Pages

Thứ Năm, 30 tháng 10, 2014

Vì sao vẫn chưa có những thay đổi cần thiết ở Việt Nam

Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok

Ngày 4-2-2013, một đoàn đại biểu gồm 16 nhân sĩ trí thức, đại diện cho 72 người đầu tiên trực tiếp ký tên và hàng ngàn đồng bào đã tham gia ký tên vào bản “Kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp 1992”, đã đến Địa điểm tiếp nhận ý kiến đóng góp của nhân dân  để tr

Ngày 4-2-2013, một đoàn đại biểu gồm 16 nhân sĩ trí thức, đại diện cho 72 người đầu tiên trực tiếp ký tên và hàng ngàn đồng bào đã tham gia ký tên vào bản “Kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp 1992”, đã đến Địa điểm tiếp nhận ý kiến đóng góp của nhân dân để trao bản Kiến nghị cho Ủy ban.
Files photos

Nghe Bài Này
Cải cách thể chế chính trị, cải tổ đường lối kinh tế được xem là những thay đổi cần thiết để Việt Nam có thể thoát ra khỏi bế tắc hiện nay. Lý do vì sao những chuyển đổi bức bách mà ai cũng thấy rõ như thế vẫn chưa thể diễn ra?
Kêu gọi thay đổi
Nhiều tầng lớp khác nhau trong xã hội, nhất là những trí thức cả trong và ngoài nước, các vị lãnh đạo tinh thần rổi cả những đảng viên kỳ cựu trong đảng cộng sản Việt Nam, từ mấy năm qua đã gửi đến các cấp lãnh đạo cao cấp nhất trong đảng, nhà nước và chính phủ một số kiến nghị phải tiến hành cải cách, thay đổi.
Những kiến nghị, thư ngỏ đáng chú ý phải kể đến Thư ngỏ của các nhân sĩ, trí thức gửi Quốc hội, lãnh đạo Nhà nước và Đảng Cộng sản Việt Nam do 71 nhân sĩ trí thức ký tên vào ngày 6 tháng 8 năm 2012, Lời kêu gọi Thực thi Quyền Con người theo hiến pháp tại Việt Nam do 82 vị ký tên vào ngày 25 tháng 12 năm 2012, Kiến nghị về sửa đổi hiến pháp năm 1992 ngày 19 tháng giêng năm 2013 do 72 nhân sĩ- trí thức ký tên, Nhận định và góp ý sửa đổi hiến pháp của Hội đồng Giám mục Việt Nam gửi đi vào ngày 1 tháng 3 năm 2013, Thư ngỏ gửi Ban chấp hành Trung ương Đảng và toàn thể Đảng viên đảng cộng sản Việt Nam do 61 vị đảng viên kỳ cựu ký vào ngày 28 tháng 7 năm 2014, Kiến nghị của 20 cựu sĩ quan Lực lượng Vũ trang nhân dân Việt Nam ký vào đầu tháng 9 vừa qua…
Tất cả những thư ngỏ và kiến nghị như thế đều nêu lên thực trạng đáng báo động của đất nước VN trong tất cả các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, quốc phòng… Những lỗi trong hệ thống chính trị, đường lối điều hành đất nước được nêu ra và cách thức giải quyết các vấn nạn lớn của đất nước như hiện nay cũng được đề nghị
Tất cả những thư ngỏ và kiến nghị như thế đều nêu lên thực trạng đáng báo động của đất nước Việt Nam trong tất cả các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, quốc phòng… Những lỗi trong hệ thống chính trị, đường lối điều hành đất nước được nêu ra và cách thức giải quyết các vấn nạn lớn của đất nước như hiện nay cũng được đề nghị.
Ngoài những kiến nghị, thư ngỏ của các vị nhân sĩ- trí thức, đảng viên đã lớn tuổi dày dạn kinh nghiệm như thế, còn có những phát biểu mang tính cảnh báo của những quan chức đang tại chức khi nói đến những vấn đề của đất nước như tình trạng nợ xấu, tụt hậu trong sản xuất kinh doanh, giáo dục xuống cấp…
Lực cản
Nhiều kế sách được đưa ra với tâm huyết của những người khi viết kiến nghị, thư ngỏ như thế; tuy nhiên dường như cho đến lúc này mọi giải pháp được nêu ra vẫn chưa được đáp ứng.
Một nhà hoạt động năng nổ ở Hà Nội, blogger Nguyễn Hữu Vinh, nêu ra một nguyên nhân về sự thiếu lắng nghe của các cấp lãnh đạo hiện nay như sau:
Đó là điều mà xưa nay vẫn tồn tại và cho đến bây giờ vẫn vậy. Họ vẫn bịt tai trước những lời nói trung thực, những lời nói chính nghĩa, những lời nói có tâm huyết với đất nước, với tổ quốc, đặc biệt về những vấn đề xã hội. Bởi vì họ luôn có cái kiêu ngạo cộng sản, cho họ là lực lượng gọi là trí tuệ nhân loại, lương tâm thời đại, là đạo đức, là văn minh cho nên họ bỏ ngoài tai tất cả những tiếng nói của người khác khi mà người ta nói đến các vấn đề xã hội, vấn đề đất nước…
Họ vẫn bịt tai trước những lời nói trung thực, những lời nói chính nghĩa, những lời nói có tâm huyết với đất nước, với tổ quốc, đặc biệt về những vấn đề xã hội. Bởi vì họ luôn có cái kiêu ngạo cộng sản, cho họ là lực lượng gọi là trí tuệ nhân loại, lương tâm thời đại, là đạo đức, là văn minh
blogger Nguyễn Hữu Vinh
Trong khi đó giáo sư Nguyễn Đình Cống, người vừa qua cũng có thư ngỏ gửi ban Chấp hành Trung ương và toàn thể đảng viên, góp ý kiến chuẩn bị đại hội 12 của Đảng Cộng sản Việt Nam, thì đưa ra lý giải vì sao chưa có thay đổi khi mà có thể nói người nào cũng thấy sự bế tắc của chủ nghĩa xã hội và đường lối phát triển đất nước như bấy lâu nay. Giáo sư Nguyễn Đình Cống trình bày:
Người ta biết xã hội hiện nay kém; người ta biết nhưng người ta rất sợ sự thay đổi. Họ nói thôi để tôi làm ăn cho rồi, không biết thay đổi sẽ tốt hơn hay xấu hơn. Đặc biệt ở Việt Nam có số rất đông là những người hưu trí: bộ đội hư trí, cán bộ hưu trí, rồi những người được hưởng các chế độ chính sách của nhà nước như thương binh, gia đình liệt sĩ, người có công, cán bộ tiền khởi nghĩa… Họ dựa vào bầu sữa ấy! Người ta sợ nếu có gì thay đổi thì họ sẽ mất, mất nhiều hay ít thì không biết, nhưng người ta sợ. Họ sợ rồi lương hưu sẽ thế nào, được lãnh hay mất. Rồi những chính sách như trước đây nhờ cộng sản mà được hưởng nếu thay đổi chế độ cộng sản có được hưởng được nữa không.
Tướng tá về hưu lương rất cao so với người khác, nên họ nói chỉ còn mươi, mười lăm năm nữa hãy để chúng tôi hưởng cho hết đời đã. Vì thế họ cam chịu.
Lực lượng dân chủ
Trong những năm gần đây tại Việt Nam, xuất hiện những hội nhóm xã hội dân sự khác hẳn với những hội đoàn là tổ chức ngoại vi của đảng cộng sản như đoàn thanh niên, hội phụ nữ, mặt trận… Tính đến lúc này ở Việt Nam đã có hơn 20 hội, nhóm xã hội dân sự như thế. Tuy nhiên, những thành viên của các hội nhóm đó thường xuyên bị lực lượng an ninh, công an theo dõi, sách nhiễu, đánh đập…
Luật sư Nguyễn Văn Đài, một nhà hoạt động tích cực và từng bị trả giá vì tù tội, lạc quan cho rằng chính sự đàn áp mạnh mẽ từ phía chính quyền chứng tỏ rằng chính quyền đang yếu. Vấn đề là các tổ chức đấu tránh, các nhóm xã hội dân sự cũng phải biết cách đoàn kết, phối hợp hành động. Luật sư Nguyễn Văn Đài trình bày:
Người ta sợ nếu có gì thay đổi thì họ sẽ mất, mất nhiều hay ít thì không biết, nhưng người ta sợ. Họ sợ rồi lương hưu sẽ thế nào, được lãnh hay mất. Rồi những chính sách như trước đây nhờ cộng sản mà được hưởng nếu thay đổi chế độ cộng sản có được hưởng được nữa không
Giáo sư Nguyễn Đình Cống
Chúng ta cần phải tạo ra một phong trào liên kết về hoạt động xã hội. Chúng ta lấy ví dụ chỉ cần 10 tổ chức xã hội dân sự, mỗi tổ chức đóng góp 5 người được đào tạo,huấn luyện, được cung cấp những trang thiết bị cần thiết để họ yên tâm làm việc. Với kỹ năng tập hợp quần chúng được trang bị, và với chỉ tiêu mỗi tháng họ vận động cho được 5 người. Thế thì 10 tổ chức xã hội dân sự sau 1 tháng với 50 thành viên cùng làm việc, thì trong một tháng có thêm 250 thành viên mới và 50 thành viên cũ. Như vậy sau một tháng dành ra để đào tạo huấn luyện các thành viên mới tạo ra mối liên kết mới. Đến tháng thứ ba có thể lên đến cả trên một ngàn người rồi. Với phương pháp làm như vậy trong một năm, có đến hằng chục ngàn người hình thành nên một mạng lưới liên kết khắp xã hội. Khi đó chúng ta có thể cùng nhau lên tiếng, cùng nhau xuống đường, cùng nhau làm một việc chung để đưa yêu cầu, đòi hỏi đến chính quyền phải xem xét và đáp ứng, nếu không những cuộc cách mạng đường phố có thể xảy ra như ở những nước Bắc Phi, Trung Đông…
Những người quan tâm tình hình Việt Nam đều cho rằng dù sớm hay muộn Việt Nam cũng phải đi theo xu hướng chung của toàn thế giới. Sự kiềm hãm của chính quyền không thể nào đảo ngược được tình thế. Thời gian nhanh hay chậm cũng tùy thuộc vào sự chung tay của mọi người
.

Không có nhận xét nào: