Pages

Thứ Hai, 29 tháng 7, 2013

Máy bay trinh sát Mỹ tuần tra khu vực tranh chấp lãnh hải

Một tài liệu cấp chính phủ mà hãng tin Kyodo có được cuối tuần qua khẳng định rằng máy bay trinh sát của Hải quân Mỹ sẽ thực hiện tuần tra định kỳ trên vùng biển có tranh chấp.


Bãi cạn Scarborough, nơi Philippines đang tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc.

Khẳng định (đã có) những chuyến bay của máy bay U.S.P3C Orion trên biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) đặc biệt (trong khu vực tranh chấp tại quần đảo Trường Sa),” tài liệu cho biết.
Năm ngoái, Tổng thống Philippine Benigno Aquino từng tiết lộ Manila đã yêu cầu Mỹ triển khai các máy bay trinh sát P3C Orion trên vùng biển tranh chấp do Philippines không đủ năng lực để giám sát các lãnh thổ và vùng biển mà nước này tuyên bố chủ quyền.


Các chuyên gia quân sự cho biết P3C Orion là máy bay tuần tra hàng hải, chống tàu ngầm có thể chặn các liên lạc và là một trong những máy bay tinh tế nhất trên hạm đội của Mỹ.

Quan hệ quân sự Hoa Kỳ và Philippines 

Quân đội của Philippines phụ thuộc nhiều vào Mỹ về khả năng bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của nước này. Theo số liệu của sứ quán Mỹ tại Manila, từ năm 2002 đến 2011 số viện trợ quân sự Washington dành cho Manila đã lên tới 421,5 triệu đô la.
Đại sứ của Hoa Kỳ tại Philippines, ông Jose Cuisia, tại một hội thảo ở Manila gần đây đã nói rằng Philippines và Mỹ “đều có cùng quan tâm” tại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. “Cả hai quốc gia đều nhận thấy rằng sự ổn định kinh tế cần được thiết lập trên một môi trường an toàn hay có thể thấy an ninh được đảm bảo.”
Ông Cuisia cũng cho biết Mỹ xem xét xây dựng “bố trí quân đội tối thiểu để ngăn chặn bất cứ một hành động công kích nào nhằm vào Philippines”.
Sau việc Mỹ đóng cửa căn cứ quân sự tại Philippines năm 1991, hai nước đã thông qua một hiệp định cho phép quân đội Mỹ vào đất liền của Philippines cũng như các hoạt động quân sự chung giữa hai nước tại quốc gia này vào năm 1999.
Nguồn tin chính phủ cho biết Manila hiện đang rất muốn nhanh chóng mở rộng những dàn xếp cho Mỹ đóng quân tại nước này.
“Điều chúng tôi đang đề cập đến là việc sử dụng chung một số cơ sở tại Philippines. Có thể là ở Subic, hoặc các nơi khác,” ông Cuisia nói.
Ông cũng cho biết hai bên cũng thảo luận về cách củng cố hệ thống rada liên lạc nhằm giúp Mỹ “ thấu hiểu hơn về những gì đang diễn ra trong khu vực”.
“Chúng ta cần nhận ra rằng chúng ta cần củng cố tiềm lực của chúng ta, cụ thể là trong vấn đề an ninh và nhận thức chủ quyền hàng hải,” ông Cuisia nói./KYODO

Không có nhận xét nào: