Cầu Nhật Tân.
Sáng 28/9/2012, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Công, thay mặt Bộ trưởng GTVT, đã công bố Quyết định bổ nhiệm ông Nguyễn Nhật, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh, giữ chức Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam thay ông Dương Chí Dũng người đã bị truy nã và bị bị bắt. Theo hồ sơ lưu tại Ban Tổ chức Tỉnh ủy Hà Tĩnh, ông Nguyễn Nhật có bằng Thạc sỹ Đại học Irvine và bằng Tiến sĩ Đại học Nam Thái Bình Dương (Hoa Kỳ). Cả hai trường Đại học này đều là trường rởm bị báo chí phanh phui suốt mấy năm qua.
Thứ trưởng Công trao quyết định bổ nhiệm cho “Tiến sĩ” Nguyễn Nhật sáng 28/9/2012
Ông Nguyễn Nhật, sinh ngày 01/02/1961, quê quán phường Trung Lương, thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh. Là Thạc sỹ kinh tế ĐH Irvine, Tiến sĩ ĐH Nam Thái Bình Dương, nguyên ủy viên BCH Đảng bộ Hà Tĩnh, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh, nguyên Tổng Giám đốc Tổng công ty Khoáng sản & Thương mại Hà Tĩnh, Đại biểu Quốc hội khóa XII, Ủy viên Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội.
Kỳ họp thứ 17 HĐND tỉnh Hà Tĩnh khóa XV, 7/2010, đã bầu ông Nguyễn Nhật bầu giữ chức Phó Chủ tịch UBND tỉnh.
Đinh La Thăng một lần nữa lại “gặp hạn” khi ký bổ nhiệm ông Tiến sĩ rởm thế chỗ của Dương Chí Dũng. Được biết, ông Nguyễn Nhật, ông Võ Kim Cự (Chủ tịch Hà Tĩnh) là mối làm ăn cũ của Thứ trưởng Nguyễn Văn Công khi ”Công Công” còn làm giám đốc công ty buôn người LOD (xuất khẩu lao động). Trước đây, ông Công chuyên nhờ đường dây này để lừa tuyển thanh niên Hà Tĩnh bán cho các tàu cá nước ngoài làm thuyền viên.
Trích các bước trong Quy trình Bổ nhiệm cán bộ của Bộ GTVT:
- Bộ trưởng cho chủ trương bổ nhiệm
- Tờ trình đề nghị bổ nhiệm (Vụ Tổ chức Cán bộ)
- Tiếp nhận yêu cầu và thẩm định việc bổ nhiệm (Lập Hội đồng do Vụ TCCB chủ trì).
- Hội nghị thống nhất ý kiến (Bộ trưởng chủ trì)
- Ra quyết định bổ nhiệm (Vụ TCCB dự thảo, Bộ trưởng ký)
Dư luận đang đặt câu hỏi lớn với Tiễn sĩ Nguyễn Nhật:
Trình độ tiếng Anh của ông thuộc hạng “nửa chữ bẻ đôi không biết” thế mà làm cách nào ông nghiên cứu và bảo vệ được đề tài tiến sĩ bằng tiếng Anh? Mà đó là đề tài gì? Thời gian đào tạo tiến sĩ thông thường là 3-4 năm, bằng cách nào ông chỉ lấy bằng tiến sĩ trong 6 tháng. Trong 6 tháng đó, ông vẫn công tác nguyên vị tại Việt Nam.
Theo quy định của Việt Nam, đối với bằng/chứng chỉ do nước ngoài cấp, Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng của Bộ GD-ĐT phải thẩm định và xác minh bằng văn bản. Vậy, trong bước thẩm định bổ nhiệm “Tiến sĩ” Nguyễn Nhật, Vụ TCCB Bộ GTVT đã làm việc với Bộ GT-ĐT chưa? Hay mặc nhiên Bộ GTVT chấp nhận đào tạo tiến sĩ chỉ cần 6 tháng?
Cần lưu ý là đồng môn với ông Tiến sĩ Cục trưởng Nguyễn Nhật còn có Tiến sĩ Phó Bí thư Đảng ủy Khối cơ quan doanh nghiệp Trung ương Nguyễn Văn Ngọc, lấy Bằng Tiến sĩ ĐH Nam Thái Bình Dương chỉ trong 6 tháng (thời điểm còn là Phó Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái) với 17000 USD.
Với ông Ngọc, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã thành lập Đoàn Kiểm tra, xác minh vụ việc, kết luận: “Bằng Tiến sĩ không có giá trị sử dụng… trong nước” và nghiêm khắc phê bình, yêu cầu ông Ngọc “rút kinh nghiệm sâu sắc”. Tiếp đó, tại Đại hội Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ XVII (nhiệm kỳ 2010-2015), diễn ra từ ngày 22 đến ngày 23-10-2010, ông Nguyễn Văn Ngọc đã không được bầu vào Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ XVII, sau đó bị mất chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái nhưng lại được đá hất lên Phó Bí thư Đảng ủy Khối cơ quan doanh nghiệp Trung ương.
Phản ứng của các nhà trí thức với vụ ông Nguyễn Văn Ngọc:
GS -Viện sĩ Phạm Minh Hạc (nguyên Bộ trưởng Bộ GD-ĐT):
“Cán bộ như thế thì quản được ai, nói ai nghe?
… Nhà nước không yêu cầu công chức, viên chức phải có học hàm, học vị mới được làm lãnh đạo. Nhưng chuyện sính bằng cấp trong xã hội dẫn đến động cơ đổi tiền bạc lấy học hàm, học vị để kiếm địa vị, chức tước đã “mặc định” nhiều năm nay trong xã hội.
Tôi thấy buồn về chuyện cán bộ chủ chốt của địa phương mà lại đi đổi tiền, đổi tiền của nhà nước để lấy tấm bằng của ngôi trường mà không ai xác định rõ danh tính thế nào. Cán bộ, Đảng viên mà làm thế thì quản lý được ai, nói ai nghe. Điều đó thậm chí ảnh hưởng xấu đối với cả thế hệ trẻ.
Để xảy ra tình trạng trên, trách nhiệm thuộc về Bộ GD-ĐT. Bộ phải trực tiếp đứng ra giải quyết những tồn tại trên, phải rà soát lại chất lượng bằng cấp để đánh giá công bằng xem ai là người học thật, ai học giả.
Từ 2001 – 2004, Bộ cũng đã tiến hành rà soát trên cả nước và phát hiện hơn 10.000 trường hợp quan chức có bằng cấp giả. Nhưng không hiểu sao vấn đề này lại chưa được công bố rộng rãi. Do vậy mới lại xuất hiện tình trạng quan chức bỏ tiền ra mua sắm bằng giả về trình cơ quan để được có chức tước…
GS – TS Phạm Tất Dong (Nguyên Trưởng ban Khoa giáo Trung ương):
“Làm ô danh nhà khoa học chân chính”.
… Sáng nay (29/7/2010- PV), tôi tham dự Hội đồng Phản biện Đề tài Quốc gia về Giáo dục trong kinh tế thị trường và hợp tác quốc tế”. Tại đây, câu chuyện quan chức học Bằng Tiến sĩ tại nước ngoài chỉ trong 6 tháng được đưa ra công khai, đã làm nóng bỏng và gây bức xúc cho tất cả hội trường.
Đây không phải trường hợp đầu tiên, mà nếu kiểm chứng lại sẽ có rất nhiều trường hợp tương tự. Tôi quả quyết tại nhiều cơ quan chính quyền địa phương hiện nay có tới hàng vạn Cử nhân, Thạc sỹ, Tiến sĩ được đào tạo theo “đơn đặt hàng” để khi cầm tấm Bằng trên tay, họ vẫn không thể viết được một câu văn bản rõ ràng.
Tôi cũng cảm thấy xấu hổ vì “tên tuổi” của những Thạc sỹ, Tiến sĩ “dởm” này làm ô danh đội ngũ nhà khoa học chân chính…
Cau Nhat Tan.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét