Pages

Thứ Sáu, 27 tháng 4, 2012

Nông dân mất đất trở thành kẻ thù của chế độ ?


Bất kể ai sau khi xem xong đoạn Clíp ngắn này đều đã thấy rất rõ cảnh các đồng chí Công an nhân dân “vì nước quên thân vì dân phục vụ” đã ”kính trọng lễ phép” với người nông dân ở xã Xuân Quang, huyện Văn Giang tới mức nào.

Chỉ cần lướt qua 1 phút 22 giây, đã mục sở thị thấy cảnh một anh thanh niên nông dân tay không, đang đứng bên cạnh những chiếc chậu cây cảnh (chắc là của anh ta?) xếp chồng lên nhau ở bên trong tường rào nghiã trang chẳng có biểu hiện gì là chống đối. Đã bị hàng chục chiến sỹ công an và dân quân vây kín vòng trong vòng ngoài. Trong đó, có ít nhất 3 chiến sỹ công an cảnh phục chỉnh tề và 2 dân quân đeo băng đỏ cầm dùi cui vụt, thúc, bổ. Lại thượng cẳng chân hạ cẳng tay tay thụi, đấm, lên gối, đá móc tới hơn chục đòn chí mạng vào đầu vào lưng vào sườn vào mặt…
ở các phút giây thứ: 45″…. 48″… 49″…. 52″….. 1′ 10″… 1′ 11″… 1′ 12″… 1′ 13″… 1′ 14″….. 1′ 16″ ! Trên nền những tiếng súng nổ từ lẻ tẻ tới liên hồi để uy hiếp người dân đáng thương tay không tấc sắt này…

Vậy mà: Trao đổi với báo chí chiều 24/4, Chánh Văn phòng UBND tỉnh Hưng Yên Bùi Huy Thanh cho biết, việc cưỡng chế và hỗ trợ thi công bắt đầu từ 7h đến 10h30 sáng 24/4. Nhiều đơn vị công an, dân quân và phương tiện cưỡng chế đã được huy động.

“Mọi việc diễn ra dưới sự chứng kiến của đại diện Viện KSND, không hề có quân đội tham gia, cũng không hề có nổ súng” (GCM-bôi đỏ đậm), ông Chánh văn phòng khẳng định. Song, ông cũng nói thêm rằng, công an đã phải dùng “hai quả đạn khói” để “giải tán” những người tụ tập, cản đường không cho xe, máy vào công trường. (Theo Nguyễn Hưng - báo Vnexpress)

Theo ông Bùi Huy Thanh, có một nhóm người đứng sau cố tình phá hoại, cản trở dự án. Ảnh: Nguyễn Hưng.
Chánh văn phòng UBND tỉnh Bùi Huy Thanh phát biểu tại buổi họp báo chiều 23/4.

Cũng theo tác giả Nguyễn Hưng: Dự án khu đô thị Văn Giang được Thủ tướng cho phép thực hiện, giao Công ty Đầu tư và phát triển đô thị Việt Hưng làm chủ đầu tư. Ngày 30/6/2004, Thủ tướng có quyết định thu hồi, giao đất để thực hiện. Dự án có quy mô xấp xỉ 500 ha thuộc 3 xã Xuân Quan, Phụng Công, Cửu Cao thuộc huyện Văn Giang và 55 ha để làm đường giao thông liên tỉnh Hà Nội – Hưng Yên.

Ta hãy xem lại tin bài trên báo Người Cao Tuổi số ra ngày 29/3/2012 có tiêu đề:

Vì sao các hộ dân ở huyện Văn Giang (Hưng Yên) khiếu nại kéo dài?

Khi thực hiện Dự án, người dân không được thông báo về lí do thu hồi đất, thời gian, kế hoạch di chuyển, phương án đền bù thiệt hại trước khi thu hồi.

Tại cuộc họp tiếp dân của Chủ tịch UBND xã Phụng Công ngày 17-8-2006 khi người dân hỏi vì sao không được biết về dự án thì ông Nguyễn Văn Tắng, Chủ tịch UBND xã nói: “Về quy hoạch dự án thì cả tôi cũng không được biết hoặc tham khảo gì…”. Có người hỏi thêm: Vậy Điều 28, Luật Đất đai không có ý nghĩa gì hay sao? Câu này không có ai trả lời.

Các hộ dân cho biết: Toàn bộ các hộ sử dụng đất đều có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhưng tỉnh Hưng Yên đã giao đất cho chủ đầu tư mà không ra quyết định thu hồi đất. Điều 21 Luật Đất đai 1993 quy định: “Việc quyết định giao đất


đang có người sử dụng cho người khác chỉ được tiến hành sau khi có quyết định thu hồi đất đó”. Xem ra, UBND tỉnh Hưng Yên và huyện Văn Giang đã bỏ qua rất nhiều quy định pháp luật mà Nhà nước đã ban hành.

Do việc thực hiện Dự án có nhiều điều vi phạm pháp luật, các hộ dân ở ba xã kiên trì, liên tục khiếu nại lên các cấp ở Trung ương. Ngày 26-1-2007, Thanh tra Chính phủ ra Thông báo số 168/TTCP-V4 chỉ ra một số sai phạm trong quá trình thực hiện Dự án và chỉ đạo tỉnh Hưng Yên “Tập trung chỉ đạo tốt việc tuyên truyền nhân dân ba xã vùng dự án về chủ trương đầu tư dự án, bảo đảm lợi ích


hài hoà của Nhà nước, nhân dân và nhà đầu tư, giải quyết kịp thời kiến nghị chính đáng của nhân dân, tạo sự đồng thuận của nhân dân trong quá trình đầu tư xây dựng Khu đô thị Thương mại – Du lịch Văn Giang…”. Tuy nhiên, các hộ dân cho biết, chỉ đạo của Thanh tra Chính phủ không được tỉnh Hưng Yên tiếp thu và thực hiện nên nhân dân vẫn phải tiếp tục đội đơn khiếu nại ở các cơ quan có thẩm quyền.


Từ thực tế trên, ta cũng có thể thấy, những người nông dân mất ruộng ở Văn Giang nói riêng, người dân mất đất trên toàn dải đất hình chữ S đau thương của chúng ta nói chung đang dần trở thành “các thế lực thù địch” – là kẻ thù! Đối tượng trấn áp không khoan nhượng của “chuyên chính vô sản” nhằm ”ổn định chính trị”, bảo vệ chế độ “dân chủ gấp vạn lần…” đang hiện hữu ở xứ ta chăng?

Không có nhận xét nào: