Pages

Thứ Hai, 29 tháng 7, 2013

Mỹ - Nhật lộ kê hoạch 'ra tay' với Trung Quốc

Tờ Bình luận quân sự Kanwa, Canada cho biết Nhật và Mỹ đã chính thức có những thảo luận về cấp độ tác chiến và kỹ thuật trong vấn đề phòng thủ đối với các hòn đảo xa bờ như đảo Điếu Ngư/Senkaku. 


Đây là lần đầu tiên Mỹ và Nhật Bản đưa ra những giả định trên cấp độ kỹ thuật đối với kế hoạch tác chiến bảo vệ các hòn đảo xa bờ. Điều này đồng nghĩ với việc, xung đột Trung – Mỹ bắt đầu bước vào giai đoạn thực tế ở cấp độ kỹ thuật.

Trung Quốc trở thành kẻ thù giả định thực tế

Tờ Bình luận quân sự Kanwa số tháng 8/2013 đưa tin, trong các cuộc khủng hoảng đầy nguy hiểm giữa hai bờ eo biển thập kỷ 1990, Mỹ -Nhật không cùng Đài Loan đề ra kế hoạch hành động tác chiến phối hợp. Mỹ và Hàn Quốc chỉ đề ra kế hoạch tác chiến đối với vấn đề phản công quân sự của Triều Tiên, và năm nào kế hoạch này cũng có sự sửa đổi. Thông thường khi quân đội Mỹ cùng nước đồng minh đề ra kế hoạch tác chiến thì có nghĩa rằng đối tượng tác chiến giả định đã được nâng từ kẻ thù về mặt lý thuyết lên kẻ thù giả định trong thực tế.



Nguồn tin tình báo ngoại giao của Tokyo cho biết, kế hoạch này của Nhật Bản và Mỹ hiện đang ở trong giai đoạn xây dựng ý tưởng, cơ sở pháp luật sơ bộ là Hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật, Hiệp định trao đổi vật tư Nhật – Mỹ... Và phạm vi tác chiến giải định (khu vực tác chiến) có thể lớn hơn rất nhiều so với quy hoạch ban đầu.

Nhật triển khai nhiều hệ thống tên lửa đánh chặn Patriot- 3 nhằm đối phó với nguy cơ từ các tên lửa đạn đạo.

Theo tờ Kanwa, các thông tin tình báo này cho thấy:

Cơ sở của kế hoạch tác chiến phối hợp giữa Mỹ và Nhật Bản xuất phát từ vấn đề tấn công phản kích, làm thế nào để tái chiếm đảo, chính vì thế có thể khẳng định một cách chắc chắn rằng: Nếu quân đội Trung Quốc có hành động tấn công, chắc chắn lực lượng hải quân, không quân ở tuyến đầu của quân đội Mỹ sẽ tiếp cận toàn diện chứ không chỉ là sự hỗ trợ đơn thuần về mặt hậu cần. Hành động tác chiến trực tiếp với Trung Quốc của quân đội Mỹ - Nhật sẽ trở thành hiện thực.

Mỹ và Nhật nghĩ đến khả năng nếu Trung Quốc phát động cuộc tấn công quân sự, chiến tranh có thể lan rộng tới các căn cứ quân sự của quân đội Mỹ, trên thực tế điều cần giả định là các khu vực như Okinawa sẽ bị tên lửa đạn đạo tấn công. Do đó, Mỹ và Nhật Bản sẽ tranh thủ thời cơ, kế hoạch phòng thủ tên lửa đạn đạo nhằm vào Trung Quốc của Mỹ và Nhật Bản có thể sẽ được mở rộng ra các đảo ở xa khác. Để đối phó với mối đe dọa từ phía các tên lửa đạn đạo của Triều Tiên, quân đội Mỹ, lực lượng phòng vệ Nhật Bản còn bố trí hệ thống phòng thủ Patriot-3 tại hải vực Okinawa.

Kế hoạch tác chiến trên diện rộng

Kanwa chỉ ra rằng, kế hoạch tác chiến chung giữa Mỹ và Nhật Bản nhằm vào vấn đề đảo xa bờ là lần đầu tiên, Mỹ coi Trung Quốc là đối tượng tác chiến trên cấp độ kỹ thuật quân sự kể từ khi Chiến tranh lạnh kết thúc.

Thông tin tình báo ngoại giao của Tokyo cho thấy: Kế hoạch tác chiến này có diện thiết kế khá rộng, chính vì thế cần có quãng thời gian nhất định, thông thường việc đề ra kế hoạch tác chiến cần có sự tập trận, giả định, đưa ra phương án của Bộ tư lệnh, đặc biệt là kế hoạch tác chiến nhằm vào nước lớn.

Trường hợp chiến sự nổ ra, Mỹ sẽ dùng tiêm kích tàng hình F-22 để làm chủ không phận.

Kanwa phân tích, quá trình đề ra kế hoạch hành động tác chiến phối hợp giữa Mỹ và Nhật Bản ít nhất cần 6 tháng hoặc dài hơn, tiếp theo là tập trận chung, thực hiện kế hoạch tác chiến.

Giả sử Trung Quốc tiến hành tác chiến tấn công thật, giai đoạn 1 rất có thể lược lượng hải quân và không quân của quân đội Mỹ sẽ tham chiến đầu tiên để giành quyền kiểm soát không phận và hải phận, hành động tái chiếm đảo thực tế sẽ do lực lượng phòng vệ trên bộ phụ trách.

Hiện nay quy mô của quân đội Mỹ đóng tại Nhật Bản đủ để cuốn vào một chiến dịch tác chiến ở đảo xa với cường độ vừa phải. Giai đoạn mới khai chiến, trước hết lực lượng không quân Mỹ sẽ thực hiện các nhiệm vụ như giành lấy quyền kiểm soát điện tử, kiểm soát tình báo, cảnh báo phòng thủ tên lửa đạn đạo. Đồng thời, máy bay chiến đấu tàng tình F-22 trực chiến trong nước sẽ luân phiên đồn trú ở Nhật Bản.

Nhiệm vụ tấn công hỏa lực đối với lực lượng thủy quân lục chiến Trung Quốc đổ bộ lên đảo ở xa sẽ do siêu hàng không mẫu hạm USS George Washington với dàn máy bay chiến đấu tối tân phụ trách. Máy bay chiến đấu F/A-18 Super Hornet sẽ yểm trợ hỏa lực cho lực lượng đổ bộ của Lực lượng phòng vệ Nhật Bản.

Tàu sân bay G.Washington với dàn chiến đấu cơ tối tân sẽ đóng vai trò chủ lực trong cuộc đụng độ giả định.

Hạm đội hàng không mẫu hạm chiến đấu của Mỹ do 15 tàu chiến mặt nước tổ thành, hạt nhân là hai tàu tuần dương tên lửa lớp Ticonderoga và 7 chiếc tàu khu trục tên lửa lớp Burke, trong các tàu mặt nước này, ít nhất có hai tàu tuần dương tên lửa có thể phụ trách nhiệm vụ tác chiến đánh chặn đối với lực lượng tên lửa đạn đạo chiến lược của Trung Quốc, chúng đều được trang bị hệ thống phòng thủ tên lửa Standard Missile-3 (SM-3). Tất cả các tàu mặt nước đều có khả năng phóng tên lửa hành trình Tomahawk.

Mô hình đối đầu phi tiếp xúc

Tờ Kanwa cho biết, còn vấn đề lực lượng thủy quân lục chiến Mỹ có trực tiếp tham gia vào cuộc tác chiến đổ bộ tái chiếm đảo hay không cũng rất đáng phải quan tâm. Đơn vị viễn chinh biển của Mỹ bố trí 1 tàu đổ bộ tấn công LHD-6WASP, lượng choán nước 41.000 tấn, chở theo máy bay tiêm kích phản lực Sea Harrier, máy bay trực thăng cỡ lớn CH46/53...

Các tàu đổ bộ với máy bay cánh xoay "ưng biển" V-22 cũng sẽ tham chiến.

Tuy nhiên Kanwa phân tích rằng: Khả năng lực lượng thủy quân lục chiến Mỹ tham gia trực tiếp vào chiến dịch đổ bộ tái chiếm đảo khá thấp. Kể từ khi lên nắm quyền, chính quyền tổng thống Obama đã thay đổi hình thức can thiệp đối với các cuộc chiến tranh cục bộ của thế giới, cố gắng tránh triệt để việc trực tiếp cử lính lục quân tham chiến, đổ máu. Đây là kết quả do di chứng chiến tranh Afghanistan, Iraq để lại. Tư tưởng tác chiến này được thể hiện cụ thể trong các cuộc xung đột ở Libya, Syria, Mali. Phần lớn binh sĩ tham gia vào các chiến dịch hành động do quân đội nước đồng minh phụ trách, quân đội Mỹ chỉ hỗ trợ cho hoạt động yểm hộ trên không, trên biển, trinh sát, tuần tra...

Nói một cách cụ thể hơn là trong kế hoạch hành động tác chiến đảo xa giữa Mỹ và Nhật Bản, mô hình xảy ra xung đột trực tiếp giữa Mỹ và Trung Quốc với khả năng lớn nhất là gì? Nhìn lại các cuộc khủng hoảng giữa hai bờ eo biển diễn ra trong thập kỷ 1990, các nhà hoạch định chiến lược của Lầu Năm Góc, các học giả Mỹ (hầu hết là người đang làm việc ở các trường đại học quốc phòng, quân nhân về hưu, nhà phân tích của Cục tình báo quốc phòng) đều thống nhất cho rằng: Không loại trừ mối nguy hiểm nước lớn “đối kháng phi tiếp xúc” trong thời đại hạt nhân (đánh chặn tên lửa đạn đạo), đồng thời là một mô hình chủ yếu.

Tàu tuần dương lớp Ticonderoga và tàu khu trục lớp Burke trong hệ thống đánh chặn tên lửa đạn đạo toàn cầu Mỹ.
Hệ thống này còn có các khẩu đội Patriot tối tân trên mặt đất đánh chặn các mục tiêu tầm xa.
Hệ thống đánh chặn tên lửa Arrow tiêu diệt các mục tiêu tầm gần.
Hệ thống radar phòng thủ di động trên biển X-Band Mỹ có khả năng phát hiện các mục tiêu bay tầm xa.

Ví dụ tác chiến đánh chặn tên lửa đạn đạo chính là mô hình điển hình của “chiến tranh mang tính phi tiếp xúc: giữa các nước lớn trong thời đại hạt nhân. Điểm này hoàn toàn là có cơ sở: Tức khi lực lượng tên lửa chiến lược của Trung Quốc phát động cuộc tấn công tên lửa đạn đạo với các căn cứ quân sự của Mỹ và Nhật Bản ở Okinawa, Mỹ - Nhật chắc chắn sẽ phải phối hợp đánh chặn. Và đó là cuộc đánh chặn phối hợp của ba lực lượng lục, hải, không quân ở nhiều cấp độ khác nhau.

Kanwa chỉ ra rằng, từ mô hình tấn công đánh bom nhầm vào đại sứ quán Trung Quốc tại cuộc xung đột ở Kosovo có thể thấy rằng, trong cuộc xung đột giữa các nước lớn ở thời đại hạt nhân, đánh bom nhầm, đánh lén cũng là sự lựa chọn có hiệu quả và có thể tránh cho xung đột leo thang.

Kanwa còn chỉ ra rằng, lợi dụng khả năng gây nhiễu điện tử mạnh mẽ của quân đội Mỹ để thực hiện sự gây nhiễu toàn diện, gây nhiễu mang tính đánh lừa đối với hệ thống radar, vô tuyến điện, hệ thống điều hành chiến tranh để yểm trợ cho quân độ Mỹ - Nhật có được chiến pháp nắm quyền kiểm soát điện từ, kiểm soát thông tin cũng là vấn đề hết sức cấp bách.

Cuối cùng Kanwa kết luận, việc Mỹ và Nhật Bản đề ra kế hoạch tác chiến trên các hòn đảo xa bờ là ý tưởng để quân đội Mỹ can thiệp vào cuộc xung đột Trung – Nhật, là sự phát triển từ lý thuyết đến hành động thực tế./Nguồn: Huy Long/Thienphong

Không có nhận xét nào: