Pages

Thứ Năm, 30 tháng 10, 2014

Điếu Cày: Sợi giây nối vòng tay nội công ngoại lực



Lê Hải Lăng (Danlambao) - Chuyện Điếu Cày ra khỏi nhà tù đi thẳng tới Mỹ đã làm xôn xao dư luận. Không được tiếp xúc với gia đình. Hành trang chỉ có cái mền đôi dép với bộ áo quần cũ kỹ. Ông đã đứng trước ánh sáng của nhiều ống kính khi tới phi trường. Trong tận cùng đau khổ của những ngày tháng bị nhốt. Ông đã chống hai chân dưới bầu trời của miền đất lạ dung thân. Ông đã thở sinh khí mới. Thật sự được nói lên khát vọng tự do dân chủ cho Việt Nam.

Điếu Cày đối với những người bạn tù - Theo BBC Phát biểu trước truyền thông và những người ủng hộ tới đón mình tại sân bay ở Los Angeles Hoa Kỳ vào khoảng lúc 10 giờ tối ngày 21/10 theo giờ địa phương, ông Nguyễn Văn Hải nói: ''Thông điệp hiệu quả nhất gửi đến những anh em còn đang nằm trong nhà tù của Cộng sản là anh em hãy tin tưởng rằng anh em không đơn độc.

Bên ngoài vẫn có các chính phủ, các tổ chức, bạn bè quốc tế luôn luôn quan tâm và ủng hộ anh em cho nên anh em ở trong tù ở Việt Nam hãy mạnh mẽ lên.''

Điếu Cày đối với đồng hương - Theo RFA Nam Nguyên: Thưa blogger Điếu Cày, ông là tù nhân lương tâm được người Việt hải ngoại tiếp đón ân cần nhất, khác với thái độ dè dặt trước đây với nhiều nhân vật khác. Ông cảm nhận gì về điều này. (Hải ngoại đã cảm thông hơn?)

Blogger Điếu Cày: Hôm nay, được anh phỏng vấn thì tôi cũng nhờ anh chuyển đến đồng bào hải ngoại đã ra sân bay đón tôi là tôi rất xúc động, rất cảm động với tình cảm chân thành của bà con đối với tôi. Đó là niềm hạnh phúc của tôi. Còn cái việc bây giờ bà con có cái nhìn khác đối với những người trong nước ra bên ngoài đấu tranh như thế này thì một phần chúng ta cũng phải thấy rằng đó là do truyền thông. Trước đây, khi truyền thông bất cân xứng thì sự thông hiểu lẫn nhau giữa bên trong và bên ngoài có sự khác biệt. Thế nhưng khi truyền thông đã được thông thương nhiều chiều và đã có sự cân bằng thì sự thông hiểu giữa bên trong và bên ngoài đến với nhau dễ hơn, cảm thông với nhau nhiều hơn. Từ đó, làm cho thái độ thay đổi chân thành khác hơn. Chúng ta đều là người Việt Nam cả, đều máu đỏ da vàng. Tất cả những điều chúng ta làm, nếu vì lợi ích chung của dân tộc, của tổ quốc thì chúng ta không ai đi ngược lại những lợi ích, những quyền lợi của tổ quốc, của dân tộc. Chúng ta tin rằng chúng ta làm đúng và chúng ta không phải lo lắng về cái điều đó.

Điếu Cày đối với luận điệu xảo trá nhà cầm quyền CSVN - Theo VOA: Sau khi ông tới Hoa Kỳ, Bộ Ngoại giao Việt Nam nói ông được đi Mỹ vì ‘lý do nhân đạo’. Phản ứng của ông ra sao đối với tuyên bố này?

Blogger Điếu Cày: Tôi thấy cái tuyên bố này hoàn toàn sai, không có cái gì gọi là nhân đạo ở đây cả, bởi vì tòa án Việt Nam vẫn chưa hoàn thành thủ tục pháp lý để mà buộc tội câu lạc bộ nhà báo tự do. Chúng tôi bị bắt, bị xử sơ thẩm. Chúng tôi đã kháng cáo phúc thẩm, và đã đưa ra bằng chứng thuyết phục nhưng phiên tòa phúc thẩm đó đã không làm được một cái việc duy nhất, đó là chứng minh tội phạm đối với chúng tôi. Và đã không chứng minh được tội phạm, không công bố được chứng cứ, không đưa ra được kết luận mà lại cứ y án.

Điếu Cày đối với vợ con - VQHN: Về cá nhân anh, gia đình anh còn ở Việt Nam, thì anh có dự định gì?

Điếu Cày: Hiện nay vợ tôi còn ở Việt Nam. Tôi còn hai cháu ở Việt Nam, cháu Dũng thì đã có vợ, đã có con rồi. Chúng tôi thì đã bị chia cắt gia đình đã hơn 6 năm nay rồi. Là con người ai cũng muốn là đoàn tụ gia đình, ai cũng luôn luôn muốn được đoàn tụ với gia đình. Nhưng vì cái công việc, vì cái trách nhiệm mà tôi phải gánh vác trên vai, cho nên tôi quyết định là tôi chọn những lợi ích của dân tộc, lợi ích của Câu lạc bộ Nhà báo Tự do, của tất cả những người làm báo Việt Nam. Cho nên, khi đi sang đây rồi, gia đình tôi lại bị chia cắt thêm một thời gian nữa, chưa biết bao giờ mới có thể được đoàn tụ trở lại, nhưng tôi hy vọng rằng có được sớm được đoàn tụ hay không cũng là do gia đình tôi cũng như tôi ở bên này tiếp tục cuộc đấu tranh để mau được đoàn tụ.

ĐC tố giác tội ác CS - VOA: Về những mất mát của anh, không những anh bị mất tài sản, nhà cửa, sự tự do, mà cả tương lai của 2 người con còn ở Việt Nam của anh cũng phải trả giá cho các hoạt động của anh. Anh nghĩ gì về cái giá phải trả cho lý tưởng dân chủ mà anh theo đuổi?

Blogger Điếu Cày: Tôi quả thực không ngờ họ lại độc ác đến như vậy. Tôi không nghĩ một chính quyền lại đàn áp người dân khốc liệt như vậy chỉ vì họ cất tiếng nói một cách ôn hòa, bất bạo động. Những gì họ làm với chúng tôi càng cho người dân Việt Nam và cộng đồng quốc tế thấy rõ bản chất của họ.

ĐC người tù bất khuất -VOA: Anh có đáp ứng yêu cầu ‘nhận tội’ hay ‘cam kết’ của nhà chức trách Việt Nam, một thủ tục trước nay bắt buộc phải có để được phóng thích?

Blogger Điếu Cày: Tôi chưa bao giờ nhận tội. Tôi không khai và không ký bất cứ giấy tờ gì trong suốt quá trình điều tra, truy tố, xét xử, và giam cầm cho tới ngày hôm nay.

Điếu Cày trả lời Dân Làm Báo: Không đóng lại cánh cửa đấu tranh

DLB: “Khi thông tin Điếu Cày đặt chân đến Mỹ được loan tải, có ý kiến cho rằng việc anh ra nước ngoài sẽ khó có thể tiếp tục đấu tranh mạnh mẽ như khi còn ở Việt Nam.”

Trước những ý kiến này, Điếu Cày chia sẻ:

“Tôi đã đi qua 11 nhà tù và đã có hơn 6 năm rưỡi trong nhà tù, tôi có đủ thời gian để nhìn nhận tất cả những sự ghê tởm trong các nhà tù Việt Nam”.

“Chính vì điều đó, khi không còn được sát cánh cùng bạn bè đấu tranh ngay trên chính quê hương Việt Nam, tôi đã nhận được trách nhiệm mới, đó là trách nhiệm phải đấu tranh cho nhân quyền trong các nhà tù Việt Nam”.

“...Lần này tôi đi, tôi sẽ phải thực hiện và làm những công việc mà những người tù nhân lương tâm ở Việt Nam đã không cất lên tiếng nói được”.

“Trong hoàn cảnh bất khả kháng như tôi, việc đi ra nước ngoài cũng không phải là đóng lại cánh cửa đấu tranh đối với tôi”.

“Bởi vì trên internet không có khoảng cách”, Điếu Cày chia sẻ.

Con chim Điếu Cày ra khỏi tổ địa ngục đỏ Việt Nam. Con chim đang bay và tìm đường dùng sợi dây nối vòng tay nội và ngoại lực hợp quần tranh đấu cho ngày về. Không có cái chính thể độc tài nào tồn tại lâu như đảng cộng sản VN kêu gào muôn năm. Bánh xe lịch sử sẽ nghiền nát những xã hội trào lưu đi ngược lại văn minh tiến hóa nhân loại. Là người Việt Nam không ai muốn làm nô lệ Trung cộng như Tây Tạng, Tân Cương. Không ai khỏi đau lòng nhìn cái đảng CS đè đầu cỡi cổ trên 90 triệu dân. Đảng CS thi đua nhau hút máu, từ hạ tầng cơ sở lên tới Trung ương là một lũ sâu bọ làm người.

Chúng còn cai trị ngày nào thì xã hội băng hoại bệ rạc càng chồng chất. Và chuyện bắt dân làm nô lệ ngoại bang rất gần kề.

Vì lợi ích dân tộc. Vì sự tồn vong dân Việt. Hãy thắp đuốc sáng lên cùng với Điếu Cày. Hãy hô to: Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam. Hãy đốt một ngọn nến chia buồn với những người ngư dân tiêu biểu như Lý Sơn bị Tàu cộng cướp của và giết người mà đảng Ba Đình không dám đụng tên mà gọi là “tàu lạ”.

Hãy cùng đau cái thân thể của bà Lài ở Cần Thơ và vô số người mất đất mất nhà phải cởi truồng chống đảng cướp. Hãy chia nuớc mắt với nông dân Văn Giang, Dương Nội bị trấn lột cướp mất hết tài sản còn bị vô tù. Bởi vì nhà tù đảng dựng, nhà nước đảng lo, quốc hội đảng tạo, tài nguyên quốc gia đảng làm của riêng một cỏi. Hãy biết nhức nhối khi biết tin trẻ đi học đói quá mà chết. Mẹ phải tự tử viết giấy lại xin cái hộ nghèo để chồng có đủ sức nuôi con.

Hởi những người nào no đủ ở bên kia trời Tây làm cánh tay nối dài. Hãy đánh động lương tâm mà dừng tay lại. Đừng có dây dưa với tập đoàn vẫy đuôi Ba Đình. Hãy nhìn lại những ngày chạy trốn quỹ đỏ ngày nào. Hãy nhớ nằm lòng con số nghiệt ngã 1954,1975. Để rối chọn cho chính mình một chỗ đứng. CHỖ ĐỨNG trong lòng dân tộc. Hãy tự cởi trói ra khỏi cái võ bọc CS cài cấy .Hãy nhìn về quê hương loạn lạc trong loạn lạc. Cái ác đã lộng hành triệt để trên thân thể người dân. Hể ra ngõ là gặp côn đồ của đảng.

Điếu Cày đã dấn thân đối đầu với tập đoàn bạo lực sắt máu. Có mặt ngày hôm nay trên đất nước nào đi nữa thì ông đã chiến thắng. Con chim trong lồng sắt bị bóp cổ 6 năm lúc này được hót. Hãy cũng nhau lót theo cái viên gạch Điếu Cày đã lót. Rồi nhìn vế phía trước, bước lên…

Hãy nghĩ tới con cháu ở trong nước. Hãy ngẫm nghĩ và đặt mình là thân phân dân tộc Tây Tạng, Tân Cương để đối phó với tập đoàn bán nước cầu vinh Ba Đình.


Lê Hải Lăng

Không có nhận xét nào: