Pages

Thứ Năm, 25 tháng 7, 2013

'Chơi với Mỹ, VN không nhằm hại ai'

Chủ tịch VN Trương Tấn Sang và Ngoại trưởng Mỹ John Kerry

Việt Nam và Hoa Kỳ đang xích lại gần nhau để chia sẻ một mục tiêu chung?
Việt Nam và Hoa Kỳ đang đạt được những điểm tích cực trong xây dựng một mối quan hệ song phương không nhắm tới phương hại bất cứ một bên nào khác, theo nhận định của quan chức lãnh đạo Hội hữu nghị Việt - Mỹ, nhân dịp Chủ tịch Việt Nam, ông Trương Tấn Sang đang thăm Mỹ.
Trao đổi với BBC hôm 25/7/2013 từ Hà Nội, ông Phạm Khắc Lãm, Phó Chủ tịch Hội Việt - Mỹ cho rằng Việt Nam không hề có ý định dựa vào Hoa Kỳ và muốn sử dụng cường quốc này làm đối trọng với nguy cơ được cho là đang lên của Trung Quốc trên Biển Đông nhằm bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia.


"Người ta hay nói về dùng anh này cân bằng anh kia, dùng anh kia cân bằng anh nọ, nhưng theo tôi chính sách ngoại giao của Việt Nam là làm bạn với mọi người, và với ai có thể tăng cường quan hệ, có thể đưa quan hệ thêm một bước, thì chúng ta đều sẵn sàng.
Cựu Ủy viên Trung ương Đảng, không cho rằng Việt Nam có biểu hiện lạm phát về đối tác chiến lược khi ký kết và đặt vấn đề ký thỏa thuận này với rất nhiều quốc gia khác nhau, kể cả ý định với Hoa Kỳ, và nhấn mạnh trong tình hình hiện nay, VN 'đẩy mạnh quan hệ với Hoa Kỳ với tất cả các nước cũng là lôgíc...'
"Và mối quan hệ đó chúng ta nhiều lần khẳng định lại là không muốn quan hệ tăng cường đó làm hại đến bất cứ ai."
Trả lời câu hỏi liệu trong quan hệ song phương và tiếp cận nhau, hai nước có gặp trở ngại nào không, ông Lãm nói:
"Khi đến với nhau, thì chắc chắng những vấn đề có thể thỏa thuận được là nhiều, nhưng không phải là không còn những vấn đề mà quan điểm hai bên chưa gặp nhau, hoặc là cách suy nghĩ chưa thống nhất..."
"Đối với những vấn đề chưa gặp nhau đó, chưa thống nhất đó, bây giờ có một vấn đề gì đó, hai bên chủ trương tiếp tục đối thoại lâu dài."
Bình luận về vấn đề hồ sơ nhân quyền của Việt Nam, một điểm được giới quan sát cho là trở ngại, khác biệt trong quan hệ Mỹ - Việt, ông Lãm, quan chức cựu Tổng Giám đốc Truyền hình Việt Nam nói:
"Giữa Việt Nam và Hoa Kỳ thì nhân quyền cũng là một vấn đề cần thiết đối thoại và tìm những điểm gặp nhau và tiếp tục trao đổi về những điểm chưa gặp nhau.
"Và tôi nghĩ rằng quan điểm trên vấn đề này có khác nhau, cho nên cái này đòi hỏi đối thoại cũng phải lâu dài và cũng không bên nào buộc bên nào phải sớm theo quan điểm của mình."

'Ký nhiều, ký nhanh'

Chủ tịch VN Trương Tấn Sang và ngoại trưởng Mỹ Kerry
Nhân quyền được cho là một điểm khác biệt trong quan hệ Mỹ - Việt
Trước câu hỏi liệu Việt Nam thường hay ký nhiều, ký nhanh các thỏa thuận với quốc tế, trong đó có các thỏa thuận với Hoa Kỳ, nhưng có vẻ có sự chậm trễ hoặc thiếu chuẩn bị, nguồn lực, nhân lực trong triển khai, thực hiện, điều đặt ra dấu hỏi về 'thái độ nghiêm túc' hay không, ông Lãm trả lời:
"Qua theo dõi tình hình thực hiện các thỏa thuận, tôi thấy cũng có hiện tượng đó. Tức là chúng ta (Việt Nam) thực hiện có lúc cũng trầy trật và có lúc cũng chưa đúng như những điều được thỏa thuận, nhưng mà đó là cái non kém thôi và không thể là cái chủ tâm."
Nhận định chung mang tính dự đoán về kết quả chuyến thăm của Chủ tịch Sang, ông Lãm nói:
“Vi xu thế phát triển của tình hình, hai bên sẽ bước thêm một bước nữa, tăng cường các mối quan hệ trước hết là kinh tế, sau đó là các lĩnh vực khác nữa, trong kinh tế, hai bên phải bàn với nhau về Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương.”

"Và tôi nghĩ rằng quan điểm trên vấn đề này (nhân quyền) có khác nhau, cho nên cái này đòi hỏi đối thoại cũng phải lâu dài và cũng không bên nào buộc bên nào phải sớm theo quan điểm của mình"
Ông Phạm Khắc Lãm
Ông Lãm cũng bình luận về cấp độ cần thiết lẫn nhau giữa hai bên.
Ông nói: “Không nên đặt vấn đề bên này cần bên kia, bên kia cần bên này, vì (như thế) ngay từ đầu đã có bóng đen rồi. Phải thoải mái khi đến với nhau, tìm đến lợi ích chung.
“Và chắc chắn tìm được lợi ích chung thì sẽ có những cái thỏa thuận được với nhau.”
Về đánh giá tầm mức quan hệ song phương Việt – Mỹ tới nay, ông Lãm nói thêm:
“Là người dân Việt Nam, chúng tôi vui mừng thấy quan điểm đó ngày càng phát triển, và chúng tôi cũng không lạ khi thấy rằng có những vấn đề mà hai bên phải tiếp tục tìm hiểu và đối thoại với nhau.”
Chủ tịch Nước Việt Nam Trương Tấn Sáng đang trong chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ ba ngày theo lời mời của Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama.
Trước khi vào Tòa Bạch Ốc ngày 25/7/2013 để hội đàm với ông Obama, Chủ tịch Sang đã có các cuộc tiếp xúc, ăn trưa và làm việc với giới chức cao cấp Mỹ.

1 nhận xét:

huynhtucxuyen nói...

Trung Cọng & Việt Cọng và HỘI NGHỊ BÍ MẬT THÀNH ĐÔ 1990
(Đừng để đến lúc Tầu cọng đưa ra Văn bản HỘI NGHỊ THÀNH ĐÔ 1990 (*) trước Liên Hiệp Quốc cũng như bức Công hàm 1958 của Phạm văn Đồng vừa qua ở New York. (*) http://ngoducthohn.blogspot.com/2012/12/hoi-nghi-thanh-o.html)

Lãnh đạo csViệt Nam hiện nay sợ theo Mỹ thì mất đảng, theo Trung cộng thì mất nước, vậy chỉ có phương án thứ ba theo Ý Dân Là Ý Trời thôi.
Con đường ngắn nhứt để cứu nước cứu dân và cứu đảng : Công bố đã ký với Mỹ từ khi ban giao 1995 (xả cấm vận hay thời điểm nào thích hợp nhứt...)
1) Đã cho Mỹ mướn dài hạn Vịnh Cam Ranh (VCR), vì Cam Ranh có quá nhiều “mắt thần” mà Mỹ cài lại (Mỹ trước đây đã thuê VCR với VNCH 99 năm chưa hết hạn), trước khi làm động tác giả rút quân 1973 (để dân Miền Nam có sống với CS mới biết CS ra sao?), mà Liên xô/Tầu cọng 38 năm nay rồi mà không cách chi mò ra để hóa giải và bịt mắt nó lại được, chứ hai thằng đó không tốt gì đâu?)
2) Cùng thời điểm : Đã ký cho Mỹ khai thác tài nguyên khoáng sản tới đâu hay tới đó trên quần đảo Trường Sa , những hòn đảo còn lại mà VN đang làm chủ quyền.
Khi cờ hoa (50 ngôi sao) có mặt thường xuyên sáng ngời, thì các cái sao lẻ tẻ sẽ tắt ngấm hết.
Có như vậy Hoa Kỳ mới mạnh dạng sắn tay áo lên làm nghĩa hiệp...cũng như ngày xưa đã từng giúp cho Nhật Bản, Đại Hàn, Đài Loan, Philipine...Rồi sau đó từ từ gỡ cái gọng kìm ra và thòng lọng Tầu xuống.
Đến lúc đó thì Mỹ và người Mỹ gốc Việt mới có tư cách và hội đủ điều kiện giúp cho Việt Nam thật sự có độc lập tự do hạnh phúc được.
Chỉ có Nước Mỹ mới thực hiện được những gì trong bản tuyên ngôn 2-9 do ông Hồ đọc mà thôi.