Các doanh nghiệp nhà nước ở Viêt Nam đang tồn tại nhờ vốn vay và nhờ chiếm dụng vốn. Đó là kết luận từ cơ quan Kiểm toán của nhà cầm quyền CSVN.
Người dân vây kín một trạm xăng của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) trước giờ xăng lên giá. Năm 2011, tập đoàn này lỗ 1,671 tỉ đồng nhưng sẽ nó vẫn sống khỏe vì Việt Nam vẫn cương quyết thực hiện “nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN”. (Hình: HOANG DINH NAM/AFP/GettyImages) |
Kết quả kiểm toán năm 2012 cho thấy, nợ phải trả của 271 doanh nghiệp thuộc 27 tập đoàn, tổng công ty nhà nước tương đương 70% tổng số vốn. Thậm chí nợ phải trả của một số doanh nghiệp nhà nước như: Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 4, Tổng công ty Xây dựng Việt Nam,… hiện tương đượng 90% vốn.
Cơ quan Kiểm toán của chính quyền Việt Nam còn cho biết, số nợ quá hạn ở một số tập đoàn, tổng công ty nhà nước hiện rất cao. Chẳng hạn, số nợ quá hạn của Tổng công ty Xây lắp Dầu khí Việt Nam lên tới 1.400 tỷ đồng, hoặc số nợ quá hạn của Tổng công ty Cà phê Việt Nam lên tới 150 tỷ đồng.
Phía kiểm toán còn chứng minh là việc vay và sử dụng vốn vay ở các tập đoàn, tổng công ty nhà nước vẫn không hiệu quả nên khó có khả năng trả nợ.
Năm 2012, hiệu quả hoạt động của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước tiếp tục sút giảm đáng kể. Nhiều tập đoàn, tổng công ty nhà nước tiếp tục thua lỗ trầm trọng: Petrolimex lỗ 1.671 tỉ đồng, Cienco 8 lỗ 138 tỉ đồng, Vinaincon lỗ 20 tỉ đồng, Mipeco lỗ 17,1 tỉ đồng, Tổng công ty Thành An lỗ 1,68 tỉ đồng,…
Chưa kể vì ứng trước tiền mua hàng với số lượng lớn nhưng không áp dụng các hình thức bảo lãnh, bảo đảm cho tiền ứng trước, nhiều tập đoàn, tổng công ty nhà nước đang đứng trước nguy cơ mất một lượng vốn lớn. Chẳng hạn, ở Vinafood 1, một số công ty đã ứng trước 90% giá trị hợp đồng nhưng khách hàng chưa hoặc không giao hàng. Tại Vinafood 2, dù không có quy chế ứng vốn nhưng lại ứng trước từ 80%-90% giá trị hợp đồng cho khách hàng.
Nhìn chung, kết quả kiểm toán các tập đoàn, tổng công ty của nhà nước năm 2012 chỉ khác kết quả kiểm toán năm 2011 ở chỗ: Số doanh nghiệp thua lỗ nhiều hơn, mức độ thua lỗ trầm trọng hơn.
Theo một số thống kê, 13 tập đoàn và 96 tổng công ty của Nhà nước CSVN đang nắm giữ khoảng 75% tài sản cố định của quốc gia, 60% tổng tín dụng ngân hàng và tổng vốn vay nước ngoài nhưng chỉ tạo ra khoảng 40% tổng sản phẩm trong nước.
Tháng 4 vừa qua, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam loan báo, số lượng doanh nghiệp tại Việt Nam đã giảm từ 700.000 xuống còn chừng 400.000 và 42% số doanh nghiệp đang tồn tại bị thua lỗ.
Kinh tế Việt Nam đang tiếp tục suy thoái nghiêm trọng, việc hàng trăm ngàn doanh nghiệp phá sản khiến hàng chục triệu người thất nghiệp, vật giá gia tăng, người nghèo càng ngày càng đông, càng lúc càng cơ cực, xã hội càng ngày càng hỗn loạn,…
Theo các chuyên gia kinh tế và nhiều viên chức trong hệ thống Đảng, hệ thống chính quyền, nguyên nhân chính là do chủ trương sai, quản lý tồi, điều hành kém và gần như toàn bộ nguồn lực quốc gia được dồn hết cho các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, trong khi hệ thống này chỉ gây thất thoát,…
Bất kể điều đó, trình bày trước Quốc hội Việt Nam, Ủy ban soạn thảo Hiến pháp đề nghị giữ nguyên tính chất nền kinh tế Việt Nam là “kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa” vì “định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế sẽ tạo tiền đề cho việc khắc phục những hậu quả, khiếm khuyết của kinh tế thị trường cũng như những tác động tiêu cực trong quá trình xây dựng, phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế”!
Cơ quan Kiểm toán của chính quyền Việt Nam còn cho biết, số nợ quá hạn ở một số tập đoàn, tổng công ty nhà nước hiện rất cao. Chẳng hạn, số nợ quá hạn của Tổng công ty Xây lắp Dầu khí Việt Nam lên tới 1.400 tỷ đồng, hoặc số nợ quá hạn của Tổng công ty Cà phê Việt Nam lên tới 150 tỷ đồng.
Phía kiểm toán còn chứng minh là việc vay và sử dụng vốn vay ở các tập đoàn, tổng công ty nhà nước vẫn không hiệu quả nên khó có khả năng trả nợ.
Năm 2012, hiệu quả hoạt động của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước tiếp tục sút giảm đáng kể. Nhiều tập đoàn, tổng công ty nhà nước tiếp tục thua lỗ trầm trọng: Petrolimex lỗ 1.671 tỉ đồng, Cienco 8 lỗ 138 tỉ đồng, Vinaincon lỗ 20 tỉ đồng, Mipeco lỗ 17,1 tỉ đồng, Tổng công ty Thành An lỗ 1,68 tỉ đồng,…
Chưa kể vì ứng trước tiền mua hàng với số lượng lớn nhưng không áp dụng các hình thức bảo lãnh, bảo đảm cho tiền ứng trước, nhiều tập đoàn, tổng công ty nhà nước đang đứng trước nguy cơ mất một lượng vốn lớn. Chẳng hạn, ở Vinafood 1, một số công ty đã ứng trước 90% giá trị hợp đồng nhưng khách hàng chưa hoặc không giao hàng. Tại Vinafood 2, dù không có quy chế ứng vốn nhưng lại ứng trước từ 80%-90% giá trị hợp đồng cho khách hàng.
Nhìn chung, kết quả kiểm toán các tập đoàn, tổng công ty của nhà nước năm 2012 chỉ khác kết quả kiểm toán năm 2011 ở chỗ: Số doanh nghiệp thua lỗ nhiều hơn, mức độ thua lỗ trầm trọng hơn.
Theo một số thống kê, 13 tập đoàn và 96 tổng công ty của Nhà nước CSVN đang nắm giữ khoảng 75% tài sản cố định của quốc gia, 60% tổng tín dụng ngân hàng và tổng vốn vay nước ngoài nhưng chỉ tạo ra khoảng 40% tổng sản phẩm trong nước.
Tháng 4 vừa qua, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam loan báo, số lượng doanh nghiệp tại Việt Nam đã giảm từ 700.000 xuống còn chừng 400.000 và 42% số doanh nghiệp đang tồn tại bị thua lỗ.
Kinh tế Việt Nam đang tiếp tục suy thoái nghiêm trọng, việc hàng trăm ngàn doanh nghiệp phá sản khiến hàng chục triệu người thất nghiệp, vật giá gia tăng, người nghèo càng ngày càng đông, càng lúc càng cơ cực, xã hội càng ngày càng hỗn loạn,…
Theo các chuyên gia kinh tế và nhiều viên chức trong hệ thống Đảng, hệ thống chính quyền, nguyên nhân chính là do chủ trương sai, quản lý tồi, điều hành kém và gần như toàn bộ nguồn lực quốc gia được dồn hết cho các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, trong khi hệ thống này chỉ gây thất thoát,…
Bất kể điều đó, trình bày trước Quốc hội Việt Nam, Ủy ban soạn thảo Hiến pháp đề nghị giữ nguyên tính chất nền kinh tế Việt Nam là “kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa” vì “định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế sẽ tạo tiền đề cho việc khắc phục những hậu quả, khiếm khuyết của kinh tế thị trường cũng như những tác động tiêu cực trong quá trình xây dựng, phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế”!
(Người Việt)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét