Nguyễn Nhân Trung
Gửi tới TTHN
“… chứng tỏ tiến sỹ NTG có tầm nhìn của một nhà dân chủ quốc nội đầy kinh nghiệm và song song đó là một Nguyễn Gia Kiểng với Tập Hợp DCĐN đứng cao hơn hẳn một cái đầu so với các tổ chức chống cộng ở Hải ngoại”
Gần đây tôi nhận được bài “Người luôn không bằng lòng thực tại ” của tiến sỹ Nguyễn Thanh Giang phân tích, nhận định về “Lộ trình 09 điểm” của bác sỹ Nguyễn Đan Quế, đứng đầu Cao Trào Nhân bản được đăng trên nguyenthanhgiang.com và được nhiều trang báo mạng đăng lại cũng như bình luận. Bài viết tuy ngắn, chỉ ra những điểm bất hợp lý, không khả thi của chủ trương “Lộ trình 09 điểm”, không phải là “lộ trình” để đấu tranh dân chủ. “Đây là những yêu cầu thực thi để xã hội được xem là có dân chủ chứ đâu phải là một lộ trình. Lộ trình phải mang tính kế hoạch mà bước trước là tiền đề khai mở điều kiện cho bước sau. Ngay điểm 1 và điểm 2 đã có sự lẫn lộn. Tự do báo chí, tự do internet nằm trong chuỗi của điểm 2 hay nằm trong nội hàm của Tự do thông tin? Xóa bỏ điều 4 Hiến pháp (điểm 5) là tiền đề tạo điều kiện cho điểm 8: “Quốc hội soạn và thông qua Luật bầu cử đa nguyên, đa đảng” nhưng “Thả hết tù nhân lương tâm” cần làm trước hay “Tự do tôn giáo” cần làm trước … ?”.
Vấn đề đặt ra có khác nhau, nhưng, câu hỏi cốt tử được nêu đối với Nguyễn Đan Quế là: Ai sẽ thực thi mỗi điểm trong Lộ trình của ông? Ai thực thi từ điểm 1 đến điểm 2 … rồi điểm 5 và điểm 8. Vậy thì ai có thể ra lệnh, ai có thẻ ép buộc ĐCSVN thực thi 9 “lệnh” trên?.Hay một câu hỏi lớn về lực lượng làm nên cách mạng dân chủ, nhưng trong tình hình thực tế hiện nay thì đó là “không lời đáp” như hỏi về khuôn mặt các vị La Hán chùa Tây phương. Thực tế lực lượng của Cao Trào Nhân Bản hầu như không có ngoài hai anh em nhà bác sỹ. Do vậy, ai sẽ làm nên cuộc cách mạng dân chủ, đúng với cái gọi là “Lộ trình 09 điểm” mà bác sỹ Quế đưa ra. Nên tiến sỹ NTG đã đưa ra cầu hỏi và trả lời thay cho bác sỹ Quế: “Một thế lực nổi dậy từ trong nước ư ?. Sau bao nhiêu năm vật lộn, cho đến nay chỉ thấy những thế lực, những tổ chức hữu danh vô thực khả dĩ còn tồn tại được. Sức uy hiếp nào có thực chất thì dù chỉ manh nha và mong manh như Trần Huỳnh Duy Thức đã bị triệt hạ rất tàn bạo từ trong trứng” ! (Nguyễn Thanh Giang).
Để chứng minh cho luận điểm của mình, tiến sỹ NTG đã đưa ra chủ trương của một nhà dân chủ tầm cỡ, ông Nguyễn Gia Kiểng (NGK- đứng đầu Tập hợp dân chủ đa nguyên) trong bài “Vận động dân chủ, từ manh động đến hành động” có viết: “Lịch sử của các nước, các thời cũng đã chứng tỏ rằng mọi kết hợp đấu tranh cách mạng muốn thành công đều phải qua năm giai đoạn rõ rệt: 1/ Xây dựng một cơ sở tư tưởng; 2/ Xây dựng một đội ngũ cán bộ nòng cốt; 3/ Xây dựng và kiểm điểm phương tiện; 4/ Xây dựng cơ sở quần chúng; 5/ Tiến công giành thắng lợi ”. Ông NGK chỉ rõ: “Tiến trình năm giai đoạn này, trong đó xây dựng cơ sở tư tưởng chính trị là bắt buộc đầu tiên ….Tiến trình này cũng cho thấy vận động quần chúng chỉ là cố gắng cuối cùng của giai đoạn cuối cùng của đấu tranh chính trị, dù là điều bắt buộc ”.
Tiến sỹ NTG chỉ rõ những bước vận động dân chủ theo hướng của NGK, tự thân vận động, không lệ thuộc vào sự giúp đỡ của Hoa Kỳ. Trong biến cố “Cách mạng Hoa Lài” từ Trung Đông, qua Tunisie đến Lybie, Ỳmen, Barhein, Syrie v.v, nhiều phe nhóm, cá nhân tưởng rằng rẽ ảnh hưởng và áp dụng nó với Việt Nam, nhưng đã bị thất vọng, điển hình là lời kêu gọi xuống đường của bác sỹ Nguyễn Đan Quế, chưa kịp ra khỏi nhà đã bị bóp chết. Vì sao các nước có cuộc Cách mạng Hoa Lai, các cuộc cách mạng trên đều có nhiều yếu tố kết hợp như từ chế độ độc tài, không lo tới vấn đề an sinh xã hội, cuộc sống nhân dân, gia đình trị…, quân đội ủng hộ nhân dân hay phe nổi dậy, đằng sau có sự hậu thuẫn của Hao Kỳ, nhưng ở Việt Nam thì quyền lợi của chính phủ và nhân dân Hoa Kỳ và mối quan hệ ngoại giao đã khác, và thực tế xã hội Việt Nam nhân dân không thích nội chiến, không ưa gì chiến tranh, bạo loạn…. Trong xu thế phát triển của toàn cầu nên tiến sỹ NTG nhận định “Mỹ không dám thô bạo vì biết rằng không thể thô bạo. Vả chăng Mỹ cũng còn cần chính quyền Việt Nam”:…. Muốn vậy, một mặt phải khéo léo ươm mầm và kích thích phát triển xã hội dân sự, một mặt phải kiên trì đấu tranh lý luận – tư tưởng tích cực cải tạo nhận thức xã hội, cả trong nhân dân, cả trong đảng viên, cả trong lãnh tụ ĐCSVN. …. Nhiều tổ chức chống cộng hiện nay ở nước ngoài không chỉ phê phán mà còn lên án nhau thậm tệ…. Cho nên tôi (NTG) vẫn thường ra sức thuyết phục ĐCSVN hãy chủ động tổ chức ra đa nguyên đa đảng vì chỉ như vậy Đảng mới may ra sẽ tốt lên và may chăng còn tồn tại được. Bằng phương thức đó, “Diễn biến hòa bình” sẽ tiến triển tương đối êm thấm. Nếu để xẩy ra đa đảng bột phát thì ĐCSVN sẽ bị tiêu diệt, đất nước sẽ đổ vỡ, chiến tranh lại có thể xẩy ra đau lòng trước khi tiến tới ổn định.
Như sự nhận định của tiến sỹ Nguyễn Thanh Giang về vấn đề kinh tế: “kinh tế thị trường có nhiều mặt mâu thuẫn với bản chất của XHCN”, mà mâu thuẫn về bản chất tức là mâu thuẫn đối kháng rồi, thì làm sao có thể hợp sức để xây dựng nên một cái gì lành mạnh, tốt đẹp…” trong bài viết Thế nào là định hướng đúng? (Nguyễn Thanh Giang) đăng trên , Tạp chí Thế Kỷ 21 (California, Hoa Kỳ), số 86, tháng 6-1996), đã đưa ra những nhận định các thành phần kinh tế, phương hướng để phát triển cũng như yếu kém của nó. Chính điều này đã được Ông Phan Diễn, Nguyên thường trực Ban Bí Thư Đảng nói: “Nhận thức của tôi về vị trí của kinh tế Nhà nước đã khác!” “Vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế rất quan trọng nhưng kinh tế Nhà nước thì chưa chắc” và tác giả Ngọc Thế Phương trong bài viết ÔNG PHAN DIỄN ĐÃ ĐỒNG Ý VỚI TIẾN SỸ NGUYỄN THANH GIANG đăng trên http://nguyenthanhgiang.com và nhiều trang mạng đăng lại nhận định này.
Trong bài viết: “Ăn năn vì tổ quốc”, tiến sỹ NTG đã dẫn dắt bạn đọc bởi một tinh thần, tấm lòng đau đáu vì dân tộc VN, vì dân chủ, nhân quyền. Tự nhận xét khiêm tốn để làm rõ nhân vật của mình, ông NGK như một vị thánh sống: “Phải nói NGK là người dũng cảm và chân thành… Có lẽ thần tượng của NGK là Socrates. Theo truyền thuyết, Socrates đã tuyên bố khi phiên tòa Athens kết thúc rằng: “Bây giờ chúng ta chia tay, quí vị để tiếp tục sống còn tôi để chết”. Dường như NGK có ý thức phấn đấu làm một trí thức kiểu như thế, và thực tế ông đã là một trí thức tên tuổi”.
Cũng như việc giới thiệu trình độ học thức, trình độ lý luận chính trị, xã hội của NGK: “Tôi ngỡ ngàng để thích thú trước những phát hiện nhờ sức tổng hợp khái quát cao”, “Trong suốt lịch sử của phong trào cộng sản thế giới chưa hề có một đảng cộng sản nào thắng một cuộc bầu cử lương thiện nào. Cũng chưa hề có một đảng cộng sản nào đem lại phồn vinh cho một quốc gia nào. Không hề có một phát minh hay sáng tác thực sự đáng kể nào trong các chế độ cộng sản, một vài tác phẩm văn học lớn đều là của những người đối lập…. Lấy những nhận xét, đánh giá của NGK như một tiên đoán, một lãnh tụ cách mạng tương lai cho dân chủ đa nguyên, lên án Đảng CS không đủ sức lãnh đạo đất nước và tương lai thay thế hệ thống chính trị VN.
Thể hiện tinh thần “hòa giải hòa hợp dân tộc”, tiến sỹ NTG đã đưa chủ trương đầy cao thượng. Khi làm cách mạng, hòa giải, hòa hợp dân tộc thì NGK đánh giá sự song hành, tôn trọng cả “Cờ vàng ba sọc đỏ vì những người đã hy sinh cho đất nước” và “một lý luận tương tự cũng phải được áp dụng cho lá Cờ đỏ sao vàng của chế độ cộng sản Việt Nam”. Do vậy, làm cách mạng dân chủ thì không nhất thiết phải dùng lá cờ vàng 3 sọc, mà có thể sử dụng bất kỳ lá cờ khác nếu nó đem lại hiệu quả. Điều này các cá nhân, tổ chức Hải ngoại liên quan tới chống đối chính quyền Việt Nam như QLVNCH, Việt Tân, Cao Trào Nhân Bản… không làm được. Lý do tại sao? Vì vẫn mãi cực đoan bảo thủ lợi dụng, ôm mãi khư khư cái “Cờ vàng 3 sọc đỏ” làm biểu tượng để lợi dụng nó trong hoạt động cho mình, không đúng với ý nghĩa của nó. NGK vừa thể hiện sự tôn trọng và cũng phê phán cái lá cờ Cờ vàng 3 sọc này, ông nhận xét: “Chúng ta có thể, và phải, tôn trọng cờ vàng vì những người đã hy sinh dưới lá cờ này, nhưng không phải vì thế mà gán cho nó một ý nghĩa mà trong suốt thời gian tồn tại nó chưa bao giờ có, nghĩa là dùng nó làm biểu tượng cho cuộc đấu tranh vì dân chủ. Nếu coi cờ vàng là tiêu biểu cho dân chủ thì phải hài lòng với một thứ dân chủ giả dối và bệnh hoạn. Cờ vàng càng không thể dùng làm biểu tượng cho cuộc đấu tranh cho dân chủ vì một lý do khác: cuộc đấu tranh nào cũng đòi hỏi ý chí, quyết tâm, lòng tự hào và lòng tin vào thắng lợi, do đó không thể lấy lại lá cờ của một chế độ bạc nhược đã thất bại và đầu hàng”. Chỗ đứng của cờ vàng là chỗ đứng của một kỷ niệm của một giai đoạn lịch sử đau buồn vừa phải quên vừa phải nhớ. Nhớ đến những người đã hy sinh vì đất nước, nhớ đến những nạn nhân của cuộc chiến, nhớ để lịch sử đừng lặp lại. Và quên đi những thù hận đã tàn phá đất nước và còn có thể giam hãm chúng ta trong chia rẽ và bất lực” (Nguyễn Gia Kiểng – Tình cảm và chỗ đứng nào cho cờ vàng?.
Với sự nghiệp đấu tranh dân chủ hóa đất nước, tiến sỹ NTG đưa bạn đọc thấy bản thân ông đề cao, ủng hộ và đồng quan điểm với chủ trương “Hòa giải,hòa hợp dân tộc” của NGK. “Chủ trương rằng kích động quần chúng nổi dậy phải hết sức thận trọng, để bảo vệ quần chúng, đặc biệt để tránh nguy cơ hy sinh oan uổng những phần tử tiên phong đầy nhiệt huyết”. Điều này khác hẳn với chủ trương đấu tranh lật đổ chính quyền của Việt Tân (của ông Lý Thái Hùng) lôi kéo đưa người trong nước đi huấn luyện về cách thức tổ chức biểu tình bạo loạn manh động, không có đường lối hoạt động đúng đắn và thực tế thời gian qua Việt Tân để nổi tiếng bằng cách đưa người (đảng viên VT) cho Công an Việt Nam làm thịt. Hay Cao trào nhân Bản thì chủ trương trên giấy tờ và vận động Hoa Kỳ lên tiếng về dân chủ nhưng thực tế không có thực lực, nhiều người đánh giá đây chỉ là “thùng rỗng kêu to” của hai anh em nhà bác sỹ Nguyễn Đan Quế và đại diện hải ngoại là Nguyễn Quốc Quân.
Chính vì điều này, nhiều người đã đặt câu hỏi phải chăng giữa Tập hợp dân chủ đa nguyên, với Việt Tân, với Cao Trào nhân bản khác nhau về chủ trương đấu tranh dân chủ, nhân quyền cho Việt Nam. Cao Trào nhân bản, Việt Tân dựa vào Hoa Kỳ, nhờ ngoại lực là chính. Chủ trương Tập hợp DCĐN dựa vào chính sự vận động của mình kết hợp với trí thức trong và ngoài nước đã đưa ra được đường lối, chủ trương được cho là tốt nhất cho phong trào đấu tranh dân chủ cho Việt Nam.
Từ những nhận xét trên, từ phương hướng, đường lối đấu tranh… chứng tỏ tiến sỹ NTG có tầm nhìn của một nhà dân chủ quốc nội đầy kinh nghiệm và song song đó là một Nguyễn Gia Kiểng với Tập Hợp DCĐN đứng cao hơn hẳn một cái đầu so với các tổ chức chống cộng ở Hải ngoại đang hô hào vận động cho đấu tranh dân chủ, nhân quyền cho Việt Nam.
Trong bài viết “Người luôn không bằng lòng thực tại” và “Ăn năn vì tổ quốc”, tiến sỹ Nguyễn Thanh Giang thể hiện đúng một “tầm nhìn chiến lược”, là một “nhà phân tích chính trị”, một “trí thức dân chủ cao cấp”.
Nguyễn Nhân Trung
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét