Pages

Thứ Ba, 21 tháng 10, 2014

Lê Quốc Tuấn - Suy nghĩ vụn trước tin vui: Blogger Điếu Cày được tự do

Sau khi thả các tù nhân chính trị Trần Tư và Nguyễn Tuấn Nam “trước thời hạn” trong tháng 9 và sau nhiều suy đoán chờ đợi về trường hợp blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, hôm nay Hà Nội đã thả người tù chính trị bất khuất này trong một thủ tục vội vàng khuất tất như thể muốn nhanh chóng trục xuất ông ra khỏi đất nước, thậm chí không hề thông báo gì cho thân nhân của ông.

Hình ảnh: SUY NGHĨ VỤN TRƯỚC TIN VUI: BLOGGER ĐIẾU CÀY ĐƯỢC TỰ DO

Sau khi thả các tù nhân chính trị Trần Tư và Nguyễn Tuấn Nam “trước thời hạn” trong tháng 9 và sau nhiều suy đoán chờ đợi về trường hợp blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, hôm nay Hà Nội đã thả người tù chính trị bất khuất này trong một thủ tục vội vàng khuất tất như thể muốn nhanh chóng trục xuất ông ra khỏi đất nước, thậm chí không hề thông báo gì cho thân nhân của ông.

Ông Điếu Cày Nguyễn Văn Hải là một trong những người tù chính trị nổi tiếng, từng được rất nhiều tổ chức quốc tế, các nước phương Tây trực tiếp kêu gọi Hà Nội phải trả tự do vô điều kiện. Đích thân Tổng thống Hoa Kỳ Obama cũng đã nhắc đến ông trong ngày Tự Do Báo Chí tháng 4 năm 2012 như một trong ba thí dụ về tình trạng đàn áp báo chí trên thế giới. Ngay năm sau (2013), phu nhân ông Obama – bà Michelle Obama – lại nhắc đến nhà hoạt động Tạ Phong Tần, người bị bắt và xử chung với Điếu Cày. Bà Michelle Obama vinh danh cô Tạ Phong Tần là một trong 10 “Phụ nữ can đảm của thế giới”.

Trong nhiều năm nay, khi quyền con người luôn được mang ra thương thảo, các tù nhân lương tâm luôn được Hà Nội mang ra như những món hàng mặc cả với chính phủ Tây phương trong những vận động tìm kiếm các hỗ trợ nhằm tháo gỡ những khó khăn về tài chính và an ninh đang đe dọa đến sự tồn vong của chế độ. Kết quả, là trong những năm gần đây, một số tù chính trị đã được chính quyền Hà Nội trả tự do, trong những thủ tục rõ ràng là gượng gạo.

Sự việc từng tù nhân lương tâm lần lượt được thả, vội vã, khuất tất, không giải thích… càng cho thấy một Hà Nội chỉ nhượng bộ, trả tự do cho những tù nhân lương tâm vì sức ép, vì mặc cả buộc phải thực hiện trong thương lượng với chính phủ các nước phương Tây chứ hoàn toàn không vì một thiện chí muốn thực sự thay đổi chính sách ở trong nước.

Dù sao đi nữa, đứng về mặt nhân đạo, các chính quyền, các tổ chức tranh đấu cho quyền con người trên quốc tế đã làm được những việc ân nghĩa. Tuy nhiên, rất nhiều người nhìn các hành động ấy là “chưa đủ” làm thay đổi Hà Nội để người dân Việt Nam sớm có được một chế độ cởi mở, dân chủ, tự do về chính trị và quyền con người được thực sự tôn trọng ở VN, những giá trị không chỉ có ý nghĩa về mặt chính trị mà còn thực sự giúp Việt Nam cất cánh về kinh tế.

Lâu nay, phấn khởi trước những nhượng bộ của Hà Nội trong lãnh vực nhân đạo và nhân quyền, nhiều cá nhân, hội đoàn, tổ chức và người Việt trong ngoài nước nô nức thỉnh nguyện, vận động các tổ chức quốc tế, các chính phủ phương Tây gia tăng hơn nữa các sức ép lên chính quyền Hà Nội để tạo điều kiện cho cải cách chính trị rộng rãi hơn ở Việt Nam.

Trong các mặc cả lớn như việc tháo gỡ lệnh cấm vậ vũ khí sát thương, việc phê chuẩn cho Việt Nam vào TPP, nhiều người không giấu được sự thất vọng và chê trách khi Hà Nội tiếp tục đạt được những gì họ muốn chỉ bằng những tháo gỡ vặt vãnh, qua quít về quyền con người cho người dân mình…

Và, trong nhiều người Việt không thiếu tâm tư ỷ lại, trông đợi vào sự giúp đỡ của Mỹ, của các nước phương Tây cho tương lai đất nước.

Chưa bàn đến những quan hệ nhà nước, các quyền lợi chồng chéo, những tế nhị trong ngoại giao… mà các nước phương Tây khó, thậm chí không thể làm được gì nhiều hơn trong việc hỗ trợ cho tiến trình đấu tranh đòi dân chủ tự do trong nước. Phải nói thẳng ra là giả sử như họ (chính phủ Mỹ và các nước phương Tây) có làm được điều ấy đi chăng nữa: nghĩa là cầm tay, bồng ẵm từng người Việt dắt đến đến dân chủ tự do thì: Nền dân chủ tự do được ban cho ấy sẽ mất hết tất cả những giá trị đáng quý và người dân Việt hiện nay (cả ở trong, ngoài nước) tự đánh mất một cơ hội lịch sử để tạ lỗi với tiền nhân và để mở ra được những ngày mới cho mình và hậu thế.

Có thể nói, hôm nay ông Điếu Cày được tự do, ngày mai chắc sẽ có những tù nhân lương tâm khác nữa được trả tự do, nhưng nếu không thực sự thay đổi, Hà Nội sẽ thả người này lại bắt người khác để vừa đe dọa người dân vừa luôn luôn có “hàng” trao đổi trong các cuộc mặc cả khác… Nhưng dân chủ tự do công bằng xã hội, các giá trị mà bản thân những người tù lương tâm dám hy sinh tự do của mình để đánh đổi, các điều kiện để Việt Nam bước vào được dòng chảy lớn của đời sống văn minh nhân loại vẫn còn xa vời phía trước.

Những giá trị ấy không ai có thể mang lại cho ai. Bởi vì dân chủ, tự do là những giá trị chỉ có thể thực sự giá trị khi tự tay người Việt Nam tự dành được từ chính bàn tay mình.

Rõ ràng, trong gần 40 năm qua kể từ ngày Hà Nội thống nhất Việt Nam trong cuộc cưỡng chiếm vào năm 1975, nhiều bộ phận người dân, bằng nhiều hình thức khác nhau đã biểu hiện sự chống đối với chế độ độc tài độc đảng Hà Nội. Hậu quả là nhiều người đã bị đày đọa trong các nhà tù vì dám đứng dậy hành động vì lòng khao khát dân chủ tự do, nhưng nhìn chung: người Việt Nam chưa có được một tiếng nói chung, một hành động chung mạnh mẽ đủ để đưa Hà Nội đứng trong vành móng ngựa của tòa án lương tâm con người và trách nhiệm tổ quốc.

Ngày hôm nay, anh Điếu Cày Nguyễn Văn Hải thoát được bốn bức tường trại giam, chắc chắn ông không vui trọn vẹn khi không được trả về ngay trên đất nước mà ông từng tranh đấu, nhưng ai cũng mừng cho ông vì dù sao, ông cũng xứng đáng được hưởng sự nghỉ ngơi sau những ngày dài lao lý. Chắc chắn rằng trong các cuộc mặc cả bẩn thỉu sắp tới, Hà Nội sẽ tiếp tục phải thả những Trần Huỳnh Duy Thức, Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh, Tạ Phong Tần, Lê Quốc Quân, Việt Khang… và hàng trăm người tù khác đang bị Hà Nội giữ làm con tin mặc cả. Nhưng một tương lai đích thực cho người Việt Nam vẫn còn nằm ở phía trước, cho đến khi đại đa số người Việt hiểu được rằng dân chủ tự do và quyền con người quan trọng hơn cơm áo qua ngày của một loại đời sống cúi mặt nhẫn nhục chờ đợi như hiện nay để cùng đứng dậy, tìm đến nhau cho một câu trả lời chung.

Và, nếu người Việt Nam còn tiếp tục chịu đựng, đến lúc các nước phương Tây sẽ thấy họ lẻ loi trong việc cứ đi đòi hỏi Hà Nội những điều mà ngay chính người dân không màng đến…

Khi ấy, tôi tin rằng những người tù lương tâm sẽ không còn được thả nữa và những người đã được thả, như ông Điếu Cày hôm nay, sẽ buồn tủi vô cùng cho những hy sinh của mình.

Lê Quốc Tuấn
Con Đường Việt Nam
Nguồn hình: Internet.
Ông Điếu Cày Nguyễn Văn Hải

Ông Điếu Cày Nguyễn Văn Hải là một trong những người tù chính trị nổi tiếng, từng được rất nhiều tổ chức quốc tế, các nước phương Tây trực tiếp kêu gọi Hà Nội phải trả tự do vô điều kiện. Đích thân Tổng thống Hoa Kỳ Obama cũng đã nhắc đến ông trong ngày Tự Do Báo Chí tháng 4 năm 2012 như một trong ba thí dụ về tình trạng đàn áp báo chí trên thế giới. Ngay năm sau (2013), phu nhân ông Obama – bà Michelle Obama – lại nhắc đến nhà hoạt động Tạ Phong Tần, người bị bắt và xử chung với Điếu Cày. Bà Michelle Obama vinh danh cô Tạ Phong Tần là một trong 10 “Phụ nữ can đảm của thế giới”.

Trong nhiều năm nay, khi quyền con người luôn được mang ra thương thảo, các tù nhân lương tâm luôn được Hà Nội mang ra như những món hàng mặc cả với chính phủ Tây phương trong những vận động tìm kiếm các hỗ trợ nhằm tháo gỡ những khó khăn về tài chính và an ninh đang đe dọa đến sự tồn vong của chế độ. Kết quả, là trong những năm gần đây, một số tù chính trị đã được chính quyền Hà Nội trả tự do, trong những thủ tục rõ ràng là gượng gạo.

Sự việc từng tù nhân lương tâm lần lượt được thả, vội vã, khuất tất, không giải thích… càng cho thấy một Hà Nội chỉ nhượng bộ, trả tự do cho những tù nhân lương tâm vì sức ép, vì mặc cả buộc phải thực hiện trong thương lượng với chính phủ các nước phương Tây chứ hoàn toàn không vì một thiện chí muốn thực sự thay đổi chính sách ở trong nước.

Dù sao đi nữa, đứng về mặt nhân đạo, các chính quyền, các tổ chức tranh đấu cho quyền con người trên quốc tế đã làm được những việc ân nghĩa. Tuy nhiên, rất nhiều người nhìn các hành động ấy là “chưa đủ” làm thay đổi Hà Nội để người dân Việt Nam sớm có được một chế độ cởi mở, dân chủ, tự do về chính trị và quyền con người được thực sự tôn trọng ở VN, những giá trị không chỉ có ý nghĩa về mặt chính trị mà còn thực sự giúp Việt Nam cất cánh về kinh tế.

Lâu nay, phấn khởi trước những nhượng bộ của Hà Nội trong lãnh vực nhân đạo và nhân quyền, nhiều cá nhân, hội đoàn, tổ chức và người Việt trong ngoài nước nô nức thỉnh nguyện, vận động các tổ chức quốc tế, các chính phủ phương Tây gia tăng hơn nữa các sức ép lên chính quyền Hà Nội để tạo điều kiện cho cải cách chính trị rộng rãi hơn ở Việt Nam.

Trong các mặc cả lớn như việc tháo gỡ lệnh cấm vậ vũ khí sát thương, việc phê chuẩn cho Việt Nam vào TPP, nhiều người không giấu được sự thất vọng và chê trách khi Hà Nội tiếp tục đạt được những gì họ muốn chỉ bằng những tháo gỡ vặt vãnh, qua quít về quyền con người cho người dân mình…

Và, trong nhiều người Việt không thiếu tâm tư ỷ lại, trông đợi vào sự giúp đỡ của Mỹ, của các nước phương Tây cho tương lai đất nước.

Chưa bàn đến những quan hệ nhà nước, các quyền lợi chồng chéo, những tế nhị trong ngoại giao… mà các nước phương Tây khó, thậm chí không thể làm được gì nhiều hơn trong việc hỗ trợ cho tiến trình đấu tranh đòi dân chủ tự do trong nước. Phải nói thẳng ra là giả sử như họ (chính phủ Mỹ và các nước phương Tây) có làm được điều ấy đi chăng nữa: nghĩa là cầm tay, bồng ẵm từng người Việt dắt đến đến dân chủ tự do thì: Nền dân chủ tự do được ban cho ấy sẽ mất hết tất cả những giá trị đáng quý và người dân Việt hiện nay (cả ở trong, ngoài nước) tự đánh mất một cơ hội lịch sử để tạ lỗi với tiền nhân và để mở ra được những ngày mới cho mình và hậu thế.

Có thể nói, hôm nay ông Điếu Cày được tự do, ngày mai chắc sẽ có những tù nhân lương tâm khác nữa được trả tự do, nhưng nếu không thực sự thay đổi, Hà Nội sẽ thả người này lại bắt người khác để vừa đe dọa người dân vừa luôn luôn có “hàng” trao đổi trong các cuộc mặc cả khác… Nhưng dân chủ tự do công bằng xã hội, các giá trị mà bản thân những người tù lương tâm dám hy sinh tự do của mình để đánh đổi, các điều kiện để Việt Nam bước vào được dòng chảy lớn của đời sống văn minh nhân loại vẫn còn xa vời phía trước.

Những giá trị ấy không ai có thể mang lại cho ai. Bởi vì dân chủ, tự do là những giá trị chỉ có thể thực sự giá trị khi tự tay người Việt Nam tự dành được từ chính bàn tay mình.

Rõ ràng, trong gần 40 năm qua kể từ ngày Hà Nội thống nhất Việt Nam trong cuộc cưỡng chiếm vào năm 1975, nhiều bộ phận người dân, bằng nhiều hình thức khác nhau đã biểu hiện sự chống đối với chế độ độc tài độc đảng Hà Nội. Hậu quả là nhiều người đã bị đày đọa trong các nhà tù vì dám đứng dậy hành động vì lòng khao khát dân chủ tự do, nhưng nhìn chung: người Việt Nam chưa có được một tiếng nói chung, một hành động chung mạnh mẽ đủ để đưa Hà Nội đứng trong vành móng ngựa của tòa án lương tâm con người và trách nhiệm tổ quốc.

Ngày hôm nay, anh Điếu Cày Nguyễn Văn Hải thoát được bốn bức tường trại giam, chắc chắn ông không vui trọn vẹn khi không được trả về ngay trên đất nước mà ông từng tranh đấu, nhưng ai cũng mừng cho ông vì dù sao, ông cũng xứng đáng được hưởng sự nghỉ ngơi sau những ngày dài lao lý. Chắc chắn rằng trong các cuộc mặc cả bẩn thỉu sắp tới, Hà Nội sẽ tiếp tục phải thả những Trần Huỳnh Duy Thức, Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh, Tạ Phong Tần, Lê Quốc Quân, Việt Khang… và hàng trăm người tù khác đang bị Hà Nội giữ làm con tin mặc cả. Nhưng một tương lai đích thực cho người Việt Nam vẫn còn nằm ở phía trước, cho đến khi đại đa số người Việt hiểu được rằng dân chủ tự do và quyền con người quan trọng hơn cơm áo qua ngày của một loại đời sống cúi mặt nhẫn nhục chờ đợi như hiện nay để cùng đứng dậy, tìm đến nhau cho một câu trả lời chung.

Và, nếu người Việt Nam còn tiếp tục chịu đựng, đến lúc các nước phương Tây sẽ thấy họ lẻ loi trong việc cứ đi đòi hỏi Hà Nội những điều mà ngay chính người dân không màng đến…

Khi ấy, tôi tin rằng những người tù lương tâm sẽ không còn được thả nữa và những người đã được thả, như ông Điếu Cày hôm nay, sẽ buồn tủi vô cùng cho những hy sinh của mình.

Lê Quốc Tuấn

(FB Con Đường Việt Nam)

Không có nhận xét nào: