Pages

Thứ Sáu, 31 tháng 10, 2014

Blogger Điếu Cày trả lời phỏng vấn AP và tiếp xúc nhân viên ngoại giao Hoa Kỳ



CTV Danlambao - Vào ngày thứ Năm giờ Hoa Kỳ, thông tấn AP đã phỏng vấn blogger Điếu Cày tại văn phòng của AP, thành phố Los Angeles.  

Nội dung phỏng vấn bao gồm những vấn đề về tình trạng tù đày của Điếu Cày cũng như những tù nhân lương tâm khác; phân biệt đối xử giữa tù hình sự và tù nhân chính trị; việc thăm viếng, ăn uống và chăm sóc đối với tù nhân, việc thả tù nhân lương tâm trong thương thảo giữa Việt Nam và Hoa Kỳ; thái độ chính trị "cực đoan" của một số người Việt hải ngoại...

Liên quan đến việc blogger Điếu Cày được trả tự do, phóng viên AP đã đặt câu hỏi là có nên "chúc mừng" nhà cầm quyền Hà Nội sau khi đã cho thấy có những "tiến bộ" về nhân quyền trong việc trả tự do cho người tù lương tâm nổi tiếng này.

Anh Điếu Cày đã trả lời rằng: "Đầu tiên hết, phải nhìn thấy việc giam cầm những tù nhân lương tâm là sai trái. Nếu nhà nước VN thả người bởi vì nhận thức rằng họ đang làm những việc sai trái đối với công ước nhân quyền quốc tế thì việc trả người là đáng ca ngợi. Tuy nhiên, nhà nước VN đã bắt người, thả người và xem đây là những món hàng để đổi chác với thế giới tự do, và việc này không thể chấp nhận được..."

Điếu Cày trong phòng thu AP - ảnh Danlambao

Khi nói đến những nỗ lực kết hợp trong và ngoài nước của anh cho mục tiêu tự do, dân chủ, AP hỏi rằng hiện nay tại hải ngoại có nhiều người Việt Nam có những quan điểm cực đoan, họ không được sự hỗ trợ từ người dân trong nước và gây nhiều khó khăn cho những người đang tìm kiếm sự thay đổi tiệm tiến tại Việt Nam. Phóng viên AP đã hỏi Điếu Cày rằng những người cực đoan này có nên im lặng bớt không? Những người đang sống an toàn tại hải ngoại mà cứ cố gắng khuyến khích các cuộc nổi dậy bên trong Việt Nam, trong lúc thừa biết rằng những người làm theo hướng dẫn của họ là sẽ nhận được án tù lâu. Đây có phải là một việc làm đạo đức?

Anh Điếu Cày quan niệm: "Tôi nghĩ rằng mọi người đều có quyền bình đẳng như nhau trong vấn đề tự do ngôn luận. Tôi có thể không hoàn toàn đồng ý với họ về một số vấn đề nhưng không vì thế mà tôi nghĩ rằng họ cần phải im lặng. Thứ hai tôi nghĩ không nên cho rằng những ai có quan điểm không giống mình thì là cực đoan. Chúng tôi đang muốn kết nối và hàn gắn những ngăn cách giữa người dân Việt với nhau để cùng xây dựng một tương lai đoàn kết và dân chủ cho Việt Nam...

Những người đấu tranh cho dân chủ trong nước, họ cũng như tôi, đứng lên đấu tranh là do sự thôi thúc khởi đi từ lòng yêu thương đất nước, do đó nói rằng chúng tôi đấu tranh chỉ vì có sự thôi thúc, khuyến khích của những đồng hương bên ngoài đất nước là không đúng. Có hay không sự khuyến khích, hỗ trợ từ bên ngoài chúng tôi vẫn đấu tranh. Và đấu tranh hay không là quyết định của cá nhân mỗi người, do đó, không cần đặt ra là nên khuyến khích hay không và nếu có khuyến khích thì đó là có đạo đức hay không đạo đức..."

Sau buổi phỏng vấn với AP, anh Điếu Cày đã tiếp xúc với nhân viên ngoại giao Hoa Kỳ để trình bày về tình trạng các trại tù, việc sử dụng các nghị định, thông tư do các bộ phận hành pháp ban hành đã vi phạm luật pháp lẫn hiến pháp như thế nào. Đồng thời anh đã yêu cầu chính phủ Hoa Kỳ quan tâm đến tình trạng sức khoẻ của các tù nhân. Đặc biệt là trường hợp sức khoẻ suy sụp của tù nhân Tạ Phong Tần, Nguyễn Kim Nhàn đang thụ án và blogger Phạm Thanh Nghiên đang bị quản chế và không được đi chữa trị.

Trước đó, hôm qua, thứ Tư anh Điếu Cày cũng đã dành cho thông tấn Bloomberg một cuộc phỏng vấn từ Hà Nội.


CTV Danlambao

1 nhận xét:

Nặc danh nói...

Người xưa có câu “nghèo tình nghèo nghĩa thì lo, nghèo tiền nghèo bạc chẳng cho là nghèo”. Vì vậy anh bạn “nhà nghèo” ₫ược nói trong bài “Ném chuột vỡ bình quí” đăng trên trang “Quê Choa” của ông Nguyễn Quang Lập tôi thấy có sự tôn trọng chứ không ₫áng trách như lời nhận xét của những kẻ thấy tiền là hoa hết mắt lên, không còn biết phân biệt và gìn giữ ₫ược cái gía trị của vật thể cũng như của bản thân. Dù nghèo nhưng anh bạn kia vẫn biết gìn giữ, trân trọng những thứ mà mình đang có, anh ta hiểu hơn ai hết ₫ó là sản phẩm qúy báu của thế hệ cha ông để lại, mang tính kế thừa không thể tùy tiện ₫em bán lấy mười ngàn ₫ô-la mà phục vụ cho cái nhu cầu hưởng thụ, mục ₫ích cá nhân như ông Nguyễn Quang Lập ₫ã suy nghĩ. Nếu không biết gìn giữ những thứ ₫ược cho là ₫ã có từ ngàn xưa ₫ể nhìn vào đó mà học tập, rút kinh nghiệm, rồi phát triển nó lên thì ₫ó là một con người có cùng suy nghĩ như ông...Nếu như ông mà là anh bạn kia thì chắc hẳn ông đã đem bán cái bát từ ₫ời nhà Lý, Trần (hoặc dùng nó để ném đuổi con chuột nhắt) mà bao thế hệ cha ông đã đổ mồ hôi để bảo vệ và gìn giữ nó. Như vậy thì đời con cháu ông có còn được vinh dự và hạnh phúc như đời củ ông vì đã được nhìn thấy, sở hữu cái bát qúy gía mà người ta phải bỏ hàng chục ngàn đô-la ra để được sở hữu nó. Qủa thật như vậy, Nguyễn Quang Lập tỏ ra là người đang sở hữu thứ qúy gía mà không hiểu biết gía trị và cái qúy gía của nó.
Với cái nhìn nhận vấn ₫ề về lời phát biểu của ông TBT Nguyễn Phú Trọng, trong cuộc tiếp xúc cử tri Hà Nội, như mấy ông nêu ra thì thật không biết là mấy ông có cái tầm nhìn thiển cận đến mức độ nào. Các ông không hiểu những lời nói sâu xa trong bài phát biểu TBT cũng là điều dễ thông cảm. Vì tôi thấy mấy ông chỉ biết đứng một chỗ mà nhìn nhận vấn đề từ một phía, nhìn một khối hình vuông mà bảo nó chỉ có một mặt. Ông đâu có biết qúy trọng, gìn giữ những gì qúy gía đâu nên đâu có hiểu được ẩn ý sâu xa về “bình qúi”, “bình qúi” đâu phải ám chỉ cá nhân nào, ở đây là sự ổn định chính trị, ổn định về trật tự an toàn xã hội. Với suy nghĩ của ông Lập và một vài kẻ cơ hội khác về những lời phát biểu của ông TBT thì ông sẵn sàng đập vỡ cái bình qúy hàng chục ngàn đô-la để đánh một con chuột, vì ông có biết qúy trọng, gìn giữ những thứ qúy gía đâu, thậm chí có khi ông còn chẳng biết cái gì là có gía trị và qúy gía nên chẳng cần gìn giữ nó. Tôi đồ rằng, là một nhà văn, chắc ông Lập cũng có một chút tri thức, ông ta hoàn toàn có thể hiểu ý của ông TBT nhưng ông ta cố tình không hiểu vì ông ta chính là kẻ phá thối, muốn gây bất ổn chính trị, gây rối an ninh trật tự trên danh nghĩa “dân chủ”, “yêu nước”... như những “nhà dân chủ” ở Syry, Liby, Ucraina, tưởng vẻ vang lắm nhưng cũng chỉ là con rối để kẻ khác giật dây mà thôi.
Đánh một con chuột mà ông phải đánh đổi cả cái bình qúi thì qúa lãng phí và không phải là qúa khờ sao. Vì vậy nếu đặt ông vào địa vị của ông TBT thì chắc chắn một điều là ông sẽ bán, phá hết tất cả. Miễn sao thỏa mãn ₫ược cái nhu cầu cá nhân và cái ông muốn còn hậu qủa dù thế nào đi nữa ông không cần quan tâm như thế thì người dân như chúng tôi biết trông cậy vào đâu, phải gánh chịu hậu qủa to lớn thế nào thưa ông?

Chim Quốc Quốc