Nguyễn Nhơn (Danlambao) - Dân mãi lo dòm lỗ khóa xem khỉ diễn tuồng, quên mất lời cảnh cáo của cố Tổng thống Thiệu: Đừng nghe… cứ nhìn… Cho nên để bọn lưu manh đánh lạc hướng cả nửa tháng nay. Bây giờ, “cốt khỉ hườn cốt khỉ”, mau kiểm điểm lại tình hình tranh đấu chống cường quyền…
Nhân ngày quốc khánh thiên triều, đảng ta mở “đảng hội đại”, nghĩa là làm đại cái cho rồi, giống như nữ hoàng thơ nôm Hồ Xuân Hương:
“Chàng với thiếp đêm khuya trằn trọc,
Đét đồn lên đánh cuộc cờ người.
Hẹn rằng đấu trí mà chơi,
Có điều kỳ nầy làm hơi mệt vì làm dài tới nửa tháng chớ đâu phải ít. Lại nữa là làm tập thể gồm 14 cá tra, 175 cá chốt, thêm 25 cá lòng tong léng phéng chầu rìa. Cho nên dẩu là “Cấm ngoại thủy không ai được biết”, điện thoại cầm tay đã thâu hết rồi, nhưng bọn tò mò dòm lỗ khóa cũng nhiều nên phe 3Dê, 4Sang + Tổng khậu khi trồi, khi sụt, nhấp nhô thế nào, dân “ngoại thủy” cũng bàn đề nhốn nháo.
Nay thì màn đã hạ rồi, tổng khậu Lú bệu bạo đọc sớ rằng: Tụi tau thằng nào cũng có lỗi. Bầy Cá Tra giao qua cho 175 cá chốt thụ lý. Cá chốt óc như óc cá làm sao liệu lý được nên trả về nguyên xứ cho Bầy Cá Tra tính làm sao thì tính. Không ai tính được cái gì thì để cho… Thái thú Khổng Hựu tàu phán quyết: Phán rằng hai bên đừng lằng nhằng mất mặt. Đứa nào cũng có lỗi, cứ “áo thụng, vái nhau” xin cáo lỗi, rồi… huề. Không kỷ luật đứa nào sất, kể cả “một thằng” bán nước, hại dân đệ nhất. Nó là ai? Ai ai cũng biết, khỏi nói mần chi!
Nói tóm lại là: “Đại hội đảng khỉ” hoàn “hội đại khỉ đảng.” C’est fini l’eau dire, nghĩa là hết nước nói rồi!
Dân mãi lo dòm lỗ khóa xem khỉ diễn tuồng, quên mất lời cảnh cáo của cố Tổng thống Thiệu: Đừng nghe… cứ nhìn… Cho nên để bọn lưu manh đánh lạc hướng cả nửa tháng nay.
Bây giờ, “cốt khỉ hườn cốt khỉ”, mau kiểm điểm lại tình hình tranh đấu chống cường quyền.
Nông dân và vấn đề ruộng đất
Bản tin về nông dân Văn Giang tranh đấu gần đây nhất như vầy:
“Ông Lê Văn Dũng từ xã Xuân Quan nói với BBC ông và “khoảng 300 người” đã tới Ban Dân vận Trung ương sáng ngày 9/10 và sau đó được đại diện của ban này tiếp trong vòng nửa tiếng.”
Sự thể nong nả đến nỗi cụ bà “chống tham nhũng tư” Lê Hiền Đức dõng dạc hô:
“Công dân chống tham nhũng Lê Hiền Đức nói dân Văn Giang đang ‘dồn Chính phủ tới chân tường’ khi họ liên tục lên Hà Nội yêu cầu chính quyền giải quyết khiếu nại của họ về vụ thu hồi đất đai hồi tháng Tư năm nay.
Bà Đức nói nếu hồi tháng Tư người dân bị dồn tới chân tường thì nay tới lượt Chính phủ với điều mà bà gọi là những lý lẽ xác đáng và sự kiên trì của người dân.”
Cứ nhìn xem cái biểu ngữ của người nông dân Văn Giang sau đây, rồi suy nghĩ thì sẽ thấy lời cụ bà Hiến Đức là đúng lý:
Nhìn kỹ hàng chữ hàng cuối biểu ngữ xem: NÔNG DÂN PHẢI hỏa tốc CÓ RUỘNG CÀY.
Bây giờ không phải là đòi “bồi thường thỏa đáng” nữa. Bây giờ là phải có ruộng cày mà phải có “Hỏa tốc” chớ không được lần khân, cù nhầy nữa!
Bửa trước, bà con xuống trụ sở Huyện Văn Giang, vào giữa sân trụ sở huyện, đặt nồi, nhóm lửa, nấu cháo ăn cầm hơi, ngồi lỳ khiếu cáo. Đám âm binh sở tại lẽn chuồn êm. Bửa nay lên tận Ban Dân Vận Trung ương, Hà Nội tính sổ và còn hứa hẹn làm tiếp cho đến khi đạt mục đích mới thôi: Chữ “Nông dân phải có ruộng cày” còn mạnh mẽ hơn khẩu hiệu “Người cày có ruộng” trong công cuộc “ Tư hữu hóa” tá điền trong Nam ngày trước.
Công nhân và thất nghiệp
Nói đến vấn đề công nhân thì trước hết phải nói về vấn đề đình công, bởi vì đó là khí cụ then chốt để công nhân tranh đấu đòi quyền sống.
Theo BBC: “Theo thống kê chính thức, năm ngoái Việt Nam có 978 cuộc đình công, gấp hơn hai lần so với 2010.”
Vì thế mà mùa hè năm nay, thủ “mặt đồ” ba Dê họp với Bộ Lao động-Thương binh-Xã hội, hạ lịnh cho bộ hạ phải hạ con số vụ đình công xuống 50%.
Có hạ được hay không thì chưa biết, chỉ biết rằng: Các cuộc đình công gần đây ở khu công nghiệp Bĩm Sơn và Thủ Dầu Một về qui mô và cường độ gia tăng mạnh mẽ. Cuộc biểu tình ở mỗi nơi đều có hàng ngàn công nhân tham dự, kéo dài cả tuần lễ và có va chạm giữa công nhân và cai người Tàu, người Hàn.
Cho nên bản tin về phiên họp kể trên kết luận:
“Làn sóng đình công cũng là thách thức chính trị cho Đảng Cộng sản Việt Nam. Tổng LĐLĐ Việt Nam là tổ chức công đoàn hợp pháp duy nhất và những công nhân tổ chức đình công độc lập có thể bị bắt hoặc chịu sự trừng phạt. Theo Financial Times, giới ngoại giao và chủ xưởng cho rằng chính phủ bị kẹt giữa nhu cầu có các kênh liên lạc tốt hơn giữa người lao động và chủ, cùng lo ngại rằng các tổ chức lao động có thể trở thành một mối đe dọa cho ổn định chính trị.”
Đó là mủi nhọn chiến đấu hung hiểm cho đảng và nhà nước. Bây giờ là vấn đề thất nghiệp. Đây mơi là vấn đề chí tử của chế độ.
Trong bài viết “Tử huyệt kinh tế VN”, tác gả Trần Việt- ANTD viết:
“Một thực trạng đáng lo lắng - Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam Trần Đình Thiên, trong nghiên cứu của mình đã dẫn thống kê của Bộ Kế hoạch Đầu tư: có tới 53.000 doanh nghiệp đóng cửa và phá sản trong năm 2011, và 35.500 doanh nghiệp lâm vào cảnh tương tự trong 8 tháng đầu năm 2012.”
Như vậy, từ đầu năm 2011 đến tháng 8 năm nay có đến 88.500 doanh nghiệp dẹp tiệm. Cho nên trong số 15 triệu công nhân, hàng triệu người hiện nay đang thất nghiệp là phải rồi!
Một khi mà vụ biến động ngân hàng “bầu Kiên” phát huy hậu quả, dẫn tới suy sụp kinh tế, vài triệu công nhân thất nghiệp hết đường lui tới thì… việc gì sẽ xảy ra, không cấn đoán cũng biết được!
Đình công tranh đấu rộn ràng cộng thất nghiệp biểu tình đòi công việc làm: Hậu quả là hỗn loạn thấy trước mắt.
Thanh niên sinh viên đòi quyền sống
Ngày trước, ở miền Nam, câu “Thanh niên là rường cột của nước nhà” được trân trọng. Việc giáo dục được ưu tiên chăm sóc. Cuộc đời đi học êm ả. Cho nên sanh ra hiếu động. Hậu quả là có những người ăn cơm Quốc Gia thờ ma cộng sản như Huỳnh Tấn Mẩm, Hạ Đình Nguyên và v.v… xách động làm loạn.
Ngày nay thì, trước vận nước ngả nghiêng, các cuộc biểu tình yêu nước chống Tàu xâm lăng, học sinh, sinh viên hầu như vắng bóng. Tại sao?
Lý do dễ giải thích: Từ khi mới tập tễnh cắp sách đến trường, “người ta” đã tròng cho bé chiếc “khăn đỏ”. Đó là cái “hàm thiếc ngựa” để cho cai “đội thiếu nhi Ho, Ho, Ho chính mi” buộc cương ngựa giựt. Đó cũng là cái “Ba trá che mắt ngựa” để cho trẻ thơ không được phép liếc nhìn hai bên đường, chỉ biết nhìn đàng trước, tuân theo bọn cai ngựa nắm cương giựt mà đi. Tuổi thanh niên thì cũng bộ “bắc kế ngựa” ấy nhưng lớn hơn gọi là “đoàn thanh niên HCM”. Lên Đại học, phấn đấu dzô làm “các đảng”, không cần khăn quàng đỏ bởi vì ngựa đã thuần rồi, không cần giựt dây, chỉ tróc, tróc là đi theo bảng chỉ đường cộng đảng.
Cho nên các ông VC nằm vùng ngày xưa ra rìa đâu làm sao nắm dây cương giựt được? Cho nên các ông phải lòn trôn bọn trùm đương quyền năn nỉ xin cho tổ chức biểu tình chống Tàu. Bọn đương quyền chẳng những không cho mà còn kêu lại chửi cho một chập, đành ôm đầu máu ra dìa.
Đó là luật nhân quả: Nhân nào quả nấy. Nhân phản bội gặt quả bội phản!
Chỉ tội là tội cho giới trẻ ngày nay. Trên miền Bắc mang hàm thiếc, ba trá 3 đời cộng sản. Miền Nam, 37 năm nay, giới trẻ không nhìn thấy con đường nào khác ngoài con đường “bi đát, bác đi.”
Nhưng mà trời cũng còn thương, trao tay giới trẻ Việt Nam cái máy điện toán thần kỳ, giúp tuổi trẻ tự mình lần tìm về cội nguồn dân tộc: Biết rằng mình là con Hồng, cháu Lạc, giống Rồng-Tiên, hậu duệ của Lý, Lê, Trần… anh hùng, hào kiệt mang dòng máu thấm đượm khí thiêng sông núi tổ tiên, văng vẳng bên tai tiếng Mẹ Việt Nam ru hờ từ bốn ngàn năm trước, sẵn sàng đứng lên diệt nội xâm, chống ngoại xâm khi nước non lên tiếng gọi “ Thanh niên ơi! Hồn thiêng núi sông đợi chờ.”
Tháng 9 vừa qua, một số sinh viên Hà Nội, Sài Gòn và các thành phố lớn tổ chức biểu tình phản đối tăng giá xăng dầu trên khẩu hiệu “một giọt xăng, một giọt máu”, “giá xăng tăng, ta điêu đứng.”
Đây là bước khởi đầu nhập cuộc. Tuy rụt rè, e ấp cũng giống như tuổi yêu đương lần đầu cùng người yêu hò hẹn, nhưng đầy triển vọng tương lai. Một khi tuổi trẻ nhận thức được mối nguy của dân, của nước, dấn thân hành động thì sức mạnh của đám đông thanh niên là khó bề đương cự.
Thế trận ba mặt giáp công
Trong chiến thuật nhà binh, lệnh hành quân khởi đầu là nhận định tình hình. Tình hình các lực lượng Nông dân, Công nhân và Thanh niên sơ lược như trên. Bây giờ là phải tích cực vận động để 3 lực lượng ấy sẵn sàng phối hợp. Thông thường trong trường tranh đấu bằng sức mạnh đám đông, thanh niên là lực lượng xung kích. Nhưng theo như hiện tình, lực lượng nông dân đang trên đà công kích vào giai đoạn sơ khởi của vận động chiến, nghĩa là khi đánh ở huyện Văn Giang, khi kéo vào Hà Nội trên qui mô nhỏ. Chừng nào huy động được một lực lượng hùng hậu với kích thước đáng kể như quân số cấp sư đoàn thì mới trở thành một mủi tấn công.
Lực lượng công nhân thì cũng vậy. Hiện tại chỉ là đánh trận tại chỗ, nghĩa là đình công tại xí nghiệp chứ chưa kết hợp được với lực lượng công nhân thất nghiệp để mở vận động chiến vào thành phố biểu tình đòi tăng lương, đòi việc làm và “Tự do Nghiệp đoàn.” Khi nào tổ chức được lực lượng cỡ một vạn quân thì mới tính được chuyện mở mũi dùi tấn kích.
Việc tổ chức lực lượng sinh viên tuy đi sau mà có khi về trước, bởi vì giới trẻ có học, một khi ý thức được trách nhiệm con dân đối với vận mệnh của đất nước đàng hồi nghiêng ngửa thì việc dấn thân góp phần cứu dân, cứu nước sẽ mãnh liệt hơn, kiên cường hơn.
Khi nào hai lực lượng Nông dân – Công nhân tiến lên mở thế đánh gọng kềm thì Sinh viên nội thành chắc chắn sẽ vùng lên xung kích đánh vỗ mặt.
Vấn đề then chốt là: VẬN ĐỘNG LỰC LƯỢNG.
Dân Làm Báo có câu khẩu hiệu: Mỗi người là một chiến sĩ thông tin.
Trên mặt trận vận động cách mạng giải trừ độc tài toàn trị cộng sản, xin nêu lên khẩu hiệu: Mỗi người là một chiến sĩ dân vận.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét