Việt Nam đang lên kế hoạch quy định chặt chẽ hơn nhằm tăng tốc việc cải tổ các tập đoàn nhà nước, bao gồm sa thải các giám đốc điều hành, tăng cường nổ lực xóa bỏ nợ xấu trong lĩnh vực ngân hàng và lấy lại sức sống cho nền kinh tế.
Kinh te VN-3 JustinMott-BloomgerBộ Tài chính đang soạn thảo một phương thức “mạnh và hợp lý” nhằm buộc các tập đoàn nhà nước bán cổ phần trong các ngành kinh doanh không phải là chủ chốt, ông Đặng Quyết Tiến, Phó Cục trưởng Cục Tài chính Doanh nghiệp, cho biết trong một bài phỏng vấn tại Hà Nội hôm 25 tháng Bảy. Công ty quản lý tài sản được điều hành bởi Ngân hàng Nhà nước được đưa vào hoạt động vào ngày 26 tháng Bảy nhằm xóa sổ khoảng 5 tỉ USD nợ xấu.
Chính phủ Việt Nam lên kế hoạch hoàn tất việc cải tổ các tập đoàn nhà nước trước năm 2015 khi mà chính phủ đang phải chật vật kéo lại sức sống cho nên kinh tế. Việt Nam hiện đang trải qua một giai đoạn tăng trưởng kinh tế thấp nhất kể từ năm 2005. Cải tổ cơ cấu ngân hàng và các tập đoàn nhà nước bị đình trệ có thể làm mất sự tự tin của các nhà đầu tư nước ngoài và làm tồi tệ thêm tương lai tăng trưởng của nước này, Ngân hàng Thế giới cho biết trong một bản báo cáo hồi đầu tháng này.
“Các tập đoàn nhà nước và ngân hàng là một phần lớn của nền kinh tế, cho nên nếu không tạo điều kiện để chúng hoạt động hiệu quả và mạnh mẻ hơn thì sẽ dẫn đến một nền kinh tế phá triển chậm chạp,” Matt Hildebrandt, kinh tế gia của JPMorgan Chase & Co tại Singapore cho biết.
“Thậm chí trong một kế hoạch tái vốn cho ngân hàng được thực hiện một cách tốt đẹp thì nó luôn luôn đòi hỏi thời gian. Xử lý các tập đoàn nhà nước hoặc giảm nợ có thể mất tới nhiều năm, có khí cả vài thập kỷ”.
Tăng trưởng chậm
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đang bị áp lực phải cải thiện tăng trưởng kinh tế hiện đang ì ạch ở mức 4.9% trong nửa đầu năm 2013, với tỉ lệ nợ xấu cao nhất tại Đông Nam Á. Quỹ Tiền tệ Quốc tế đã hạ thấp dự đoán tăng trưởng của Việt Nam trong năm nay xuống còn 5.2% (trước đó là 5.8%).
Tập đoàn đóng tàu Việt Nam – Vinashin do nhà nước điều hành đã lên kế hoạch đóng tàu và xuất khẩu 1 tỉ USD trong năm 2009, gần như đã phá sản trong năm 2010 vì tham gia vào quá nhiều ngành kinh tế khác nhau cũng như thất bại trong việc quản lý dòng vốn và nợ nần một cách hợp lý, theo báo cáo từ Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam cho biết.
Sau khi giải quyết việc cải tổ các tập đoàn nhà nước, ông Dũng đã phê chuẩn một kế hoạch tổng thể hồi tháng Hai nhằm buốc các tập đoàn này tập trung vào các lĩnh vực kinh tế trọng yếu của chúng và tăng tốc bán cổ phiếu đại chúng để nâng cao tính cạnh tranh và hiệu quả. Các khoản đầu tư không nằm trong các lĩnh vực kinh doanh chính của các tập đoàn này, ví dụ như nhà đất và cổ phiếu, chiếm tới 12% tổng số vốn đăng ký, Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước Lê Minh Khái đưa ra dự đoán này vào năm ngoái.
Nhiệm vụ cấp bách
Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Trương Chí Trung cho hay thì các tập đoàn nhà nước sử dụng lên tới 50% vốn của chính phủ, vay tới 60% tiền của ngân hàng và chịu trách nhiệm cho hơn một nửa toàn bộ nợ xấu của nhà nước. Tái cơ cấu lĩnh vực kinh tế nhà nước là một trong những nhiệm vụ tối quan trọng và cấp thiết nhất hiện nay nhằm cải cách nền kinh tế, ông cho hay trong một bài phỏng vấn vào tháng Hai vừa qua.
Ngân hàng Thế giới cho hay tới nay Việt Nam vẫn chưa có nhiều tiến triển, và nói thêm rằng chỉ có 12 tập đoạn trong số mục tiêu 93 tập đoàn nhà nước được đưa ra bán cổ phần. Tập đoàn Điện lực Việt Nam – EVN sẽ bán đấu gia 25,2 triệu cổ phiếu tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình vào ngày 9 tháng Támnày, chậm hơn một năm sau khi có yêu cầu của chính phủ.
Chiến lược của chính phủ nhằm xóa sạch nợ xấu cũng “chỉ có cơ hội nhỏ nhoi để trở thành một giải pháp hiệu quả”. Ngân hàng Thế giới cho biết rằng chiến lược của chính phủ cần nằm trong một phần của chương trình tái cơ cấu tài chính rộng khắp như việc tái cơ cấu các tập đoàn nhà nước khi nhìn vào việc các ngân hàng cho các công ty này vay như thế nào.
Các thước đo chặt chẽ hơn
“Việc bán cổ phiếu tại các tập đoàn nhà nước đã mất rất nhiều thời gian bởi vì những chi phí đầu tư lớn từ hàng năm trước đó”, ông Tiến cho hay trong một bài phỏng vấn.
“Họ không muốn bán chúng vào lúc này” bởi giá cả đang sụt giảm và giá trị nhà đất cũng sẽ gây ra nhiều tổn thất, ông cho biết thêm. Ông Tiến cho biết thêm rằng đề xuất của bộ tài chính, bao gồm việc tước bỏ quyền giám đốc điều hành nếu họ thất bại trong việc việc bán cổ phần theo tiến độ đã quy định, sẽ được đệ trình lên thủ tướng nhằm thảo luận với nội các chính phủ trong tháng Tám tới đây.
“Chúng tôi cần kiểu thước đó quản lý mạnh này nhằm thúc đẩy các lãnh đạo tập đoàn nhà nước thực sự làm điều gì đó để tiến về phía trước”, ông cho hay.
“Những công ty này thực sự quá trì trệ, và giờ họ cần có những hành động hoặc là đối mặt với các hình phạt”.
Công ty quản lý tài sản bắt đầu hoạt động vào ngày 26 tháng Bảy, và sẽ thu hồi các khoản nợ xấu từ các các bên cho vay. Nợ xấu hiện đang nằm ở ngưỡng 7.8% của tổng các khoản vay chưa trả vào cuối năm ngoái.
Những bên cho vay với tỉ lệ nợ xấu khoảng 3% trở lên sẽ bị yêu cầu bán khoản nợ xấu đó cho công ty quản lý tài sản, theo tuyên bố của chính phủ vào 22 tháng Năm cho hay. Theo Ngân hàng Nhà nước cho hay thì công ty này sẽ bắt đầu đăng ký số vốn khoảng 500 tỉ Đồng (khoảng 24 triệu USD) và giải quyết khoảng 70 nghìn tỉ đồng nợ xấu trong năm nay.
“Chỉ thị hiện tại của công ty quản lý tài sản không đủ để xử lý toàn bộ khoản cần bằng của các ngân hàng,” Eugenia Fabon Victorino – nhà kinh tế học tại Ngân hàng Australia và New Zealand Banking Ltd có trụ sở tại Singapore cho hay. Ngân hàng này cũng vừa cắt dự đoán tăng trưởng trong năm 2013 của Việt Nam từ 5.6% xuống còn 5.1%.
“Việt Nam sẽ cần thời gian để giải quyết những thách thức về cơ cấu. Tái cơ cấu các tập đoàn nhà nước và đối mặt với tăng trưởng tín dụng thấp là cần thiết, nhưng nếu chỉ có như vậy thì vẫn không đủ”.
Theo Bloomberg News
“Thậm chí trong một kế hoạch tái vốn cho ngân hàng được thực hiện một cách tốt đẹp thì nó luôn luôn đòi hỏi thời gian. Xử lý các tập đoàn nhà nước hoặc giảm nợ có thể mất tới nhiều năm, có khí cả vài thập kỷ”.
Tăng trưởng chậm
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đang bị áp lực phải cải thiện tăng trưởng kinh tế hiện đang ì ạch ở mức 4.9% trong nửa đầu năm 2013, với tỉ lệ nợ xấu cao nhất tại Đông Nam Á. Quỹ Tiền tệ Quốc tế đã hạ thấp dự đoán tăng trưởng của Việt Nam trong năm nay xuống còn 5.2% (trước đó là 5.8%).
Tập đoàn đóng tàu Việt Nam – Vinashin do nhà nước điều hành đã lên kế hoạch đóng tàu và xuất khẩu 1 tỉ USD trong năm 2009, gần như đã phá sản trong năm 2010 vì tham gia vào quá nhiều ngành kinh tế khác nhau cũng như thất bại trong việc quản lý dòng vốn và nợ nần một cách hợp lý, theo báo cáo từ Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam cho biết.
Sau khi giải quyết việc cải tổ các tập đoàn nhà nước, ông Dũng đã phê chuẩn một kế hoạch tổng thể hồi tháng Hai nhằm buốc các tập đoàn này tập trung vào các lĩnh vực kinh tế trọng yếu của chúng và tăng tốc bán cổ phiếu đại chúng để nâng cao tính cạnh tranh và hiệu quả. Các khoản đầu tư không nằm trong các lĩnh vực kinh doanh chính của các tập đoàn này, ví dụ như nhà đất và cổ phiếu, chiếm tới 12% tổng số vốn đăng ký, Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước Lê Minh Khái đưa ra dự đoán này vào năm ngoái.
Nhiệm vụ cấp bách
Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Trương Chí Trung cho hay thì các tập đoàn nhà nước sử dụng lên tới 50% vốn của chính phủ, vay tới 60% tiền của ngân hàng và chịu trách nhiệm cho hơn một nửa toàn bộ nợ xấu của nhà nước. Tái cơ cấu lĩnh vực kinh tế nhà nước là một trong những nhiệm vụ tối quan trọng và cấp thiết nhất hiện nay nhằm cải cách nền kinh tế, ông cho hay trong một bài phỏng vấn vào tháng Hai vừa qua.
Ngân hàng Thế giới cho hay tới nay Việt Nam vẫn chưa có nhiều tiến triển, và nói thêm rằng chỉ có 12 tập đoạn trong số mục tiêu 93 tập đoàn nhà nước được đưa ra bán cổ phần. Tập đoàn Điện lực Việt Nam – EVN sẽ bán đấu gia 25,2 triệu cổ phiếu tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình vào ngày 9 tháng Támnày, chậm hơn một năm sau khi có yêu cầu của chính phủ.
Chiến lược của chính phủ nhằm xóa sạch nợ xấu cũng “chỉ có cơ hội nhỏ nhoi để trở thành một giải pháp hiệu quả”. Ngân hàng Thế giới cho biết rằng chiến lược của chính phủ cần nằm trong một phần của chương trình tái cơ cấu tài chính rộng khắp như việc tái cơ cấu các tập đoàn nhà nước khi nhìn vào việc các ngân hàng cho các công ty này vay như thế nào.
Các thước đo chặt chẽ hơn
“Việc bán cổ phiếu tại các tập đoàn nhà nước đã mất rất nhiều thời gian bởi vì những chi phí đầu tư lớn từ hàng năm trước đó”, ông Tiến cho hay trong một bài phỏng vấn.
“Họ không muốn bán chúng vào lúc này” bởi giá cả đang sụt giảm và giá trị nhà đất cũng sẽ gây ra nhiều tổn thất, ông cho biết thêm. Ông Tiến cho biết thêm rằng đề xuất của bộ tài chính, bao gồm việc tước bỏ quyền giám đốc điều hành nếu họ thất bại trong việc việc bán cổ phần theo tiến độ đã quy định, sẽ được đệ trình lên thủ tướng nhằm thảo luận với nội các chính phủ trong tháng Tám tới đây.
“Chúng tôi cần kiểu thước đó quản lý mạnh này nhằm thúc đẩy các lãnh đạo tập đoàn nhà nước thực sự làm điều gì đó để tiến về phía trước”, ông cho hay.
“Những công ty này thực sự quá trì trệ, và giờ họ cần có những hành động hoặc là đối mặt với các hình phạt”.
Công ty quản lý tài sản bắt đầu hoạt động vào ngày 26 tháng Bảy, và sẽ thu hồi các khoản nợ xấu từ các các bên cho vay. Nợ xấu hiện đang nằm ở ngưỡng 7.8% của tổng các khoản vay chưa trả vào cuối năm ngoái.
Những bên cho vay với tỉ lệ nợ xấu khoảng 3% trở lên sẽ bị yêu cầu bán khoản nợ xấu đó cho công ty quản lý tài sản, theo tuyên bố của chính phủ vào 22 tháng Năm cho hay. Theo Ngân hàng Nhà nước cho hay thì công ty này sẽ bắt đầu đăng ký số vốn khoảng 500 tỉ Đồng (khoảng 24 triệu USD) và giải quyết khoảng 70 nghìn tỉ đồng nợ xấu trong năm nay.
“Chỉ thị hiện tại của công ty quản lý tài sản không đủ để xử lý toàn bộ khoản cần bằng của các ngân hàng,” Eugenia Fabon Victorino – nhà kinh tế học tại Ngân hàng Australia và New Zealand Banking Ltd có trụ sở tại Singapore cho hay. Ngân hàng này cũng vừa cắt dự đoán tăng trưởng trong năm 2013 của Việt Nam từ 5.6% xuống còn 5.1%.
“Việt Nam sẽ cần thời gian để giải quyết những thách thức về cơ cấu. Tái cơ cấu các tập đoàn nhà nước và đối mặt với tăng trưởng tín dụng thấp là cần thiết, nhưng nếu chỉ có như vậy thì vẫn không đủ”.
Theo Bloomberg News
Anh Khôi chuyển ngữ, CTV Phía Trước
© 2013 Bản tiếng Việt Nam TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC
© 2013 Bản tiếng Việt Nam TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét