Pages

Thứ Bảy, 20 tháng 10, 2012

Thủ Tướng Còn Tại Chức Kinh Tế Còn Khủng Hoảng


Thủ Tướng cộng sản VN chừng như đã sống sót một cuộc thanh trừng lãnh đạo của đảng vì đã quá kém cõi trong việc điều hành kinh tế.
Đảng cộng sản VN đã chấm dứt mọi đàm tiếu rằng Nguyễn Tấn Dũng có thể mất ghế thủ tướng khi họ kết thúc hội nghị của thành phần chóp bu của đảng hôm Thứ Hai.
175 đảng viên họp hội nghị trung ương trong 2 tuần để thảo luận một danh sách dài của những đề tài từ cải tổ kinh tế đến quy hoạch đất đai đến giáo dục.

Hội nghị trung ương đảng cộng sản thường diễn ra trong thầm lặng, nhưng những diễn biến trước hội nghị năm nay đã thu hút sự chú ý của thế giới tiếp theo những cuộc bắt bớ qua những vụ tai tiếng trong hệ thống ngân hàng và những gì phổ biến trên các trang mạng chính trị đã là những đề tài nguy kịch cho ông thủ tướng 62 tuổi mà quần chúng đổ tội cho ông đã làm lũng đoạn kinh tế.
Trong một bài diễn văn trên đài truyền hình, bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng đã xin lỗi vì đã điều hành kém cõi đưa đến cuộc khủng hoảng kinh tế.
Trong cho biết đảng cộng sản đã làm những lỗi lầm to lớn, đặc biệt là đã không ngăn chận được tham nhũng cùng sự thối nát trong hành ngũ đảng viên.  Tuy nhiên, ông nói thêm rằng, kẻ có tội và đáng bị trừng phạt nhất sẽ …không bị phạt!.
Mọi người đều hiểu rằng, kẻ có tội đáng bị trừng phạt đó là Nguyễn Tấn Dũng.
Nhà phân tích chính trị về VN là Tường Vũ, một giảng sư tại đại học Oregon cho biết rằng, kẻ thù của ông Dũng đã thất bại trong việc cách chức Nguyễn Tấn Dũng, nhưng đồng thời, lời tuyên bố của Nguyễn Phú Trọng phải được xem là một lời cảnh cáo cho đám bộ hạ, lâu la của ông Dũng.
“Họ tìm cách loại Dũng trong bộ chính trị trước, họ thất bại.  Họ mang ra hội nghị trung ương, họ cũng thất bại.  Thành ra bây giờ họ phải nói trớ lại và họ nhận lỗi và ráng động viên sự ủng hộ cho phe họ đồng thời gởi một lời cảnh cáo đến phe của Nguyễn Tấn Dũng”, ông Vũ cho biết như trên.
Nguyễn Tấn Dũng dựng cơ đồ chính trị dựa trên mức phát triển kinh tế.  Dưới sự “lãnh đạo” của ông, mô hình tập đoàn công ty “vốn nhà nước” được thành hình mà điển hình là tập đoàn hãng đóng tàu Vinashin và Vinalines và thành phần điều hành không có chút kinh nghiệm nào về hàng hải hay đầu tư tài chánh.  Thêm vào sự bất tài là nạn tham nhũng tệ hại hoành hành, và hậu quả là sự thất thoát hàng ngàn tỷ mỹ kim và sự vở nợ.
Trở lại vụ hội nghị trung ương, trước hội nghị, nhiều phân tách gia tiên đoán Nguyễn Tấn Dũng sẽ bị loại bởi 2 kẻ thù là chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng.
Nhà phân tích tình hình trong vùng là GS Carl Thayer thì nói rằng khó có thể có sự thay đổi nào quá mạnh vì sự cấu tạo của các tầng lớp nắm quyền trong bộ chính trị.  “Khoảng 40% thành phần trong trung ương đảng là do Dũng đặt vào.   Đó chỉ là con số chung chung.  Những người đó sẽ chống việc loại bỏ Dũng vì nó sẽ tạo xáo trộn.  Vấn đề là, trong hệ thống của cộng sản,chẳng có gì là “độc lập” mà đụng chỗ này thì lại chạm tới chỗ kia.”
GS Thayer cũng nói them rằng Nguyễn Tấn Dũng có thể còn tại chức, nhưng quyền hành của ông đã bị huỷ họai.
Nguyễn Tấn Dũng được chỉ thị phải cải tổ những tập đoàn công ty “vốn nhà nước và thanh lọc lại hệ thống ngân hàng.  Những cuộc điều tra sâu xa hơn về hai hãng đóng tàu lớn Vinashin và Vinalines đặc biệt đuợc chú trọng.
Các kinh tế gia nhận định rằng hội nghị vừa qua có lẽ là tin vui cho giới đầu tư vì họ có thể tin tưởng hơn vào một cuộc cải tổ kinh tế có thể thật sự được tiến hành.
Nguyễn Tấn Dũng đang ở nhiệm kỳ thứ 2 và sẽ ở tuổi về hưu vào hội nghị tới của đảng cộng sản.  Điều này có thể sẽ ảnh hưởng đến quyền lực của ông vì sẽ không mấy người muốn theo phe một quyền lực đã yếu kém.
“Nếu bám theo Nguyễn Tấn Dũng thì ông ta sẽ chỉ là một kẻ què quặt.  Ông ta sẽ ở tuổi 65 vào hội nghị tới.  Cũng như một ông tổng thống Mỹ, qua nhiệm kỳ hai là quyền lực đã giảm dần.”
Có người không đồng ý với lập luận đó.  Họ cho rằng Dũng có thể còn giữ chức, nhưng là một chức hữu danh vô thực.
Các nhà nhận định cho rằng sự kiện tranh giành quyền lực ở thượng tầng đảng cộng sản là dấu hiệu của một sự chuyển trao quyền lực giữa đảng và nhà nước.  Theo GS Vũ thì nhà nước trong mấy năm qua đã trở thành quá giàu và điều đó làm cho lớp lãnh đạo của đảng như ông Trọng mất đi quyền kiểm soát.
“Sự cải tổ kinh tế đưa đến việc nhà nước có nhiều quyền hành hơn là một diễn biến tự nhiên và điều đó là cho giá trị của sự hiện hữu của đảng cộng sản không còn có nghĩa”, theo lời GS Vũ.
Có thể còn vài năm nữa mới thấy rõ, nhưng những nhà quan sát cho rằng việc cải tổ kinh tế làm lu mờ ý thức hệ và sự chính danh của đảng cộng sản là điều không thể tránh khỏi.

Không có nhận xét nào: