Có thể nói, từ nhiều năm nay, đối với những người làm công ăn lương thì niềm vui tăng lương chưa bao giờ được trọn vẹn bởi “tăng lương là tăng giá”. Đặc biệt, việc tăng lương diễn ra vào đúng thời điểm tăng giá xăng càng khiến lo ngại về tăng giá thêm hiện thực.
Chị Thùy, giáo viên trường THPT Nguyễn Thị Giang (Vĩnh Phúc), buồn dầu chia sẻ: “Trước kia khi lương chưa tăng, giá nhà trọ tăng, giá gas tăng, giá cả hàng hóa thực phẩm tăng… đều lấy lý do là xăng tăng giá. Nay có thông tin tăng lương cơ bản, ngay sau đó là xăng tăng… thì những thứ đó lại tiếp tục “điệp khúc” tăng giá với lý do chính đáng: lương tăng lại cộng thêm xăng tăng”.
Theo lời chị Thùy kể, giá cả còn tăng nhanh hơn lương. Mới có thông tin được tăng lương cơ bản, ngay lập tức các chủ nhà trọ ở khu công nghiệp Khai Quanh (Vĩnh Phúc) đã thi nhau cho tăng tiền phòng trọ. Chỗ tăng ít cũng thêm 50.000 đồng/tháng, chỗ tăng nhiều phải đến 200.000 đồng/tháng. Tính ra số tiền phòng trọ tăng còn cao gần bằng số tiền lương được tăng. Dân công chức còn thấy khó sống chứ đừng nói tới những người công nhân làm trong khu công nghiệp của các công ty nước ngoài không thuộc diện được hưởng tăng lương trong đợt này, chị Thùy nói thêm.
Công bố tăng lương rồi liền đó là tăng giá xăng, sang hôm sau, ông xe ôm, bà bán hàng đầu ngõ đều lên giá 10 – 15%. Nhìn giá cả hàng hóa cứ tăng vùn vụt mỗi ngày khi tăng lương là tôi lại nghĩ tăng lương mà không giữ được giá, lương vừa tăng đã bị xăng đè thế này thì chả ăn thua”, chị Tưởng ở Hải Bối (Đông Anh, HN) tâm sự.
Đối với những người có lương, chí ít cũng còn có phần lương tăng thêm gánh đỡ, còn đối với những người lao động không có lương lại thêm phần gánh nặng khi giá cả hàng hóa, dịch vụ vẫn tiếp tục đua tăng theo lương.
Bác Bình quê Thái Nguyên làm thợ xây ở Hà Nội cho biết: “Đi làm thợ xây ngày nào tính công ngày đó chứ đâu có thu nhập ổn định như những người làm cán bộ, công chức. Giá cả lúc nào cũng nhìn vào giá xăng và lương mà tăng. Tháng trước tiền phòng trọ vừa tăng từ 1,5 triệu lên 1,7 triệu đồng/tháng, đó là chưa kể việc chủ nhà trọ cũng đang rục rịch tăng giá nước và giá điện lên. Cứ đà này, những người làm ngày nào ăn lương ngày đó như chúng tôi lại lê lết chạy đua với giá cả thị trường”.
“Tất cả mọi thứ đều tăng mỗi khi tăng lương, mình không có lương lấy gì bù vào. Giá thịt lợn bán tại các chợ vẫn cao ngất ngưởng trong khi đó lợn xuất chồng lại bị thương lái ép giá phải bán với giá thấp. Người không có lương phải chịu trăm đường thua thiệt”, anh Cường làm nghề chăn nuôi ở Phúc Thọ (Hà Nội) than thở.
Tương tự, những cô cậu sinh viên vẫn còn sống nhờ tiền trợ cấp của bố mẹ hàng tháng cũng toát mồ hôi khi giá cả mỗi ngày mỗi khác. Bạn Hằng, sinh viên năm thứ ba Học viện Hành chính, kể: “Giá cả hàng hóa, dịch vụ tăng chóng mặt nên bố mẹ cũng quyết định mỗi tháng tăng cho em thêm 150 nghìn đồng nữa. Nhưng với ngần ấy tiền được cho thêm em chẳng thể bù nổi với mức tăng của giá nhà trọ chứ chưa nói đến cái gì cũng tăng như hiện nay”.
Danlambao.com
Chị Thùy, giáo viên trường THPT Nguyễn Thị Giang (Vĩnh Phúc), buồn dầu chia sẻ: “Trước kia khi lương chưa tăng, giá nhà trọ tăng, giá gas tăng, giá cả hàng hóa thực phẩm tăng… đều lấy lý do là xăng tăng giá. Nay có thông tin tăng lương cơ bản, ngay sau đó là xăng tăng… thì những thứ đó lại tiếp tục “điệp khúc” tăng giá với lý do chính đáng: lương tăng lại cộng thêm xăng tăng”.
Theo lời chị Thùy kể, giá cả còn tăng nhanh hơn lương. Mới có thông tin được tăng lương cơ bản, ngay lập tức các chủ nhà trọ ở khu công nghiệp Khai Quanh (Vĩnh Phúc) đã thi nhau cho tăng tiền phòng trọ. Chỗ tăng ít cũng thêm 50.000 đồng/tháng, chỗ tăng nhiều phải đến 200.000 đồng/tháng. Tính ra số tiền phòng trọ tăng còn cao gần bằng số tiền lương được tăng. Dân công chức còn thấy khó sống chứ đừng nói tới những người công nhân làm trong khu công nghiệp của các công ty nước ngoài không thuộc diện được hưởng tăng lương trong đợt này, chị Thùy nói thêm.
Công bố tăng lương rồi liền đó là tăng giá xăng, sang hôm sau, ông xe ôm, bà bán hàng đầu ngõ đều lên giá 10 – 15%. Nhìn giá cả hàng hóa cứ tăng vùn vụt mỗi ngày khi tăng lương là tôi lại nghĩ tăng lương mà không giữ được giá, lương vừa tăng đã bị xăng đè thế này thì chả ăn thua”, chị Tưởng ở Hải Bối (Đông Anh, HN) tâm sự.
Đối với những người có lương, chí ít cũng còn có phần lương tăng thêm gánh đỡ, còn đối với những người lao động không có lương lại thêm phần gánh nặng khi giá cả hàng hóa, dịch vụ vẫn tiếp tục đua tăng theo lương.
Bác Bình quê Thái Nguyên làm thợ xây ở Hà Nội cho biết: “Đi làm thợ xây ngày nào tính công ngày đó chứ đâu có thu nhập ổn định như những người làm cán bộ, công chức. Giá cả lúc nào cũng nhìn vào giá xăng và lương mà tăng. Tháng trước tiền phòng trọ vừa tăng từ 1,5 triệu lên 1,7 triệu đồng/tháng, đó là chưa kể việc chủ nhà trọ cũng đang rục rịch tăng giá nước và giá điện lên. Cứ đà này, những người làm ngày nào ăn lương ngày đó như chúng tôi lại lê lết chạy đua với giá cả thị trường”.
“Tất cả mọi thứ đều tăng mỗi khi tăng lương, mình không có lương lấy gì bù vào. Giá thịt lợn bán tại các chợ vẫn cao ngất ngưởng trong khi đó lợn xuất chồng lại bị thương lái ép giá phải bán với giá thấp. Người không có lương phải chịu trăm đường thua thiệt”, anh Cường làm nghề chăn nuôi ở Phúc Thọ (Hà Nội) than thở.
Tương tự, những cô cậu sinh viên vẫn còn sống nhờ tiền trợ cấp của bố mẹ hàng tháng cũng toát mồ hôi khi giá cả mỗi ngày mỗi khác. Bạn Hằng, sinh viên năm thứ ba Học viện Hành chính, kể: “Giá cả hàng hóa, dịch vụ tăng chóng mặt nên bố mẹ cũng quyết định mỗi tháng tăng cho em thêm 150 nghìn đồng nữa. Nhưng với ngần ấy tiền được cho thêm em chẳng thể bù nổi với mức tăng của giá nhà trọ chứ chưa nói đến cái gì cũng tăng như hiện nay”.
Danlambao.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét