hiện bàn giao cho Việt Nam lô hàng bom KAB trị giá 11,17 triệu USD. Cũng trong năm 2011, Việt Nam đã được bàn giao gói hợp đồng trị giá 89,17 triệu USD về cung cấp tổ hợp phương tiện chế áp hàng không ASP. Báo cáo cũng đề cập đến Chương trình hợp tác trong lĩnh vực phát triển và sản xuất tổ hợp tên lửa tàu chiến Uran-EV với tên lửa chống tàu Kh35-EV. Trong những năm qua, Việt Nam đã trở thành đối tác quan trọng đối với Nga trong lĩnh vực hợp tác kỹ thuật quân sự và thương mại quân sự. Các sản phẩm vũ khí Nga luôn là ưu tiên đối với Việt Nam. Các dòng tên lửa Kh-31 (tên lửa siêu âm hàng không), Kh-35 (tên lửa hành trình chống tàu tầm thấp) của Tập đoàn Vũ khí tên lửa chiến thuật đã được biết đến rộng khắp trên thế giới. Những loại tên lửa này có thể giải quyết các nhiệm vụ tiêu diệt mục tiêu trong một cuộc tấn công với mọi điều kiện thời tiết, cả ban ngày và ban đêm, có khả năng vượt qua các hành động chống trả của đối phương bằng radar cũng như bằng các vũ khí phòng thủ khác. Để tăng hiệu quả và đáp ứng những mục tiêu về lâu dài Việt Nam cũng đang phải tính đến phối hợp với các tập đòan sản xuất vũ khí quân sự của Nga, Ấn Độ, Pháp, Mỹ, v.v. để mở các nhà máy sản xuất vũ khí, nhất là hỏa tiễn ngay tại trong nước. Nếu thành công thì đây quả là một tin không lành đối với tham vọng bá quyền của Trung Quốc.
Những đe dọa mới đây nhất của chính phủ Trung Quốc đối với các hợp đồng thăm dò và khai thác dầu của các tập đoàn Ấn Độ, Hoa Kỳ tại vùng biển 200 hải lý thuộc lãnh hải của Việt Nam cũng như việc họ lớn tiếng đe dọa Việt Nam đang chuẩn bị các cuộc tập trận chung với Philippines và các cuộc săn bắt tàu đánh cá của người dân Việt Nam trên vùng lãnh hải của mình đã thức tỉnh chính phủ Việt Nam không thể tin vào các cuộc đàm phán “hữu nghị” trên tình “tồng chí” với kẻ đã vừa phát động tấn công mình vừa qua trên khắp tuyến biên giới và nay đang nuốt đảo biển còn lại duy nhất của mình ở Trường Sa. Hiện nay ngoài việc cho sát nhập Hoàng Sa và Trường Sa đã chiếm được của Việt Nam vào Huyện Tam Sa thuộc đảo Hải Nam cũng như cho khách du lịch đến tham quan các đảo này chính là thủ đoạn hợp thức hóa đảo biển ăn cướp thành đảo biển và lãnh hải xa xôi của mình. Hơn 30 năm với tinh thần mền mỏng đàm phán với Trung Quốc đã không mảy may đem lại một thoáng kết quả nào để xác định và bảo vệ chủ quyền lãnh hải đảo biển của Việt Nam. Thời gian càng kéo dài thì chỉ càng có thêm sự thuận lợi cho kẻ bành trướng làm sói mòn lòng yêu nước của nhân dân Việt Nam. Vì thế việc hợp thức hóa luật biểu tình bày tỏ thái độ yêu nước của người dân trước họa xâm lăng đang đòi hỏi bức thiết hơn bao giờ hết. Những việc làm cao quý của bà Nghĩa, ông Điếu Cày, v.v. nhà nước càng nên cần phải được hoan nghênh, biểu dương hơn là kìm hãm và xử lý họ, hơn thế nữa, các tổ chức quần chúng như Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Công đoàn, v.v. vốn sinh ra chẳng có việc để làm, như là ngủ gật mấy chục năm qua thì nay tốt nhất nên đánh thức họ dậy, tổ chức, hướng dẫn, vận động người dân tham gia vào các sinh hoạt về bảo vệ chủ quyền đảo biển vừa nâng cao sức mạnh của các tổ chức ấy vừa hâm nóng ngọn lửa yêu nước của mọi tầng lớp nhân dân.
Tiếng trống Bạch Đằng nay đang cần dóng lên mạnh mẽ dồn dập hơn khi các tuần dương hạm, hàng không mẫu hạm, cùng dòng tàu chiến của quân bành trướng Trung Quốc đang chuẩn bị kéo đàn để xâm chiếm Biển Đông. Hồn các liệt sỹ trên Hoàng Sa và Trường Sa cũng như người dân cả nước đang lắng nghe tiếng trống đó và trên tay muốn khắc lên hai chữ “ Sát Thát ”.
Ngày 30 tháng 3 năm 2012
N. H. H.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.

Không có nhận xét nào: