Pages

Thứ Bảy, 20 tháng 10, 2012

Một bản tự thú tội cho những việc xấu mà họ ( CSVN) đã làm.


Một bản tự thú tội cho nhũng việc xấu mà họ đã làm.
Về quyển Bạch Thư của bộ ngoại giao Việt Nam noí về những bang giao Việt –Trung (1)
Công luận điều biết rằng trong lịch sử của những bang giao Trung – Việt trong ba mươi năm qua, thì tình hữu nghị và tinh thần hợp tác là trên hết. Chỉ từ hai năm qua là có việc chính quyền Việt Nam công khai chống cự lại Trung Quốc và mối tương quan Trung – Việt bị giảm sút , ngoài ý muốn của chính phủ và nhân dân Trung Hoa . Dù rằng có sụ giảm sút trong tương quan giữa hai xứ đã đua đến mức độ như hiện nay, chúng tôi luôn biểu hiện sự chừng mức và giữa chúng tôi , chúng tôi miễn bình luận về các liên hệ hổ tương giửa hai nước trong quá khứ. Nhưng sự tuyên truyền chóng Trung Quốc của chính quyền Việt Nam đã gia tăng ngày một hơn và vẫn tiêp tuc được nâng cao. Thực vậy, ngày mồng 04 tháng 10 năm 1979, bộ ngoại giao Việt Nam đã công bố một quyển bạch thu dưới tựa đề là « Sự thật về sự bang giao Việt – Trung trong suốt 30 năm qua » , trong tài liệu này họ đã mạ lị Trung Quốc , trong mọi lãnh vực bằng cách viết dối trá lịch sử. Chúng tôi bị đưa vào tình cảnh phải trả lời để tái lập lại sự thật lịch sử.

Lịch sứ không thể bị dối trá và bị bóp méo, vì đó là một thực tại khách quan . Nay sự quan hệ Trung – Việt đã bị sút giảm, nhưng không bao giờ sự hợp tác trong tinh thần hữu nghị Trung-Việt có thể được trình bày như một câu chuyện thêu dệt bởi những tương quan đầy căm hờn, như chính quyền Việt nam đã làm khi họ chọn con đường giả tưởng cho lịch sử. Chúng tôi luôn quan niệm rằng nhân dân Trung Quóc coi đó là một nghĩa vụ quốc tế khi trợ giúp cho nhân dân Việt Nam, và sự giúp đó phải có qua có lại. Chúng tôi không bao giờ hối tiếc sự viện trợ đả qua, dù rằng hiện thời được đánh dấu bằng sự chống đối của chính quyền Việt Nam đối vói Trung Quốc . Bởi vì những điều kiện lịch sử thời ấy đòi hỏi chúng tôi phải làm như vậy.
Quyển bạch thư của bộ ngoại giao Việt Nam chỉ là một món hàng vô giá trị, và cũng là một lời thú chối bỏ toàn diện tình hữu nghị Trung-Việt . Đó cũng là một cử chỉ đáng khinh, một sư kiện hiếm có trong các sử ký bang giao quốc tế .
Trong quyển bạch thư hon 40,000 chữ, chính quyền Việt Nam đã cố gắng dối trá lịch sủ, khi trình bày những quan hệ giữa hai nước trong 30 năm qua, những quan hệ naỳ đã mang dặc tính là tình hữu nghị và tinh thần hợp tác, cách họ trình bày không hơn không kém như là một lịch trình của Trung Hoa để tìm cách kiểm soát Việt Nam ! Trong đó, nước Trung Hoa đã bị lên án từ lúc thành lập Cộng Hòa nhân dân Trung Hoa cho đến nay. Các đồng chí Mao Trach Đong và Chu Ân Lai cũng như các lãnh tụ Trung Quốc hiện thời đã bị nêu đich danh ra để bị công kích. Chính quyền Hà Nội đang cố gắng làm cho người ta tin rằng đã từ năm 1949 các lãnh tụ Trung Quốc đã tìm cách thôn tính Việt Nam, và để làm chuyện đó, họ đã tọa rập với Pháp trước tiên, và sau đó là vói Mỹ. Những kết luận của họ như sau : trong suốt thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, trong suốt thời kỳ kháng chiến chống sự xâm lăng của Mỹ, và sau sự thống nhất Việt Nam, « Trung Quốc đã 3 lần phản bội nhân dân Việt Nam, mỗi lần thâm độc hơn, và hèn hạ hơn những lần trước ».
Như vậy, chính quyềnViệt Nam đã chà đạp những lời khẳng định nổi tiếng của chủ tịch Hồ chí Minh khi nói về sự bang giao Hoa- Việt, rằng ttrong đó có sự biểu hiện « một lòng ưu ái sâu sắc, một sự trung thành gương mẫu và một tình hữu nghị bền lâu » , và nói rằng người Việt và người Trung Hoa vừa là « đồng chí » , vừa là « anh em» với nhau . Hà Nội đã vứt vào quên lãng những gì mình thường tuyên bố một cách long trọng đẻ nêu cao tinh hữu nghị và sự hợp tác Trung-Việt . Nguòi ta còn nhớ rằng ông Lê Duẫn đã nhiều lần lập lại lời tuyên bố «không có sụ viện trợ cua Trung Quốc thì cuộc cách mạng Việt Nam đã không thể tiến tới », « không có sụ giúp đõ của đảng Cộng Sản Trung Quốc và chủ tịch Mao trạch Đông , chúng tôi đã không thể đi đến thắng lợi». Ngày 20 tháng 11 năm 1977, tại Bắc Kinh ông lại nói thêm : « người Cộng Sản và nhân dân ViệtNam rất hãnh diện đã được sát cánh vói các chiến hữu, xuất phát từ đảng CS và nhân dân Trung Quốc , những người anh em đã xem sự viện trợ cho công cuộc đấu tranh ái quốc chống đế quốc Mỹ xâm lược của nhân dân Việt nam, đã xem sự trợ giúp vào công trình xây dựng xã hội chủ nghĩa , như là một nghĩa vụ quốc tế vô sản, để dùng lại một câu mà thủ tướng thương tiếc Chu ân Lai đã nói : « té ra, trong quyển Bạch Thư, chinh quyền Hà Nội chủ trương là Trung Cộng không hề là một chiến hữu, không hề là anh em vói ViệtNam, nhưng chỉ thực sự như là một « Machiavel », « thâm độc », « đê hèn », « không biết tự kèm hãm», và « lươn lẹo ».
Như vậy, khi ngụy tạo các sự kiện lịch sử và thẩm định đó là “phản bội” khi họ nói về sự trợ giúp mà Trung Hoa đã đóng góp vào chiến thắng của Viẹt Nam đối với thực dân Pháp và Mỹ xâm lược, họ đả đặt chủ tịch HCM và Ủy Ban Trung Ương Đảng Cộng Sản ViệtNam thời đó vào một vị thế kho xữ , trong khi chính chủ tịch HCM và Ủy Ban Trung Ương lúc đó nắm toàn quyền quyết định về mọi vấn đề liên hệ đến sự bang giao Trung-Việt ? theo luận cứ của thẩm quyền VN hiện tại, thì hoá ra, chủ tịch HCM và các người lãnh đạo Việt Nam khác, phải chăng đã trở thành tòng phạm với các « hành sử phản bội » của Trung Quốc .
Lê Duẫn và bè phái, khi hãnh diện mà kể trong quyển Bạch Thu, thế nào họ đã kháng cự nhiều lần để tránh sự thống trị của Tàu , điều này cũng chỉ là chuyện bịa dặt, nhưng ngượclại diều đó minh chứng dụng tâm của các tác giả , rằng Lê Duẩn và các bè phái núp sau lưng đảng CS và có chủ trương đi hàng hai , chông đối lại nguyên tắc hợp tác và hữu nghị với Trung Cộng, trong khi đó thì chủ tịch HCM thì lại áp dụng nguyên tắc đó một cách chặt chẽ. Từ 1978, họ đã ra mặt từ bỏ nguyên tắc đó và đã công khai chống Trung Quốc. Điều này đánh dấu thời lúc chấm dứt của một diễn trình lịch sủ đã đưa Lê Duẩn và bè phái, nhũng kẻ đặc công đã phá sụ bang giao Trung-Viet, lên hàng đầu vở tuồng chống Trung Quốc. Điều đó cũng là một thảm trạng cho đảng CSVN, cũng như đối vói chủ tịch HCM nguòi sáng lập ra ĐCSVN, và đối vói nhân dân VN, rất khăn khít vói tình hữu nghị Trung-Việt.
Trong cộng đồng quốc tế đương thời, sụ phân hóa của chính quyền VN thật đáng kinh ngạc. Óc mưu mẹo, nói dối, thụ hưởng sự di tãn tỵ nạn có tổ chức, họ đã tạo cho họ một danh tiếng vũng chắc trên thế giới. Bộ ngoai giao VN, khi bóp méo các sự kiện lich sử mà cả thế giới đều biết rỏ, khi viết trong quyển Bạch Thư, họ chỉ tạo một cơ hội bị bêu xấu nhục nhã trong các giới lngoại giao hiện đại. Hậu quả chỉ là đưa đến sụ đề cao cảnh giác của những ai co liên hệ vói họ.
Chúng ta thấy trong quyển Bạch Thu có một lối giải thích ngụy biện về chủ trương : « cây gậy và củ cà rốt » . Khi nước Tàu tặng cho VN một sự viện trợ đồ sộ, đó là Trung quốc dùng « củ cà rốt » để dụ dỗ VN ! và Trung quốc sẽ bị tố là dùng « cây gậy » khi Trung Hoa không thỏa mãn hoàn toàn sự cầu viện quá đáng của VN ! nói gọn lại, khi một ai không đồng ý vói chính sách xâm lược vá bành trướng của chánh quyền VN, thi sự trợ giúp trong quá khứ, dù đó là nhiều hay là có giới hạn, thì cũng trở thành đương nhiên là một « tội ác » ! . Đó là luận cứ của thẩm quyền VN. Việc này sẽ cống hiến một chất tố suy ngẫm cho các quốc gia đang trợ giúp VN hay những ai đang sẵn sàng làm điều đó
Phương cách của VN để bóp méo và ngụy tạo các tài liệu lich sử nêu ra trong quyển Bạch Thu, rất là hiếm có trong các sử ký về ngoại giao quốc tế và những nước đang quan hệ vói VN cần phải dẻ dặt. Hôm nay, mình chia sẻ với họ về một quan điểm, thì ngày mai họ sẽ diễn giải nó ra ngoài khung lập luận, tùy nghi bóp méo, và lại thêm vào một vài sáng chế riêng tư ; và sau đó sẽ trình vói công luận dưới hình thúc Bạch Thu. Họ sẽ đi đến mức bóp méo các sự kiện lịch sử mà ai cũng biết như sự yểm trợ vững chắc của Trung Hoa cho ông Hoàng Sihanouk sau cuộc đảo chánh của Lon Nol năm 1970 tại Cam Bốt. Thì lại được quyển Bach Thu khẳng định rằng Trung Hoa đã « yểm trợ » Lon Nol và « bỏ » Sihanouk ! Trong khi đó, trong hồi ức của mình, ông Hoàng Sihanouk nhắc lại rằng thủ tướng Chu Ân Lai đã mời tất cả các chủ tịch ngoại giao đoàn đến tiếp đón ông Hoàng tại phi trường và Chu đã nói với ông Hoàng là : « Ông vẫn là vị nguyên thủ quốc gia, người duy nhất – chúng tôi không bao giờ nhìn nhận ai khác ». Thật ra, không ai ngạc nhiên khi nghe những nhà báo quốc tế tại Hà Nội nói về quyển Bach Thư, nhận xét rằng chính Hà Nội cũng không biết làm cách nào để biến đổi các lời dối trá của họ để cho nó trở thành nhựng lời khả tín.
Tại sao lại công bố một quyển Bạch Thu vào thời điểm này ? Câu trả lời cho câu hỏi này nằm trong nhu cầu bắt buộc của chính sach đối nội cũng như đối ngoại.
Về mặt đối nội , mục tiêu mông muốn là phỉnh lùa nhân dân VN, bôi xóa mọi kỷ niệm về tình hữu nghị Trung-Việt và xoa dịu sự bất mãn đối với cuộc sống hiện tại và đối vói chinh sách chống Tàu áp đặt bỏi chinh quyền VN . Trong thời chiến , khi nhân dân VN đấu tranh cho sụ giải phóng xứ sở, thức ăn, quần áo, và những nhu yếu phẩm cho quân nhân, cán bộ, người dân đều do Trung Quốc cung cấp, ngay như cả các vũ khí mà họ đương xử dụng. Luôn đến ngày nay, xe vận tải Jiefang cung cấp bởi Trung Quốc được dùng trong thành phố cũng như tại thôn quê, có nhiều công trình được xây cất do sự viện trợ của Trung Quốc ở phía bắc vĩ tuyến 17, và rất nhiều liệt sĩ Trung Hoa đã được chôn cất trên đất Việt .Tóm lại, trong nhiều địa hạt, cuộc sống người Việt đã được thấm nhuần bởi sự hồi ức của tình hữu nghị Hoa- Việt. Chính đó là một trở ngại lớn cho chinh sách chống Trunh Hoa của chính quyền VN. Nếu họ chủ trương hôm nay rằng TC chưa hề là một nước bạn, mà là một địch thủ « từ bao nhiêu thế hệ », họ làm như vậy, dó là để cố biện minh cho chính sách chống Tầu của họ.
Về mặt quốc tế , khi làm như vậy vì họ cố tìm cách thoát khỏi tình cảnh nghặt nghèo tạo ra bởi vì họ xâm chiếm xứ Căm Bốt và thôn tính Lào, do chính sách bành trướng vế các quốc gia Đông Nam Á. Hà Nội muốn biểu dương trước dư luận quốc tế. Hiện nay họ tung ra 200,000 bộ đôi Việt tại Căm Bốt cho cuộc tấn công vào mùa khô và điêu đó uy hiếp nghiêm trọng biên giới Thái.Thẩm quyền Hà nội biết mình bị lên án gắt gao bởi dư luận quốc tế . Trong trường hợp đó, những tác giả của quyển Bạch Thư cố gieo rắc sự xung đột giữa Trung Cộng và các quốc gia khác, đặc biệt là các quốc gia thuộc Đông Nam Á bằng cách gieo tin đồn là TQ có ý định xâm chiếm toàn bộ Đông nam Á, vả lại chiếm Đông Nam Á , đối với lich sử, vẫn luôn luôn là mục tiêu truyền thống của TQ. Họ cho rằng những lời kết án bôi nhọ đó có thể khỏa lấp được tiếng vang dội của các khẩu đại bác từ các vùng biên giới Căm Bốt-Thái, khỏa lấp được tiếng rên xiết của hàng ngàn và hàng ngàn người dân Cao Mên đương bị thống khổ dưới ách thống trị đọa đày của VN xâm lược. Điều đó khiến chúng ta liên tưởng đến anh ăn trộm phải tự bịt lỗ tai mình để không bị ù tai khi ăn cắp chuông.
Quyển Bạch Thư cho thấy rằng, sự tìm muốn bá quyền, của VN trong vùng Đông Nam Á, và sự tiếp diễn chính sách chống TQ là hai khía cạnh của cùng một vấn đề . Chính quyền VN tìm cách làm bá chủ vùng Đông Dương và Đông Nam Á. TQ không yểm trợ họ. Thì họ có thái độ thù nghịch và chống đối TQ. Đó là nguồn cội của sự xung đột Trung-Việt. Vì muốn tìm kiếm sự yểm trợ quốc tế, những người Việt co ý đồ bá chủ chỉ tìm được sự yểm trợ của Nga Sô. Nhưng cái giá phải trả cho sự yểm trợ đó là phải chống đối lại TQ bất kỳ cơ hội nào, là phải tự biến thể thành một Cu Ba Á Châu và là phải phụng sự chính sách Nam tiến của bá quyền Nga. Nếu chính quyền VN đã tự tiện bóp méo lịch sử bang giao Trung-Việt và lên giọng khi tuyên truyền chống Tầu đến mức độ phi lý như vậy, đó chính vì khi muốn làm bá chủ vùng náy, VN đã chạm phải một sự kháng cự bén nhậy từ trong cũng như tứ ngoài xứ. Quyển Bạch Thu là một sách giáo khoa tốt, nếu biết hiểu ngược nhựng gì trong đó, thì nó giúp người ta phân biệt được nguyên hình lòng dạ ăn cướp, óc bá chủ của VN tai vùng náy và giúp biết rỏ hơn về cách hành xử đê tiện trong các bang giao Quốc Tế cùa họ.
Đó là một bài học hữu ích cho bất cứ ai cần phải liên hệ với chính quyền VN

Không có nhận xét nào: