Pages

Thứ Hai, 28 tháng 1, 2013

Philippines kiện ’đường lưỡi bò’: Cách phản ứng của chuyên gia Việt


Icon_Biển Đông_Đường Lưỡi Bò1
Trích : “Lập trường nhất quán của Việt Nam là các vấn đề liên quan đến Biển Đông cần phải được giải quyết bằng các biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982.
Việt Nam cho rằng các quốc gia hoàn toàn có quyền lựa chọn các biện pháp hòa bình để giải quyết các tranh chấp phù hợp với Hiến chương Liên Hiệp Quốc, luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982.”- Hết trích.

Rồi,cứ “giải quyết bằng biện pháp hòa bình” theo kiểu 16-4 bưng bê!! Hãy đợi đấy- Không một lời nào mạnh mẽ ủng hộ Phi luật Tân ,dù cùng “cảnh ngộ”- Chơi kiểu này thì còn “đ/c cùng hệ” nhưng không có ai là Đồng minh đâu- Khi hữu sự thì biết liền-Trung cộng không bao giờ từ bỏ mộng bá quyền bành trướng.Càng ngày Người Dân Trung hoa ý thức được và chống lại sự bóc lột đàn áp…của Bắc kinh nổi lên chống lại thì buộc Bắc kinh phải “di chuyển” ra bên ngoài “đối tượng”-lúc đó Trường sa mất sạch hay còn gì nữa tùy thái độ ” biện pháp hòa bình” của nhà cầm quyền VN.Bối cảnh Thế giới hôm nay không như xưa và Bắc kinh cần “phát triển” để tuyên truyền ,hầu thõa mãn giấc mộng số 1 -Nhưng Bắc kinh như hôm nay thì “công sức” của Hoa kỳ góp cho không nhỏ nhé.
Đặng tiểu Bình : “mèo trắng mào đen,mèo nào cũng bắt được chuột”-nên nhớ-Dùng một loại mèo là mê ngủ.
(ĐVO) – Ngày 22/1 Philippines thông báo, Chính phủ nước này đã quyết định kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế vì Trung Quốc đã tuyên bố chủ quyền đã tuyên bố chủ quyền với hầu hết diện tích trên biển Đông trong đó có lãnh hải của Philippines.
Trước việc Philippines kiện Trung Quốc lên tòa án quốc tế, các chuyên gia Việt Nam có nhiều phản ứng khác nhau về vấn đề này.Thiếu tướng Lê Văn Cương cho biết: Trong tranh chấp biển đảo nói riêng và trong tranh chấp lãnh thổ nói chung, có nhiều cách thức giải quyết. Thứ nhất là các nước thương lượng với nhau và là cách thức tốt nhất. Việc này chúng ta đã và đang làm với nhiều nước.
Nếu thương lượng không được thì dùng phương thức thứ hai là đưa ra Toà án Trọng tài quốc tế. Ở đây Philippines đã cho rằng họ không thể thương lượng với Trung Quốc nữa nên họ chuyển sang dùng trọng tài quốc tế. Điều này được luật pháp bảo hộ và là quyền chính đáng của một quốc gia, hoàn toàn bình thường.
Thạc sĩ Luật Nguyễn Hùng Cường phân tích: “Đây là bài khôn ngoan của Philippines khi mọi giải pháp ngoại giao đã thất bại. Mục tiêu của họ là công khai hóa, thể hiện lẽ phải; còn Trung Quốc không tuân thủ luật pháp, không có chính nghĩa”.
Bãi cạn scarborough của Philippines nơi diễn ra tranh chấp với Trung Quốc
Bãi cạn scarborough của Philippines nơi diễn ra tranh chấp với Trung Quốc
Ông Cường cho biết thêm: “Các quy định tại điểm a,b,c khoản 1 Điều 298 UNCLOS chỉ áp dụng với các tranh chấp giữa các quốc gia có bờ biển tiếp liền hay đối diện. Rõ rằng Phillippines và Trung Quốc không phải là những quốc gia như vậy.
Philippines đã rất khôn ngoan khi lách qua một khe cửa hẹp, không đề cập tới các vấn đề mà Trung Quốc bảo lưu. Trên cơ sở các nghiên cứu của chúng tôi, tôi cho rằng tòa trọng tài có cơ sở để xác định thẩm quyền giải quyết những vấn đề mà Philippines đưa ra”.
Còn thạc sĩ Hoàng Việt, giảng viên ĐH Luật TP.HCM phân tích: Việc Philippines phải đưa vụ Trung Quốc thôn tính bãi cạn Scarborough ra Tòa án trọng tài Liên Hiệp Quốc cũng như việc Nhật Bản qua hai đời thủ tướng Noda và Abe đều cùng quyết liệt sử dụng tàu tuần duyên và máy bay chiến đấu để bảo vệ quần đảo Senkaku… là những thí dụ sinh động cho thấy trong vấn đề chủ quyền không được để thiên hạ được đằng chân mà lân đằng đầu, đồng thời vẫn có thể sử dụng các biện pháp hòa bình để bảo vệ chủ quyền.
Nếu Philippines cứ hiếu hòa phản đối, năm mười năm nữa bãi cạn Scarborough sẽ trở thành lãnh thổ Trung Quốc giống như dải Mischief mà Philippines tuyên bố chủ quyền rồi (bãi Vành Khăn nằm trong quần đảo trường sa thuộc chủ quyền Việt Nam – PV) từng bị Bắc Kinh chiếm cứ theo kiểu đó vào năm 1995.  Hành động dứt khoát, đúng luật và thông lệ quốc tế, như Philippines kiện ra tòa quốc tế, đó chính là quyết tâm bảo vệ lãnh thổ một cách đích thực.
Nhà nghiên cứu Trung Quốc Dương Danh Dy nhìn ở góc độ khác: Chưa biết kết quả của vụ kiện này ra sao nhưng việc Philippines quyết định kiện Trung Quốc là hành động dũng cảm đáng hoan nghênh. Các nước trong khu vực, đặc biệt các nước có liên quan trong vấn đề tranh chấp Biển Đông với Trung Quốc cần ủng hộ việc làm này của Philippines để chống lại những hành vi ngang ngược muốn độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc.
Phản ứng của Việt Nam trước việc Philippines kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế vì tranh chấp trên biển Đông.Ngày 24/1/2013, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc Philippines chính thức khởi kiện Trung Quốc ra Tòa Trọng tài được thành lập theo Điều 287 và Phụ lục VII của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới Quốc gia Bộ Ngoại giao Nguyễn Duy Chiến nêu rõ:“Lập trường nhất quán của Việt Nam là các vấn đề liên quan đến Biển Đông cần phải được giải quyết bằng các biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982.Việt Nam cho rằng các quốc gia hoàn toàn có quyền lựa chọn các biện pháp hòa bình để giải quyết các tranh chấp phù hợp với Hiến chương Liên Hiệp Quốc, luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982.”
NP (tổng hợp)

Không có nhận xét nào: